Một cụ ông ở Vĩnh Long đã mạnh dạn chi hơn 1 tỉ đồng sưu tầm lưu giữ những đồ vật xưa, cũ để cho thế hệ con cháu biết được giá trị văn hóa của ông bà đi trước.
Tìm đến ngôi nhà của ông Trần Quốc Nam (73 tuổi, ở xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đồ sộ từ bộ sưu tập đồ cũ của ông gần 15 năm qua.
Ở bất cứ nơi đâu của nhà ông Nam cũng là khu vực trưng bày đồ cũ, từng vị trí có hàng trăm sản phẩm cùng loại. Như ngoài sân nhà là hàng cối xay bột, trong nhà với những nơi trưng bày các bộ lư, bàn ủi, những đồ vật sản xuất nông nghiệp…
Bộ sưu tập đồ cổ của ông Nam hiện nay có gần 2.000 sản phẩm với nhiều kích cỡ, mẫu mã và niên đại khác nhau. Từ sự phong phú này, có nhiều người thường xuyên tham quan chiêm ngưỡng các sản phẩm.
Chia sẻ về niềm đam mê đồ cũ của mình, ông Nam cho biết: Vì mong muốn để lại cho con cháu, xã hội một ít văn hóa thông qua các sản phẩm đồ cũ, cho các thế hệ sau hiểu được ngày xưa ông bà mình từng sử dụng những vật dụng này trong sinh hoạt, sản xuất hàng ngày.
“Bộ sưu tập rất phong phú, đa dạng từ những nông cụ, đồ gia dụng, đồng hồ, điện thoại đến những vật dụng phục vụ chiến tranh như súng, đạn, bộ đàm” - ông Nam cho biết thêm.
Trong gần 15 năm sưu tầm đồ cũ, ông Nam có nhiều kỷ niệm vui buồn, nhưng một chuyến đi về Đồng Tháp hơn 10 năm qua vẫn làm ông còn nhớ như in. “Khi hoàn thành mua bán cây cày người ở huyện Tam Nông thì tiền trong người chỉ còn lại đúng 2.000 đồng. Khi trở về ông phải xin nước uống và xăng xe để di chuyển” - ông Nam cho hay.
Ông Nguyễn Thanh Khoa (ở Cần Thơ) cho biết, có những sản phẩm từng nghe và được xem trên mạng xã hội nhưng ông chưa được chính tay mình cầm nắm như ở đây.
“Cây cày người là một trong những món đồ mà tôi từng xem trong phim mãi đến nay mới được xem thực tế và nghe ông Nam cho biết về quá trình vận hành cực khổ của những người cày ngày xưa” - ông Khoa nói.
Thầy Lê Văn Lịnh - giáo viên Trường Tiểu học Hòa Bình C - cho biết, nhiều lần đưa học sinh đến tham quan nơi đây để các em biết nỗi vất vả của những người nông dân sử dụng công cụ thô sơ để làm ra hạt gạo và các đồ vật sinh hoạt hàng ngày.
“Còn thở là còn sưu tầm đồ cũ, dù bất cứ nơi đâu tôi cũng tìm đến xem và mua về bằng chiếc xe gắn máy đã gắn bó hàng chục năm qua” - ông Nam cho biết thêm.
Ông Lê Quốc Nam là cán bộ ngành Y đã nghỉ hưu, thực hiện sưu tầm đồ cũ từ năm 2009 đến nay. Hiện tại, ông và vợ còn tổ chức khám, bốc thuốc nam miễn phí cho người dân có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
'Bạn muốn hẹn hò' phiên bản sinh viên vừa được nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM thực hiện để 'se duyên' cho chính sinh viên.
Ba trong số 6 người đàn ông ở Trung Quốc tử vong do ngộ độc lúc ăn lẩu bằng bếp than trong nhà hàng kín.
Lần đầu tiên xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM) được chọn làm mặt trận biển đảo cấp thành tập trung nhiều nguồn lực và hoạt động trong chiến dịch tình nguyện hè TP.HCM 2023 với mục tiêu xây dựng xã đảo thanh niên trong tương lai.
Trưa 9/9, chị Trần Thị Dự gọi cho mẹ, thấy bà nói nước đã ngập tới mái nhà, hai đứa trẻ từ tối chưa có gì ăn, nhờ chị đăng tin lên mạng cầu cứu.
Chính phủ Anh cấm thuốc lá điện tử dùng một lần từ tháng 6/2025 để bảo vệ môi trường và hạn chế giới trẻ hút thuốc.
Theo Quyết định số 1536/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng ký ban hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam sẽ chính thức có tên gọi mới là Cục Du lịch quốc gia Việt Nam sau nhiều lần thay đổi, sáp nhập
Là Hội Sinh viên cấp tỉnh mới thành lập, anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN đề nghị, Hội Sinh viên tỉnh Bạc Liêu phải xác định là người đồng hành thấu hiểu và tạo được những cơ chế để sinh viên sáng tạo, rèn luyện và trở thành thủ lĩnh của phong trào.
Ngoại hình em khá ưa nhìn, chiều cao hạn chế, tính tình vui vẻ, chung thủy, công việc ổn định.
Hai phòng học của điểm trường làng Biên, trường Tiểu học và THCS An Trung, huyện Kông Chro hoàn tất cải tạo, đồng thời được trang bị sân chơi, bàn ghế sửa mới.