Nga tuyên bố đã sẵn sàng cho việc mở rộng các dự án hạt nhân lớn ở châu Phi.
Ngân hàng Phát triển Mới BRICS đã đồng ý tài trợ cho một số dự án năng lượng của Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân Nhà nước Nga (Rosatom) - RT đưa tin.
Nga và Ethiopia đã ký một lộ trình hợp tác năng lượng hạt nhân - Tổng giám đốc Rosatom, ông Aleksey Likhachyov, công bố tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi ở St.Petersburg tuần trước.
Thỏa thuận vạch ra các bước mà các quốc gia sẽ thực hiện trong giai đoạn 2023-2025 “để khám phá khả năng xây dựng một nhà máy điện hạt nhân có công suất lớn hoặc nhỏ, cũng như một trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân ở Ethiopia” - tuyên bố của Rosatom cho hay.
Phái đoàn Ethiopia tại St. Petersburg đã thảo luận về hợp tác hạt nhân với đại diện của Rosatom và nhất trí hợp tác phát triển ngành công nghiệp hạt nhân của đất nước, tổ chức các chuyến tham quan và hội thảo kỹ thuật cũng như sắp xếp các cuộc họp của các nhóm công tác chuyên ngành.
Ông Likhachyov cũng tiết lộ, Ngân hàng Phát triển Mới BRICS sẽ tài trợ một số dự án của Rosatom, chẳng hạn như xây dựng các trung tâm y tế và nhà máy điện hạt nhân công suất nhỏ.
“Lần đầu tiên chúng tôi đã tổ chức các cuộc đàm phán quy mô lớn với Ngân hàng Phát triển Mới BRICS và chủ tịch của ngân hàng. Chúng tôi đã đạt được các thỏa thuận về tài trợ cho một số dự án ở các nước BRICS” - ông Likhachyov nói.
Theo ông Ryan Collier - Giám đốc điều hành của Rosatom Trung và Nam Phi - Nga đang thúc đẩy hợp tác hạt nhân rộng rãi hơn với các nước châu Phi và đang tiến triển nhanh chóng khi ngày càng có nhiều quốc gia nỗ lực thiết lập cơ sở hạ tầng hạt nhân trong thập kỷ qua.
“Chúng tôi hiện có nhà máy 4.800 megawatt đang được xây dựng ở Ai Cập, và đang tiến triển ở Châu Phi cận Sahara” - ông Collier cho hay.
Ông Collier nói thêm, nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng ở Ai Cập “sẽ thay đổi bộ mặt” của đất nước bằng cách cung cấp “phụ tải điện cơ bản sạch”.
Do Rosatom điều hành, nhà máy điện hạt nhân El Dabaa sẽ bao gồm 4 tổ máy sử dụng công nghệ lò phản ứng VVER của Nga, mỗi tổ máy có công suất 1.200 MW và được trang bị các lò phản ứng thế hệ III+ VVER-1200, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Ai Cập hy vọng nhà máy hạt nhân này sẽ hoạt động hết công suất vào năm 2030.
Người đứng đầu Ủy ban điều phối hợp tác kinh tế với các nước châu Phi (AFROCOM) Igor Morozov cho biết, Nga hiện là “số một” thế giới trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ với các quốc gia châu Phi.
“Chúng tôi đang thành lập một trung tâm đào tạo dành cho các chuyên gia năng lượng hạt nhân ở Rwanda, một trung tâm nghiên cứu và công nghệ mà tôi chắc chắn rằng Rosatom sẽ mở rộng quy mô trong tương lai trên toàn bộ lục địa châu Phi” - ông Morozov nói.
Ngành công nghiệp hạt nhân của Nga đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của một số lượng lớn các nhà máy điện trên khắp thế giới. Theo Báo cáo tình trạng ngành công nghiệp hạt nhân thế giới, trong số 53 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng tính đến giữa năm 2022, 20 lò do Rosatom xây dựng, 17 trong số đó nằm ngoài nước Nga.
Thấy tóc rụng, chàng trai trẻ nghĩ rằng tóc rụng do nấm hoặc vấn đề về nang tóc nên đi thăm khám, thế nhưng bất ngờ được bác sĩ thông báo anh rụng tóc là do nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Cơ quan phòng chống tham nhũng mới của EU sẽ giám sát việc quản lý gói viện trợ Ukraina trị giá 50 tỉ euro.
Chủ đầu tư Hòa Bình Green Đà Nẵng vừa có công văn gửi chính quyền liên quan việc cấp giấy chứng nhận sở hữu căn hộ (sổ hồng). Thông báo này cũng được gửi đến khách hàng.
Ít nhất 15 người chết và 30 người bị thương trong vụ xả súng tại Đại học Charles ở thủ đô Prague của Czech tối 21-12 (giờ Việt Nam).
Việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khiến Nga cần tăng cường sự hiện diện quân sự ở sườn phía Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.
Máy bay vận tải quân sự của Nga Il-76 chở 74 người đã lao xuống đất và bốc cháy ở tỉnh Belgorod, giáp biên giới với Ukraina ngày 24.1.
Rạng sáng 20/6, Tổng thống Vladimir Putin đến sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tòa Công lý quốc tế (ICJ) buộc Israel, nước bị Nam Phi cáo buộc diệt chủng ở Dải Gaza, phải bảo đảm thực phẩm cho người Palestine và ngăn nạn đói lan rộng.
Phát biểu nhậm chức, ông Tharman Shanmugaratnam bày tỏ vinh dự khi được người dân bầu chọn làm Tổng thống và cam kết phối hợp với chính phủ, các nhóm cộng đồng xây dựng một xã hội hòa nhập hơn.