COP28 chính thức khai mạc - giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được 'giải cứu'?

14:30 30/11/2023

COP28 chính thức khai mạc vào 13h00 ngày 30/11 (giờ địa phương) tại Dubai - thành phố đông dân nhất của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) với lời kêu gọi đẩy nhanh hành động vì khí hậu toàn cầu. Khi cuộc khủng hoảng môi trường trở nên tồi tệ hơn ở mọi nơi - đây chính là thời điểm quyết định để "giải cứu thế giới".

COP28 chính thức khai mạc - giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được 'giải cứu'?
COP28 chính thức khai mạc - giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được 'giải cứu'?. Trong ảnh: Nhà máy điện Jaenschwalde gần Peitz, miền Đông nước Đức. (Nguồn: Getty Images)

Theo lịch trình của nước Chủ nhà UAE, các sự kiện quan trọng sẽ lần lượt diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 12/12, tuy nhiên cũng có thể kéo dài hơn kế hoạch, như đã từng xảy ra trong các kỳ hội nghị trước đây, nếu các cuộc đàm phán còn chưa ngã ngũ.

Tin liên quan
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ và tham dự COP28
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ và tham dự COP28

Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) năm nay sẽ đối mặt nhiều vấn đề nóng và áp lực nhất từ trước tới nay, trong khi đó, mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C được cảnh báo là “không thể thương lượng!

Phần quan trọng nhất của hội nghị sẽ bắt đầu vào ngày 1/12 với hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo kéo dài hai ngày, trong đó khoảng 140 Nguyên thủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ tham dự và trình bày các kế hoạch chống biến đổi khí hậu của quốc gia. Khoảng 70.000 đại biểu từ lãnh đạo các quốc gia và quan chức chính phủ đến các chuyên gia, nhà đàm phán, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà báo, các nhóm xã hội dân sự, nhà hoạt động khí hậu từ khắp nơi trên thế giới, sẽ cùng ngồi lại để tìm đáp án cho câu hỏi “Thế giới có thể làm gì để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu tồi tệ hiện nay?”

Thời điểm then chốt buộc phải hành động

COP28 diễn ra vào thời điểm then chốt cho hành động toàn cầu về BĐKH. Nhiệt độ tăng cao kỷ lục và tác động khủng khiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan như cháy rừng, lũ lụt, bão và hạn hán trên toàn thế giới đang khiến việc giải quyết các vấn đề khí hậu ngày càng trở nên cấp bách. Vấn đề cốt lõi cần sớm giải quyết là thế giới phải làm gì để đảm bảo thời tiết không nóng hơn quá nhiều và BĐKH không gây ra thiệt hại nặng nề hơn.

Các nhà khoa học nhận định, thế giới không còn nhiều thời gian hành động để giữ mức gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp theo Thỏa thuận Paris tại COP21 vào năm 2015. Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) của Liên hợp quốc cho rằng, mục tiêu này là rất quan trọng để tránh những hậu quả thảm khốc.

Trước giới truyền thông, ông Johan Rockström, Giám đốc Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam ở Đức nhấn mạnh, COP28 là cơ hội cuối cùng để đưa ra những cam kết đáng tin cậy về việc bắt đầu cắt giảm lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch. “Chúng ta cần có những kết quả đáng tin cậy ở Dubai để bắt đầu giảm lượng khí thải từ dầu, than và khí đốt. Mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C là không thể thương lượng”.

Theo kế hoạch của nước chủ nhà UAE, COP28 sẽ tập trung vào 4 mục tiêu chính. Cụ thể là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, có trật tự và bình đẳng; giải quyết vấn đề tài chính khí hậu; đặt thiên nhiên, cuộc sống và sinh kế của người dân vào trung tâm của hành động vì khí hậu và nỗ lực để đưa COP28 thành hội nghị toàn diện nhất từ trước đến nay.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng dự kiến sẽ là vấn đề chính khi các quốc gia vẫn còn chia rẽ về việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên thế giới. Liên minh châu Âu (EU) đang muốn thúc đẩy một thỏa thuận đầu tiên trên thế giới nhằm loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gồm than, dầu và khí đốt trên toàn cầu.

Tuy nhiên, các khối và các quốc gia khác tham gia đàm phán tại COP28 có thể sẽ phản đối điều này. Những nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn như Saudi Arabia và các nước đang phát triển hiện đang dựa vào nguồn nhiên liệu này để thúc đẩy nền kinh tế.

Bên cạnh đó, Tài chính khí hậu cũng dự kiến là một vấn đề được quan tâm thảo luận. Trước đó, tại COP27, các bên tham gia đã thống nhất thành lập quỹ chi trả cho những tổn thất mà các nước dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động của BĐKH.

COP28 cũng là lần đầu tiên lãnh đạo thế giới sẽ cùng nhau đánh giá việc thực hiện mục tiêu đã đề ra trong COP20 năm 2015.

