Bốn tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành khu vực miền Trung chậm lại, thậm chí nhiều địa phương tăng trưởng âm. Có nhiều nguyên nhân khách quan, nhưng cũng phần lớn lý do từ việc cán bộ trong bộ máy hành chính nhà nước đùn đẩy, né tránh, sợ sai không dám làm...
Trong cuộc làm việc với TP.Đà Nẵng cách đây vài ngày, Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, Chính phủ vừa có đánh giá tình hình 4 tháng đầu năm 2023 và nhìn nhận lại năm 2022, trong đó có vấn đề phát triển kinh tế xã hội "rất đáng sốt ruột"...
Không sốt ruột sao được khi chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm đã có hơn 70.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nhiều dự án đứng bánh, chậm triển khai, công nhân mất việc... "Sốt ruột" bởi tình hình kinh tế của rất nhiều địa phương cả nước đều chững lại. Nhiều tỉnh, thành khu vực miền Trung bị chậm tăng trưởng so với năm 2022.
Tỉnh mới nổi - Quảng Nam tăng trưởng gần 12% trong năm 2022, thì quý I năm nay lại giảm đến 10,88%, Quảng Ngãi giảm 1,07%. Thừa Thiên - Huế, Bình Định tăng trưởng không đáng kể. Trong khi thành phố "đầu tàu" kinh tế - Đà Nẵng được đánh giá có tăng trưởng, nhưng ngoài dịch vụ, thì hầu hết các chỉ số kinh tế khác như công nghiệp, xây dựng, xuất nhập khẩu, thương mại, thu hút đầu tư, nông nghiệp... đều giảm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có những nguyên nhân khách quan từ ảnh hưởng dịch bệnh, thị trường, từ tình hình thế giới, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan.
Phát biểu tại phiên họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mới đây (ngày 10.5) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã yêu cầu: “Rà soát, chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đây chính là một biểu hiện của tiêu cực, gây nhiều hệ lụy xấu, làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Bởi vậy, ngay lập tức, nhiều địa phương ở miền Trung bắt tay vào việc chấn chỉnh thái độ làm việc của cán bộ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Trong đó, ngày 16.5, UBND tỉnh Khánh Hòa có công văn tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương.
Khánh Hòa yêu cầu ngành, huyện, thị xã, thành phố kịp thời giải quyết đúng tiến độ quy định, nhất là đối với những công việc đã để chậm trễ, kéo dài. Cụ thể hóa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng công đoạn của quy trình xử lý công việc; kiên quyết khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất, không dám chịu trách nhiệm...
Lãnh đạo Khánh Hòa cũng yêu cầu rà soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức, viên chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc. Xử lý nghiêm minh những hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực...
Quảng Nam thì có cách làm cụ thể hơn. Ngày 16.5, UBND tỉnh thành lập Tổ công tác đặc biệt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, do Chủ tịch Lê Trí Thanh làm tổ trưởng. Hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ phó và 11 thành viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Nhiệm vụ chính của tổ công tác đặc biệt là tổ chức rà soát, tổng hợp và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh để kịp thời chỉ đạo giải quyết...
Sự "sốt ruột" của lãnh đạo Chính phủ đã được đồng cảm, chia sẻ của các địa phương. Nhưng sự đồng cảm, chia sẻ đấy phải thật lòng và đến tận từng cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước.
Sự "sốt ruột" đó phải thật sự vì dân, vì nước của từng công bộc ăn lương của Nhà nước. Phải chuyển sự "sốt ruột" đó thành những hành động cụ thể, tháo gỡ khó khăn cho dự án, doanh nghiệp, cho người dân... như cách làm của Quảng Nam, Khánh Hòa thì sẽ có hy vọng chuyển biến.
Ngày 15-12, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình đã yêu cầu các sở, ngành và chính quyền TP Rạch Giá khẩn trương làm đề án công nhận Rạch Giá trở thành đô thị loại I vào năm 2024.
Dù đã có khu vực dành cho quảng cáo, rao vặt nhưng các đối tượng lại sử dụng cột điện, tường rào, cổng nhà người dân tại Đà Nẵng để...
UBND tỉnh Quảng Nam đã miễn nhiệm thành viên Hội đồng Trường đại học Quảng Nam đối với ông Trần Văn Tân.
Từ ngày 15 - 18/6, trên địa bàn các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Hòa An, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) có mưa dông diện rộng, mưa to cục bộ (lượng mưa từ 51,6 - 86,4 mm), xảy ra lũ, sạt lở đất đá gây thiệt hại nhà ở, hoa màu, tài sản của Nhân dân, công trình trụ sở cơ quan, hạ tầng giao thông. Ước tính thiệt hại gần 13 tỷ đồng. Mưa lũ làm 32 nhà ở bị sạt lở đất taluy dương; gần 60 ha lúa, mạ (mới cấy) bị ngập nước; trên...
Thông tin này do luật sư bào chữa của bị cáo Nguyễn Cao Trí cung cấp cho HĐXX.
Công an tỉnh Bình Định đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với 3 đối tượng trong vụ nổ súng tại TP Quy Nhơn vào sáng 28/2.
Ngày 5/9, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, Công an huyện Sơn Động đã lập hồ sơ xử lý nhóm thiếu niên có hành vi bốc đầu xe máy khi tham gia giao thông, đăng tải clip trên mạng xã hội Facebook. Kiến ThứcHình ảnh bốc đầu xe máy.1 Trước đó, ngày 2/9, trang Fanpage Facebook “Hóng Biến Bắc Giang' có đăng tải bài viết “Chất vậy Duc Hoang ơi!!”, kèm theo video 2 nam thanh niên điều khiển xe bằng 1 bánh, không đội mũ bảo hiểm, xe không gắn biển kiểm...
Giải thưởng trường học sinh thái ASEAN Việt Nam năm 2024 nhằm đảm bảo cam kết quốc gia cũng như tạo động lực để thúc đẩy việc thực hiện mô hình trường học sinh thái, trường học xanh tại Việt Nam.
TIN NÓNG ngày 1/7: Con gái vay 100 triệu đồng, bố bị uy hiếp trả nợ; Truy nã đặc biệt 5 tên khủng bố nổ súng tại Đắk Lắk; Nguyên nhân người phụ nữ bị tạt xăng và truy sát giữa đường...