Sau khi Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên chính thức được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023, vẫn có không ít dư luận phản ánh một số tân giáo sư, phó giáo sư "vi phạm liêm chính khoa học".
Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc này, PGS.TS Dương Nghĩa Bang - phó chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước - cho biết theo thông lệ, Hội đồng Giáo sư nhà nước bỏ phiếu thông qua tất cả trường hợp phải giải trình.
Theo quy định, ở hội đồng giáo sư cấp nhà nước, ứng viên chỉ cần đạt 50% số phiếu thuận là được thông qua.
* Báo Tuổi Trẻ đã chuyển toàn bộ nội dung phản ánh đến một ứng viên giáo sư ngành y để làm rõ thông tin. Tuy nhiên, ứng viên này cho biết đã giải trình toàn bộ nội dung bị phản ánh với hội đồng giáo sư ngành và đã được hội đồng ngành và Hội đồng Giáo sư nhà nước chấp thuận. Ông xác nhận việc này đúng không?
- Hội đồng ngành là bộ phận chuyên môn của Hội đồng Giáo sư nhà nước, nên trong quá trình xét, tất cả các ý kiến phản ánh của xã hội về ứng viên, đặc biệt là các vấn đề về chuyên môn, học thuật, liêm chính khoa học, đều được Hội đồng Giáo sư nhà nước chuyển đến các hội đồng giáo sư ngành, liên ngành để thẩm định, xác minh, làm rõ trong quá trình xét.
Tùy theo từng nội dung phản ánh mà các ứng viên có thể phải giải trình hoặc không phải giải trình, nên việc ứng viên thông tin đến báo chí đã giải trình toàn bộ các nội dung bị phản ánh với hội đồng giáo sư ngành là hoàn toàn có căn cứ.
* Ứng viên đã giải trình thế nào và nội dung cụ thể ra sao, và kết quả xác minh có được công khai không, thưa ông?
- Tùy từng nội dung bị phản ánh, ứng viên có thể giải trình bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp các câu hỏi chất vấn của các thành viên hội đồng giáo sư ngành tại phiên báo cáo tổng quan.
Căn cứ giải trình của ứng viên và kết quả xử lý, xác minh của các bên liên quan (nếu có), hội đồng giáo sư ngành tổ chức thảo luận công khai, minh bạch, thống nhất kết quả, báo cáo Hội đồng Giáo sư nhà nước kết quả xét bằng văn bản theo quy định.
Căn cứ kết quả xét của hội đồng giáo sư ngành, liên ngành và kết quả xử lý đơn thư, phản ánh của các bên liên quan (nếu có), Hội đồng Giáo sư nhà nước tổ chức họp xét công nhận (hoặc không công nhận) đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư cho ứng viên trong đợt xét hằng năm theo quy định.
* Ngay sau khi Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023, Tuổi Trẻ tiếp tục nhận được nhiều đơn thư phản ánh về ứng viên. Các ứng viên này bị tố "vi phạm liêm chính khoa học trong công bố sách, nhiều gian dối trong công bố quốc tế, nghi vấn bán hàng trăm bài báo khoa học", hội đồng giáo sư các cấp xác minh những vụ này ra sao?
- Khi nhận được các ý kiến phản ánh (kể cả chính danh và không chính danh), Hội đồng Giáo sư nhà nước đều phân loại và chuyển đến các bên liên quan (cơ sở giáo dục đại học, hội đồng giáo sư cơ sở, hội đồng giáo sư ngành, liên ngành hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật) để xử lý hoặc xác minh làm rõ.
Trên cơ sở kết quả xác minh, xử lý của các bên liên quan, Hội đồng Giáo sư nhà nước xem xét xử lý theo quy định.
* TS Hoàng Ngọc Vinh (chuyên gia giáo dục):
Việc đảm bảo tính liêm chính trong học thuật là điều cần thiết cho uy tín và danh tiếng của các cơ sở giáo dục cũng như để duy trì giá trị của các chức danh học thuật.
Giáo sư cần làm gương cho toàn bộ cộng đồng học thuật bằng cách duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về ứng xử đạo đức trong nghiên cứu, giảng dạy và tương tác với sinh viên và trong các hội đồng xét duyệt chức danh giáo sư mà họ là thành viên.
Giáo sư không liêm chính và dễ dãi trong hướng dẫn nghiên cứu sinh sẽ dễ tạo ra các thế hệ nhà giáo, nhà nghiên cứu tương lai với những gì học được từ chính giáo sư của mình.
Như là hiệu ứng domino, những nghiên cứu sinh này một khi trở thành tiến sĩ, phó giáo sư thì rất dễ cho ra lò những tiến sĩ, cử nhân kém chất lượng như ta đã thấy trong thực tế.
* GS Đặng Ứng Vận (ủy viên hội đồng trường Trường đại học Hòa Bình):
Người thầy không chỉ dạy chuyên môn còn phải có ý tưởng, hoài bão, phong thái và nhiều thứ không thể đo đếm được.
Đặc biệt trong lĩnh vực học thuật, việc liêm chính học thuật đòi hỏi các giáo sư phải giữ gìn như một vấn đề mặc định không cần phải bàn tới.
Hiện nay có nhiều triết lý giáo dục khác nhau, nhưng người thầy luôn luôn phải làm gương để sinh viên noi theo.
Nếu một người thầy vi phạm về liêm chính khoa học thì các học trò sau này cũng sẽ vi phạm liêm chính khoa học theo. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục mà còn ảnh hưởng đến hệ thống khoa học của đất nước.
* GS.TS Nguyễn Ngọc Châu (Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam):
Theo quy định, dù ứng viên đã được công nhận đạt tiêu chuẩn nhưng nếu có đầy đủ chứng cứ vi phạm (của ứng viên và các hội đồng giáo sư các cấp, dù đã thông qua), Hội đồng Giáo sư nhà nước vẫn xem xét tước chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Thực ra, những quy định xét công nhận chức danh đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập.
Việc hoàn thiện các quy định như tăng cường kiểm tra, giám sát (cả ứng viên và hội đồng giáo sư các cấp) là yêu cầu thực tế cấp thiết.
Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023 cho 630 nhà giáo. Tuy nhiên, trong danh sách này có nhiều người bị dư luận cho là vi phạm liêm chính.
Tuổi Trẻ tiếp tục nhận được đơn thư phản ánh nhiều ứng viên có dấu hiệu không liêm chính. Trong khi cộng đồng mạng cũng chưa dừng việc tố cáo nhiều ứng viên giáo sư, phó giáo sư là không liêm chính hiện nay đều nằm trong danh sách Hội đồng Giáo sư nhà nước chính thức công nhận đạt chuẩn năm nay.
Trong số nhiều ứng viên bị phản ánh, có một số ứng viên bị nêu tên rất nhiều lần, cụ thể:
- Một ứng viên giáo sư ngành y bị tố cáo là kê khai số lượng bài báo khoa học (công bố bài báo khoa học quốc tế) không trung thực. Ứng viên này được cho là công bố hơn 400 bài, trong khi hồ sơ chỉ kê khai dưới 100 bài.
Đồng thời, ứng viên cũng bị cáo buộc đã đăng bài trên các tạp chí "săn mồi", đăng hàng trăm bài báo khoa học dù ghi địa chỉ cơ quan làm việc của bản thân nhưng đứng tên đồng tác giả là người của Trường đại học Duy Tân.
Phóng viên nhiều lần liên hệ, gửi thông tin, câu hỏi đến ứng viên này và nhận được phản hồi "sẽ trả lời bằng văn bản sau ngày 20-11", nhưng đến nay vẫn chưa gửi.
- Một ứng viên giáo sư ngành toán đã đăng nhiều bài báo quốc tế mà trong đó phần ghi địa chỉ gồm hai nơi, một nơi là cơ quan làm việc của ứng viên, một nơi là Trường đại học Thăng Long, với danh nghĩa có hợp tác với trường này nhưng thực chất của sự hợp tác này chưa được làm rõ.
- Một ứng viên giáo sư ngành kinh tế bị tố vi phạm liêm chính học thuật trong kê khai công trình sách công bố "nhiều đến khó tin". Tên và nội dung sách, đề tài có sự sao chép lẫn nhau nhiều lần.
Ít nhất 19 người di cư từ vùng châu Phi Nam Sahara đã thiệt mạng khi thuyền chở họ bị chìm ngoài khơi Tunisia trong hành trình vượt Địa Trung Hải đến Italy.
Chiều nay, ngày 9.4, Apax Leaders tổ chức họp với phụ huynh tại TP Hồ Chí Minh về tiến độ tái cấu trúc và lộ trình hoàn trả học phí....
Năm 2023, có 695 ứng viên được đề nghị xét công nhận chức danh giáo sư và phó giáo sư. Trong số đó, có ba ngành xuất hiện duy nhất...
Đinh Thành Hiếu giả mạo trung tá công an tìm những phụ nữ có điều kiện để lừa đảo tiền bạc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo sau vụ 11 học sinh ở Lào Cai ăn 2 gói mì tôm pha loãng, chan cơm.
Cháu bé bị bỏ quên trên xe đưa đón cả chục giờ đồng hồ dưới cái nóng gần 40 độ, và người phát hiện ra vẫn không phải lái xe, cô giáo...
Sau gần 3 năm triển khai Nghị định 116, khâu thu hút thí sinh theo học ngành Sư phạm bước đầu đã được giải quyết. Thế nhưng chưa kịp mừng...
Theo Bộ trưởng Ngư nghiệp và Phát triển bến cảng của bang Kerala, ông V. Abdurahiman, số người chết có khả năng tăng cao do con thuyền xấu số bị mắc kẹt trong vùng nước bùn.
Các chương trình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học cấp quốc gia được triển khai giúp Việt Nam làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến trong phát triển kinh tế và chăm sóc sức khỏe.