Theo giới quan sát, thách thức đối với COP28 là rất đáng kể, bởi đã đến lúc thế giới phải nghiêm túc đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện các nội dung của Hiệp định Paris về BĐKH - Thỏa thuận “lịch sử” khi lần đầu tiên thiết lập được một mục tiêu mang tính ràng buộc cho cả thế giới về hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Thu hẹp khoảng cách giữa cam kết và hành động

COP28 gây chú ý dư luận ngay từ bước khởi động, khi nổ ra tranh cãi liên quan tới địa điểm tổ chức sự kiện. UAE là 1 trong 10 quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Trong khi, Chủ nhà còn bổ nhiệm, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và công nghệ tiên tiến của UAE Sultan Ahmed Al Jaber và Giám đốc điều hành một Công ty dầu mỏ hàng đầu, làm Chủ tịch COP28.

Dầu, giống như khí đốt và than đá, là nhiên liệu hóa thạch. Đây là một trong các nguyên nhân chính gây ra BĐKH vì chúng thải ra khí nhà kính đang làm hành tinh nóng lên như carbon dioxide khi đốt dầu để tạo ra năng lượng. Ngoài ra, công ty dầu mỏ của ông Al Jaber vẫn đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất. Tổ chức 350.org nhấn mạnh: “Điều này tương đương với việc bổ nhiệm giám đốc điều hành của một công ty thuốc lá để giám sát một hội nghị về chữa bệnh ung thư”.

Đáp lại, ông Al Jaber cho rằng, mình có vị thế đặc biệt để thúc đẩy ngành dầu khí hành động. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch Công ty năng lượng tái tạo Masdar, có thể giám sát việc phát triển và áp dụng các công nghệ sạch như năng lượng gió và Mặt trời.

Chuyên gia Mia Moisio từ Viện Khí hậu mới chỉ trích, trên thực tế chưa có quốc gia lớn nào có kế hoạch tăng cường chương trình bảo vệ khí hậu của họ trong năm nay. Ngay cả khi tất cả những lời cam kết được thực hiện vào năm 2030, thế giới vẫn đang hướng tới sự nóng lên toàn cầu khoảng 2,4 độ vào năm 2100, so với thời kỳ tiền công nghiệp.

COP28 chính thức khai mạc - giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được 'giải cứu'?
Các sự kiện quan trọng của Hội nghị COP28 tại UAE sẽ lần lượt diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 12/12, hoặc lâu hơn. (Nguồn: COP28)

Tại COP27, việc đạt được thỏa thuận trong đó các quốc gia giàu có sẽ phải đóng góp tiền vào quỹ khí hậu để bù đắp cho những thiệt hại khí hậu mà họ gây ra, được coi là một bước đột phá. Quỹ này sẽ giúp các quốc gia chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi BĐKH đối phó với những hậu quả của tình trạng này. Giờ đây, quỹ này sẽ phải được lấp đầy như cam kết.

Nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng, như quốc gia nào sẽ đóng góp tiền, khoản đóng góp là bao nhiêu? Quốc gia nào được hưởng và số tiền họ thực sự nhận được là bao nhiêu?

Theo chuyên gia Jan Kowalzig của tổ chức Oxfam, Thỏa thuận Paris năm 2015 là bước đột phá vào thời điểm đó. Nhưng cho đến nay, những kết quả đạt được vẫn chưa đáng kể. Có quá ít hành động được thực hiện. Nhiều quốc gia tiếp tục phụ thuộc nhiều vào than đá, dầu mỏ và khí đốt nên vẫn chưa thể đưa ra cam kết rõ ràng về việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch tại các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu.

Liệu COP28 có thực sự mang tới những kết quả đột phá? Giới quan sát cho rằng, kỳ vọng về điều này là không nhiều, nhưng thay vì mục tiêu cũ, có thể một mục tiêu mới đầy tham vọng sẽ được thống nhất ở Dubai, nhằm mở rộng năng lượng tái tạo và một nguồn tài chính cụ thể cho những thiệt hại và mất mát do BĐKH.

Hiện chưa rõ kết quả đánh giá việc thực hiện mục tiêu Thỏa thuận Paris như thế nào, nhưng các phân tích chuyên sâu cho thấy, chặng đường để thế giới đạt mục tiêu về khí hậu còn khá dài. Theo dự báo của Liên hiệp quốc, thay vì 1,5 độ C, Trái Đất đang hướng tới mức tăng nhiệt gần 3 độ vào cuối thế kỷ này.

Kể cả mức tăng này cũng chỉ có thể đạt được khi tất cả các cam kết của các quốc gia được thực hiện. Nếu không, mức tăng nhiệt sẽ còn cao hơn nữa. Có vẻ hành động của các quốc gia không giống như cam kết của họ. Do đó, một câu hỏi quan trọng tại COP28 sẽ là làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa cam kết và hành động.

Có thể bạn quan tâm
Kho bãi ‘mọc’ tràn lan ở thủ phủ sầu riêng: Chính quyền nói gì?

Kho bãi ‘mọc’ tràn lan ở thủ phủ sầu riêng: Chính quyền nói gì?

00:40 17/11/2023

Lãnh đạo UBND huyện Krông Pắc, Đắk Lắk cho rằng do thời gian gấp nên chưa kiểm tra hết các kho bãi sầu riêng chứ không có chuyện “kiểm tra kho nhỏ, bỏ qua kho lớn”.

Nghị sĩ EP cảnh báo sự xuất hiện của 'lạm phát mới', có nguồn gốc từ xung đột Ukraine

Nghị sĩ EP cảnh báo sự xuất hiện của 'lạm phát mới', có nguồn gốc từ xung đột Ukraine

09:20 18/02/2024

Thành viên Nghị viện châu Âu (EP) người Croatia Biljana Borzan vừa cảnh báo về sự xuất hiện của một loại lạm phát mới ở Liên minh châu Âu (EU), phát sinh một phần do xung đột ở Ukraine. Trong bài phát biểu trước Ủy ban châu Âu (EC), nghị sĩ này đã nói về hậu quả của “lạm phát tiết kiệm”.

Nhìn gần 'con đường đau khổ' hơn 800 tỷ Âu Cơ - Nghi Tàm sắp thông xe

Nhìn gần 'con đường đau khổ' hơn 800 tỷ Âu Cơ - Nghi Tàm sắp thông xe

06:10 10/05/2024

Sau nhiều năm chậm tiến độ, dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm đang được gấp rút thi công để kịp thông xe kỹ thuật vào tháng 6 tới đây. Công trình có chiều dài 3,7 km, do ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư với số tiền hơn 800 tỷ đồng.

Vựa lúa của Tây Nguyên điêu đứng

Vựa lúa của Tây Nguyên điêu đứng

07:00 18/04/2023

TP - Vụ mùa năm nay, nông dân xã Buôn Choah (huyện Krông Nô), một trong những địa phương có diện tích gieo cấy lúa lớn nhất của Đắk Nông bất lực nhìn những ruộng lúa phát triển tốt tươi nhưng bị lép, không kết hạt.

Người dân khu Mả Lạng có được cấp phép xây dựng sau thu hồi dự án?

Người dân khu Mả Lạng có được cấp phép xây dựng sau thu hồi dự án?

12:00 17/03/2023

Sau khi có văn bản chính thức về việc thu hồi dự án khu Mả Lạng, địa phương sẽ hỗ trợ người dân có quyền lợi liên quan, đảm bảo tính hợp pháp theo quy định về đất đai và xây dựng.

Từng bước mở rộng không gian du lịch tại Hội An

Từng bước mở rộng không gian du lịch tại Hội An

06:30 05/06/2024

Hội An sở hữu “bộ sưu tập” những lợi thế vàng để làm động lực cho du lịch Quảng Nam cất cánh. Phát triển với sứ mệnh bảo tồn các giá trị văn hóa của phố Hội, Hoian Legacity còn là dự án tiên phong với tầm nhìn mở rộng không gian và khái niệm du lịch truyền thống của thành phố này.

Tiến độ cao tốc Bắc - Nam 'tắc' vì thiếu đất

Tiến độ cao tốc Bắc - Nam 'tắc' vì thiếu đất

07:30 22/03/2023

TP - Với 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, nhưng những năm trở lại đây, khi triển khai đồng loạt cao tốc Bắc - Nam, các dự án lại xảy ra tình trạng khan hiếm đất, cát phục vụ thi công. Không ít dự án giao thông đang bị “kìm hãm, vùi lấp” tiến độ cũng do thiếu đất san nền. Rất khó hiểu khi khó khăn này phát sinh do thủ tục mang tính hành chính rườm rà.

Nữ hành khách bị bắt khẩn cấp vì chụp ảnh sân bay Na Uy

Nữ hành khách bị bắt khẩn cấp vì chụp ảnh sân bay Na Uy

18:00 02/10/2023

Một phụ nữ Trung Quốc đã bị cảnh sát quân sự ở Na Uy bắt giữ ngày 28/9 sau khi cô bị cáo buộc chụp ảnh và quay video từ cửa sổ máy bay.

Đắk Nông thanh tra quy hoạch xây dựng ở nhiều huyện, thành phố

Đắk Nông thanh tra quy hoạch xây dựng ở nhiều huyện, thành phố

16:40 06/09/2023

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười vừa ký Quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra chuyên đề quy hoạch xây dựng trên địa bàn các huyện...

Co loi xay ra
Co loi xay ra