Trao đổi với Báo Lao Động, bạn đọc tên Minh (tên nhân vật được thay đổi) cho biết, gần 3 năm nay, chị phải đấu tranh đòi quyền lợi chế độ thai sảnbảo hiểm xã hội. Đó là hành trình nếm trải đủ mọi cung bậc cảm xúc.
Tủi phận không có tiền thai sản
Chị Minh chia sẻ, trước đây, chị làm công nhân tại Công ty TNHH May mặc xuất khẩu VIT Garment (Công ty VIT Garment). Thế nhưng hiện nay, chị buộc phải nghỉ làm vì bất bình với việc chi trả chế độ thai sản bảo hiểm xã hội không giống ai của công ty này.
"Các công ty khác đều thanh toán tiền thai sản cho công nhân một lần, để công nhân có tiền lo cho cuộc sống sau khi sinh con. Thế nhưng, Công ty VIT Garment không làm thế mà trả dần, trả góp theo từng tháng" - chị Minh ngậm ngùi chia sẻ.
Sau khi nộp thủ tục giấy tờ, gần 3 năm sau, chị Minh phải lặn lội cóp nhặt từng đồng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội. Việc trả chế độ thai sản nhỏ giọt khiến cuộc sống của gia đình chị đảo lộn. Bởi khi mới sinh con, chị không thể đi làm, không có thu nhập, trong khi đó tiền chi trả thuốc men, bỉm, sữa... khiến gia đình chị túng quẫn.
Dù đã nghỉ việc nhưng chị Minh cũng mong rằng, những công nhân làm việc ở công ty này không phải sa vào cuộc sống bi thảm như chị. Sức khỏe khi mới sinh vốn đã yếu mà không có tiền lo cho con thì tủi phận vô cùng.
Lần theo địa chỉ công ty trả góp chế độ thai sản
Lần theo địa chỉ Công ty TNHH May mặc xuất khẩu VIT Garment tại địa chỉ tại Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội, phóng viên ghi nhận nhiều bất thường trong quá trình đóng bảo hiểm xã hội.
Trong vai một công nhân đi xin việc, phóng viên được người phụ trách tuyển dụng hướng dẫn các hồ sơ thủ tục để vào làm công nhân may mặc, công việc cụ thể là kiểm đếm sản phẩm.
Người tuyển dụng đưa ra những lời dụ dỗ: "Làm ở đây được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ. Sau 3 tháng kí hợp đồng học việc, nếu đánh giá đủ năng lực làm việc thì công ty sẽ kí hợp đồng và được đóng bảo hiểm như các công nhân khác".
Thế nhưng trái với những lời giới thiệu đường mật của bộ phận tuyển dụng Công ty VIT Garment, phóng viên tiếp tục ghi nhận những câu chuyện "lạ" liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các công nhân công ty này.
Vội vội vàng vàng trở về nhà sau giờ tan ca, nữ công nhân Minh Thương (tên nhân vật được thay đổi) chạy thật nhanh ra bến xe bus để bắt xe về nhà.
Mỗi tháng, chị Thương bị trừ 800 trăm nghìn đồng tiền nộp bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, nhiều người vào app bảo hiểm xã hội kiểm tra thì lộ ra thông tin, công ty nợ quỹ bảo hiểm xã hội. Vì vậy, khi bị ốm, đi khám bệnh, công nhân phải nằm viện sẽ không dùng đến thẻ bảo hiểm y tế thanh toán tại bệnh viện mà mang hết hóa đơn lên công ty để họ thanh toán. Việc thanh toán cũng diễn ra theo kiểu chầm chậm kéo dài.
"Không cần thẻ BHYT. Ví dụ, mổ hết 9 triệu đồng, công nhân mang hóa đơn giấy tờ về công ty. Công ty sẽ xem xét thanh toán" - chị Minh Thương tiết lộ.
"Không ít công nhân nhận thấy thẻ BHYT mất hiệu lực, có lên hỏi công ty nhưng họ có nhiều lý do, nói công ty đang khó khăn nên mình cũng không thể làm gì được. Đây là chuyện từ trước đến nay rồi" - một công nhân khác chia sẻ.
"Công nhân chúng tôi vẫn đi làm vất vả, tuy vẫn được trả lương và có trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, nhưng sao chúng tôi cảm thấy bất an thế? Nếu công ty nợ bảo hiểm xã hội thì liệu các chế độ bảo hiểm của chúng tôi có bị ảnh hưởng hay không?" - chị Nguyễn Thị Liên (tên đã được thay đổi) - công nhân Công ty VIT Garment thắc mắc.
Phóng viên tiếp tục có mặt tại nhà xưởng của Công ty VIT Garment để tìm hiểu thông tin và được biết, trong bảng lương, các công nhân vẫn đều đặn bị trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội.
Một nhân viên Công ty VIT Garment cho hay, hằng tháng, chị vẫn bị trừ khoảng 500 - 600 nghìn đồng để đóng bảo hiểm xã hội. “Mình đóng khoảng 10%, còn công ty đóng khoảng 20%” - nữ nhân viên này chia sẻ.
Đời công nhân đã vất vả, đối mặt với bao khó khăn của cuộc sống, ấy vậy mà ngay ở công xưởng - nơi lẽ ra họ phải được bảo đảm các chế độ - thì những câu chuyện bi hài vẫn cứ diễn ra. Những người công nhân "làm công ăn lương" chỉ biết ngậm ngùi chấp nhận, mà không biết tương lai mình sẽ ra sao.
Việc người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thời gian qua xảy ra nhiều ở các doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn... khiến người lao động không được hưởng chế độ như ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, muốn rút bảo hiểm xã hội một lần cũng không được, về già cũng không có lương hưu… Đây là những hệ lụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an sinh xã hội, khiến xã hội không thể phát triển bền vững.
Thủ tướng Singapore Hoàng Tuần Tài (Lawrence Wong) vừa trải qua 100 ngày đầu tiên trên ghế thuyền trưởng của con tàu Singapore. Quãng thời gian không dài nhưng đủ để cho thấy ông sẽ làm gì trong thời gian tới.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hải Phòng vừa ra văn bản về việc ứng phó với tình hình mưa lũ, ngập lụt sau bão số 3.
Ngày 5/8, lãnh đạo UBND xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên (Sơn La) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất vào nhà người dân, làm 3 người thương vong.
Trong tuyên bố ngày 12/4, công ty quản lý nhân sự Randstad Malaysia cho biết có tới 60% số người lao động tham gia khảo sát ở nước này bày tỏ lo ngại về nguy cơ mất việc làm.
TP - Trong cuộc họp báo do Bộ Công an tổ chức ngày 2/10, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết sau khi xảy ra vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân vào ngày 13/9, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam 4 tháng đối với chủ chung cư mini là Nghiêm Quang Minh về tội 'Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy”.
Ngày 6/7, VKSND huyện Yên Định (Thanh Hoá) vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Vũ Văn Khởi (SN 1993), trú tại thôn Tam Đồng, xã Định Tiến về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Cùng với công tác khắc phục hậu quả, lãnh đạo UBND huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng ) đã hỗ trợ gia đình cô giáo bị tử vong do sạt...
Dưới đây là tốp các trường THPT tại Hà Nội có điểm trung bình từng môn cao nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Ngày 20-9, quân đội Israel đã tấn công vào thành trì của tổ chức Hồi giáo Hezbollah ở ngoại ô thủ đô Beirut (Lebanon), giết chết chỉ huy đơn vị biệt kích Radwan.