Cuộc sống đô thị miền Nam hơn 100 năm trước

01:00 22/07/2024

Cảnh nữ sinh Marie Curie tan trường, không khí người dân xem hát bội đầu thế kỷ 20 được các nhiếp ảnh gia nước ngoài ghi lại.

Không gian trước Nhà hát Thành phố hơn 100 năm trước. Công trình được khởi công năm 1898 và hoàn thành sau hai năm, do kiến trúc sư Félix Olivier thiết kế, lấy cảm hứng từ nhà hát Opera Garnier ở Paris (Pháp). Các họa tiết trang trí lẫn vật liệu xây dựng hầu hết được đặt hàng sản xuất và vận chuyển từ Pháp qua. Loạt ảnh được giới thiệu trong cuốn "Kiến trúc đô thị và cảnh quan Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và nay", do Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM phát hành giữa tháng 7. Tác phẩm do các tác giả Nguyễn Đức Hiệp, Tim Doling, Võ Chi Mai thực hiện, nguồn ảnh được sưu tầm từ các tạp chí, tư liệu đầu thế kỷ 20. Nhóm tác giả có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử, văn hóa thành phố, làm cố vấn văn hóa cho UNESCO, từng ra mắt một số ấn phẩm về vùng đất Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn.
Các học sinh trường Marie Curie trong giờ tan trường. Được thành lập năm 1918, trường có tên ban đầu là Cao đẳng Tiểu học nữ sinh người Pháp (EPS des J.F. Francaises), chỉ giảng dạy các môn học bằng tiếng Pháp cho nữ sinh người Pháp và một số ít người Việt xuất thân gia đình giàu có, quyền quý.
Người dân nô nức đi xem hát bội. Theo sách "Nghệ thuật sân khấu Nam bộ" (NXB Tổng hợp TP HCM), đầu thế kỷ 20, loạt gánh hát Thầy Thận Sa Đéc, Thầy Năm Tú ra đời, tạo nền móng sơ khai cho nghệ thuật cải lương. Đặc trưng các tuồng thời kỳ này là hát nửa bội, nửa kịch, mặc xiêm y áo giáp thời xưa nhưng hát, nói suông, diễn tả một cách tân thời cho dễ nhớ, dễ nghe.
Đường Ohier (nay là đường Tôn Thất Thiệp, quận 1) khoảng năm 1920-1929. Theo sách, nơi đây từng tập trung nhiều cửa hàng người Ấn bán vải, cho vay tiền, nên còn được gọi là khu "tiểu Ấn Độ".
Khung cảnh chợ Bình Tây (quận 6) được chụp từ trên cầu Bình Tây đầu thế kỷ 20.
Khu vực Quai de Mytho (bến Mỹ Tho), nay là đại lộ Võ Văn Kiệt, quận 5. Bên trái là đường ga xe lửa Sài Gòn - Chợ Lớn và cột dây điện tín Sài Gòn, Mỹ Tho.
Biệt thự của ông Tổng đốc Phương - tức Đỗ Hữu Phương, người nổi tiếng giàu có ở miền Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Đường Châu Văn Liêm (quận 5) trước năm 1975 mang tên ông, về sau được đặt lại như hiện tại.

Mai Nhật

Ảnh: NXB Tổng hợp TP HCM cung cấp

Có thể bạn quan tâm
Đưa tiễn nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ về miền mây trắng

Đưa tiễn nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ về miền mây trắng

15:10 09/07/2023

Sáng 9/7, gia đình tổ chức lễ tiễn biệt nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Con gái lớn Hoàng Dạ Thư cho biết gia đình đưa linh cữu của cố nhà thơ hỏa táng tại TP. Thủ Đức, sau đó mang về thờ tại nhà riêng ở TP.HCM. Con gái thứ hai là Dạ Thư từ Mỹ trở về để tiễn đưa mẹ đoạn đường cuối. Chị Dạ Thư chia sẻ gia đình muốn đưa di hài của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ về Huế, nhưng sức khỏe của cha - nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - hiện rất yếu, cần người thân kề cận chăm...

Hàng trăm khán giả giao lưu đoàn phim 'Lật mặt 7'

Hàng trăm khán giả giao lưu đoàn phim 'Lật mặt 7'

06:50 01/05/2024

Hơn 500 khán giả gặp gỡ, chia sẻ cảm xúc với đoàn phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' do Lý Hải đạo diễn, tối 30/4.

Bộ ảnh gây sốt của Bạch Lộc

Bộ ảnh gây sốt của Bạch Lộc

04:30 13/05/2024

Bạch Lộc là tiểu hoa đán 9X hot bậc nhất giới giải trí hiện tại. Dù còn nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của ngôi sao 'Trường nguyệt tẫn minh'.

Động đất ở Cam Túc khiến 131 người thiệt mạng, showbiz Trung Quốc chung tay hỗ trợ

Động đất ở Cam Túc khiến 131 người thiệt mạng, showbiz Trung Quốc chung tay hỗ trợ

14:20 21/12/2023

Vụ động đất tại tỉnh Cam Túc đêm 18/12 khiến 131 người thiệt mạng, 782 người bị thương. Nhiều ngôi sao như Triệu Lệ Dĩnh, Huỳnh Hiểu Minh, vợ chồng Tôn Lệ, Giả Nãi Lượng đã nhanh chóng gửi tiền, vật tư hỗ trợ các nạn nhân.

Oppenheimer, bom nguyên tử và sự bối rối của khán giả Nhật

Oppenheimer, bom nguyên tử và sự bối rối của khán giả Nhật

15:20 01/04/2024

Oppenheimer vừa ra rạp tại Nhật Bản, muộn 8 tháng so với phần còn lại của thế giới. Đây là quốc gia duy nhất từng hứng chịu hậu quả của vũ khí hạt nhân.

Ngô Hồng Quang mang cả văn hóa dân tộc thiểu số vào album đĩa than Rạng Đông

Ngô Hồng Quang mang cả văn hóa dân tộc thiểu số vào album đĩa than Rạng Đông

05:40 15/04/2024

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, Ngô Hồng Quang bảo khó khăn lớn nhất khi thực hiện album đĩa than 'Rạng Đông' là làm sao để màu sắc của văn hóa dân tộc thiểu số và âm nhạc đương đại hòa quyện. Bởi hai yếu tố có sự tương khắc nhất định.

Con bò tên Lại Văn Sâm và những câu chuyện lần đầu ở Có hẹn cùng thanh xuân

Con bò tên Lại Văn Sâm và những câu chuyện lần đầu ở Có hẹn cùng thanh xuân

05:10 28/12/2023

Khán giả thấy hình ảnh đời thường nhà báo Lại Văn Sâm qua chương trình Có hẹn cùng thanh xuân. Ông đầy vụng về, lúng túng khi hóa trang thành người già, đi bán bò, nấu ăn, nhảy múa.

Cảnh phim 'Mỹ nữ 4.000 năm có một' bị nhận xét giả tạo

Cảnh phim 'Mỹ nữ 4.000 năm có một' bị nhận xét giả tạo

11:40 26/03/2024

Đoạn Cúc Tịnh Y bị siết cổ ở 'Hoa gian lệnh' lộ kỹ xảo, khi dây thừng không chạm cổ diễn viên.

Khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024

Khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024

22:50 07/06/2024

Chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc được dàn dựng công phu với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại. Các tiết mục cũng thể hiện những nét riêng về Huế với chủ đề khát vọng 'Rạng rỡ ngàn sau' và sự chủ động hội nhập với bốn phương để cùng phát triển. Chương trình còn là sự kết hợp với trình diễn thời trang áo dài Huế, áo dài ngũ thân ấn tượng. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Hoài Trung - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới