Còn nhiều tranh luận về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

10:00 17/10/2023
Thí sinh mong giảm bớt số môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Minh Hà

Năm 2025 là thời điểm lứa học sinh đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thi tốt nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang lấy ý kiến về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

3 phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ GDĐT đã thực hiện lấy ý kiến khảo sát về 2 phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2023: Thi 4 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 hoặc 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Trong quá trình khảo sát, nhiều chuyên gia, địa phương đề xuất thêm phương án 2+2 - tức thí sinh thi 4 môn, gồm: 2 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử).

Bộ GDĐT đánh giá, phương án này không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm làm ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện nay đang là môn bắt buộc học.

Bởi vậy, Bộ GDĐT tiếp tục xin ý kiến các địa phương, chuyên gia về số lượng môn thi phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT theo ba phương án lựa chọn 4+2, 3+3 và 2+2.

Nhiều ý kiến tranh luận

Những ngày qua, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là chủ đề được em Mai Trà My - Học sinh lớp 11 Trường Hữu Nghị T78 (Hà Nội) cùng các bạn đưa ra bàn luận sôi nổi. Trà My mong muốn, số môn bắt buộc sẽ được giảm.

“Chúng em là lứa học sinh đầu tiên theo học Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình mới, sách giáo khoa mới khiến chúng em gặp nhiều bỡ ngỡ. Em mong được giảm áp lực của kỳ thi tốt nghiệp THPT” - Trà My nói.

Cô Nguyễn Lương Thiện - Giáo viên môn Kinh tế pháp luật, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) ủng hộ phương án thi 3+2 - tức học sinh thi 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Lý giải về sự lựa chọn này, cô Thiện chia sẻ: “Nếu Lịch sử là môn thi bắt buộc, những em học sinh có định hướng lựa chọn Vật lý, Hóa học, Sinh học sẽ thiệt thòi hơn khi phải tăng số môn. Bởi vậy, nếu thi 3 môn bắt buộc sẽ tạo công bằng hơn cho các thí sinh”.

Cô Lê Thị Nga - Giáo viên tiếng Anh tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cũng ủng hộ phương án 3+2.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Việt Nam từng ủng hộ phương án 3+2, song thời điểm Bộ GDĐT công bố thêm phương án 2+2, ông lại nghiêng về phương án này.

Trước ý kiến của dư luận xã hội băn khoăn việc ngoại ngữ và Lịch sử là 2 môn học bắt buộc nhưng lại không xuất hiện trong kỳ thi, ông Lâm cho rằng, phương án này giảm áp lực cho học sinh, giáo viên đồng thời, không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh. Giảm số môn thi, học sinh sẽ có thêm thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em.

Lịch sử mặc dù là môn học bắt buộc, nhưng mục tiêu hướng đến là rèn kiến thức, ý thức, phát triển nhân cách của học sinh. Điều này là cần thiết trong mỗi giờ học chứ không cần trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mục đích của kỳ thi này là đánh giá năng lực học trò và là căn cứ để các trường tuyển sinh đại học. Những em nào lựa chọn các trường khối xã hội hoàn toàn có thể chọn thêm Lịch sử làm môn tự chọn.

Còn với môn Ngoại ngữ, TS Nguyễn Tùng Lâm thẳng thắn nói, năm nào chúng ta cũng tổ chức thi nhưng điểm số vẫn rất kém. Như vậy, không thể nói rằng, thi để nâng cao chất lượng giảng dạy bởi thi cử hiện nay ở hình thức trắc nghiệm, các trường thường chỉ dạy mẹo, chạy theo điểm số mà không chú trọng đến kỹ năng, chuẩn đầu ra các em đạt được.

“Tôi ủng hộ thi tốt nghiệp THPT với hai môn bắt buộc là Ngữ văn và Toán. Không giảm môn thi, để học sinh phát triển toàn diện, tránh đổ xô vào khối tự nhiên, xã hội. Chúng ta nên nghiên cứu và mạnh dạn triển khai phương án này” - TS Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.

Có thể bạn quan tâm
Giáo viên dùng nhiều chiêu trò kéo học sinh học thêm

Giáo viên dùng nhiều chiêu trò kéo học sinh học thêm

06:40 07/10/2023

Nhiều giáo viên đã dùng nhiều chiêu trò để lôi kéo học sinh 'tự nguyện' đăng kí học thêm .

Thí sinh bị hủy thi vì quên căn cước công dân

Thí sinh bị hủy thi vì quên căn cước công dân

17:40 03/06/2024

Ít nhất hai thí sinh bị hủy thi đánh giá năng lực vì không có căn cước công dân, trường nói đây là quy định, không thể dùng VNeID thay thế.

Quy định nồng độ cồn khi lái xe: Cấm tuyệt đối, đừng lăn tăn

Quy định nồng độ cồn khi lái xe: Cấm tuyệt đối, đừng lăn tăn

06:50 25/02/2024

Nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội và chuyên gia cho rằng cần cấm tuyệt đối hay nồng độ cồn bằng 0 để đảm bảo sự nghiêm minh.

Cô gái 18 tuổi cải trang thành nhân viên y tế bắt cóc trẻ sơ sinh ở bệnh viện như thế nào?

Cô gái 18 tuổi cải trang thành nhân viên y tế bắt cóc trẻ sơ sinh ở bệnh viện như thế nào?

14:20 05/11/2023

Liên quan vụ bé gái sơ sinh nghi bị bắt cóc ở bệnh viện, ngày 5-11, Công an TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho hay đã bắt giữ một nghi can để điều tra hành vi chiếm đoạt trẻ em dưới 16 tuổi.

Xe máy tông đối đầu với ôtô khiến 1 người tử vong

Xe máy tông đối đầu với ôtô khiến 1 người tử vong

00:00 11/03/2024

Bình Thuận - Xe máy do người đàn ông điều khiển trên đường tông trực diện với xe ôtô khiến người đi xe máy tử vong tại chỗ.

Trường đại học đầu tiên công bố điểm chuẩn từ kết quả thi tốt nghiệp THPT

Trường đại học đầu tiên công bố điểm chuẩn từ kết quả thi tốt nghiệp THPT

17:30 02/08/2023

Một trường đại học đã chính thức công bố điểm chuẩn bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Tân giáo sư, phó giáo sư bị tố vi phạm liêm chính: Hội đồng Giáo sư nhà nước nói gì?

Tân giáo sư, phó giáo sư bị tố vi phạm liêm chính: Hội đồng Giáo sư nhà nước nói gì?

11:00 25/11/2023

Sau khi Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên chính thức được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023, vẫn có không ít dư luận phản ánh một số tân giáo sư, phó giáo sư 'vi phạm liêm chính khoa học'.

Indonesia: Lại lở đất tại Bogor khiến nhiều người thiệt mạng, mất tích

Indonesia: Lại lở đất tại Bogor khiến nhiều người thiệt mạng, mất tích

18:30 15/03/2023

Vụ lở đất xảy ra vào khoảng 23h49 ngày 14/3, phá hủy 6 ngôi nhà, một đền thờ Hồi giáo và làm gián đoạn giao thông đường sắt, khiến 2 người thiệt mạng, 4 người mất tích và nhiều người bị thương nặng.

Nga gửi công hàm phản đối Mỹ 'gây trở ngại' cho bầu cử

Nga gửi công hàm phản đối Mỹ 'gây trở ngại' cho bầu cử

11:20 18/03/2024

Đại sứ quán Nga tại Mỹ sẽ gửi công hàm ngoại giao cho phía Washington trong ngày hôm nay (18-3) để phản đối hành động của cơ quan mật vụ Mỹ trong thời gian diễn ra bầu cử Nga.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới