Thời gian qua, ngành thủy sản đã có nhiều nỗ lực trong việc truy xuất nguồn gốc đối với các tàu khai thác trên biển về đến cảng cá và nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn gặp phải nhiều khó khăn.
Chia sẻ với PV Lao Động, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết đã áp dụng nhiều giải pháp, trong đó có việc triển khai phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử đối với nghề cá trong nước.
Việc triển khai này gồm các bên liên quan là ngư dân, cảng cá, doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, cơ quan thẩm quyền tại địa phương và Trung ương với nhiều bước triển khai.
Cụ thể, quản lý tàu xuất cảng và ghi nhận dữ liệu ban đầu về tàu và thuyền viên; ghi chép sản lượng khai thác tại thời điểm đánh bắt thông qua thiết bị nhật ký điện tử; quản lý tàu vào cảng, cập nhật sản lượng khai thác; giám sát sản lượng lên cảng, cấp biên nhận bốc dỡ, mua cá tại cảng; cấp giấy xác nhận và giấy chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu cho nhà máy chế biến.
“Trong thời gian vừa qua, ngành thủy sản đã rất nỗ lực trong việc truy xuất nguồn gốc đối với các tàu khai thác trên biển về đến cảng cá và nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã bộc lộ nhiều khó khăn, chính vì thế, ngành thủy sản mới phát triển hệ thống này” - ông Luân cho hay.
Cũng theo ông Luân, hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử được xây dựng trên nền tư vấn của các đơn vị chuyên môn, đã được thử nghiệm trên các tàu khai thác thủy sản, kết quả cho thấy rất khả quan. Sử dụng hệ thống, tính chính xác của các mẻ lưới khi khai thác trên biển được đảm bảo, hơn nữa, ngư dân còn được giảm nhân lực khi đăng ký tàu xuất, nhập bến.
Khi tàu về đến cảng cá, hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản tích hợp vào hệ thống quản lý của cảng, từ đó, ngành chức năng xác định được sản lượng lên bến với sản lượng đánh bắt, tiến tới chứng nhận của các Chi cục Thủy sản.
Quá trình sản phẩm thủy sản đánh bắt từ khi cập cảng đến khi về đến nhà máy chế biến được giảm rất nhiều phần việc, kéo theo giảm được nhiều nhân lực mà vẫn đảm bảo tính chính xác trong việc truy xuất nguồn gốc thủy sản.
Nhìn chung, tại 28 tỉnh, thành phố ven biển, công tác truy suất nguồn gốc thủy sản đã được tiến hành một cách đồng bộ, bài bản.
Theo Cục Thủy sản, thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác tại vùng biển Việt Nam được kiểm soát theo chuỗi qua cơ chế xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác hải sản bảo đảm thống nhất với hồ sơ kiểm soát tàu ra vào cảng, công tác xác nhận tại 53 cảng cá chỉ định, chứng nhận tại Chi cục Thủy sản, cấp chứng thư xuất khẩu và kiểm soát nguyên liệu tại các nhà máy chế biến.
Trong đó, Bình Định là địa phương hiện chiếm trên 50% số lượng tàu đánh bắt cá ngừ và chiếm trên 50% sản lượng cá ngừ, đặc biệt là cá ngừ vây vàng mắt to (cá ngừ đại dương) của cả nước. Bình Định cũng là địa phương tiên phong áp dụng thử nghiệm nhật ký điện tử cho các tàu cá đánh bắt xa bờ để đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong truy xuất nguồn gốc thủy sản.
Còn tại tỉnh Phú Yên, từ năm 2019 đến nay đã không còn trường hợp tàu cá nào vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài.
Trong điều kiện hiện nay, năm 2023 tiếp tục tăng cường hiệu quả hơn nữa trong giám sát và truy xuất nguồn gốc toàn bộ chuỗi khai thác, nhập khẩu, chế biến, xuất khẩu thủy sản khai thác bảo đảm độ tin cậy, tính hợp pháp cao, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung, kết nối giữa các đơn vị liên quan đóng vai trò then chốt và cấp thiết.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9.2023 ước đạt 850 triệu USD, lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 6,64 tỉ USD, đạt 66,4% so với kế hoạch năm 2023. Thị trường xuất khẩu thủy sản quý III/2023 bắt đầu có sự khởi sắc, tạo động lực cho người thả nuôi.
Đắk Lắk đang vào mùa thu hoạch vải thiều. Năm nay thời tiết thuận lợi, cây vải sai quả, nông dân phấn khởi vì được mùa được giá.
Việt Nam hiện có nhu cầu mua sắm hàng hóa, trang thiết bị, dịch vụ từ Mỹ với số lượng lớn, giá trị cao và ổn định, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên.
Ngày 7/5, sản phẩm OCOP 5 sao đường hoa dừa hữu cơ của tỉnh Trà Vinh đã xuất khẩu chính ngạch đơn hàng đầu tiên hơn 7 tấn sang thị trường Mỹ; sản phẩm do Sokfarm, huyện Tiểu Cần, sản xuất.
Theo quy định, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực bất động sản có thể bị thu hồi trong một số trường hợp.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đưa vào khai thác tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TPHCM - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và đoạn Km50+530 - Km57+581 (từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51) thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành từ 18h hôm nay (28/4).
Lãnh đạo FPT Retail, đang vận hành chuỗi nhà thuốc Long Châu, khẳng định ủng hộ công an triệt phá những tổ chức sai phạm, 'dọn sạch' thị trường.
Triển lãm Quốc tế Xây dựng, Công nghiệp mỏ và Giao thông (Contech Vietnam 2025) sáng 22/4/2025. Tại buổi lễ, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, Triển lãm sẽ thúc đẩy hợp tác giữa các nhà thầu, nhà sản xuất, đơn vị tư vấn và các cơ quan quản lý; đồng thời góp phần đưa những công nghệ mới, thiết bị hiện đại, vật liệu tiên tiến đến gần hơn với thực tiễn thi công và vận hành tại các công trình trên cả nước....
Chỉ trong một ngày, giá vàng trong nước tăng “điên cuồng” từ 7,5 - 8 triệu đồng/lượng khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Điều đáng ngạc nhiên mức tăng trong nước mạnh hơn giá vàng thế giới khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới lên tới 12 triệu đồng/lượng.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 22/4/2025 giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước: