Trung Quốc sở hữu hạm đội với 340 tàu chiến và 13 nhà máy đóng tàu, so với chỉ 280 chiến hạm và 7 nhà máy của Mỹ.
Đó là thông tin được đăng trên báo Asia Times mới đây, trong bài viết có tiêu đề "Hải quân Mỹ kêu than về uy thế đóng tàu của Trung Quốc". Asia Times dẫn lại thông tin từ báo cáo Sức mạnh quân sự Trung Quốc mà Lầu Năm Góc phát tháng 11-2022.
Theo đó, Trung Quốc thậm chí còn có một xưởng tàu với sức chứa lớn hơn toàn bộ các nhà máy của Mỹ cộng lại.
Đây là thành quả của việc triển khai chiến lược "Dung hợp quân - dân" của nước này. Các đơn vị quốc phòng, đơn vị phi quân sự, trường đại học, viện nghiên cứu Trung Quốc được khuyến khích hợp tác và chuyển giao công nghệ giữa khu vực quân sự và dân dụng, cùng lúc thúc đẩy sự phát triển ở cả hai khu vực.
Ngoài ra, theo sổ tay Hội nghị về thống kê thương mại và phát triển năm 2022 của Liên Hiệp Quốc, hệ thống xưởng tàu Trung Quốc sản xuất 44,2% tàu thương mại thế giới trong năm qua, bỏ xa nước đứng thứ hai là Hàn Quốc (32,4%). Con số này của Mỹ chỉ dừng lại ở mức 0,053%.
Với chiến lược "Dung hợp quân - dân", hầu hết chương trình đóng tàu quân sự của Trung Quốc được triển khai tại các xưởng tàu quy mô lớn trên, với hệ thống cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại.
Chiến lược này giúp tiết kiệm đáng kể chi phí đóng tàu quân sự khi không cần xây dựng và duy trì xưởng tàu riêng, giảm thời gian sản xuất cũng như tăng chất lượng trang thiết bị quân sự. Kể cả khi kinh tế khó khăn, Trung Quốc vẫn có thể duy trì việc đóng mới tàu chiến nhờ áp dụng các kỹ thuật sản xuất hàng loạt cho tàu dân dụng.
Chiến lược "Dung hợp quân - dân" cũng cho phép các doanh nghiệp phi quân sự kinh doanh trực tiếp với quân đội. Các doanh nghiệp này thỏa thuận mua linh kiện, công nghệ tối tân, những mặt hàng vốn bị các nước phương Tây cấm bán cho quân đội Trung Quốc, từ doanh nghiệp nước ngoài, sau đó chuyển giao cho doanh nghiệp quốc phòng.
Ông Richard Bitzinger, giáo sư thỉnh giảng cao cấp tại Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), đánh giá chiến lược "Dung hợp quân - dân" mang lại một số lợi thế bao gồm tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian phát triển và sản xuất, cải thiện chất lượng thiết bị quân sự và sản xuất tổng thể hiệu quả hơn, cũng như cho phép các ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc tận dụng những tiến bộ trong công nghệ dân sự.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Trung Quốc vẫn còn nhiều hạn chế. Tiêu biểu nhất trong số đó là thiếu hụt nhân sự tay nghề cao. Do đó, đến nay, số lượng xưởng tàu Trung Quốc có thể sản xuất khí tài tối tân là không nhiều.
Theo truyền thông Trung Quốc, trong lúc thi công đường xá ở làng Thạch Địa, trấn Mã Bình, thành phố Vũ Cương, thị Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, một chiếc máy xúc đã bất ngờ đào được một tảng đá lớn có hình móng rồng tại chân núi Long Đầu Lĩnh. Do viên đá trông giống móng vuốt rồng, bề mặt lại có dạng vảy màu xanh lam sáng bóng nên công nhân có phần hoang mang. Sợ rằng tảng đá lớn này có thể là hoá thạch quý hiếm nên đã nhanh chóng thông...
Độ tuổi kết hôn hợp pháp của phụ nữ ở Nepal là 20 tuổi, ở Ấn Độ, Sri Lanka và Bangladesh là 18 tuổi và ở Afghanistan là 16 tuổi, ở Pakistan cũng là 16 tuổi.
Ngày 1.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức khai trương tuyến tàu điện ngầm Big Circle Line (BCL - Vành đai lớn) dài nhất thế giới ở thủ...
Khoảng 7 giờ 30 ngày 16/3, đại diện chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng Lăng Cô, Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế, đã làm thủ tục để tái thả cá thể vích này trở lại môi trường biển.
Nghiên cứu cho thấy chi phí nuôi dạy một trẻ đến tuổi 18 của Hàn Quốc cao gấp gần 8 lần so với mức thu nhập bình quân trên đầu người, đây là mức cao nhất trên thế giới.
Một con cá nhà táng dài 17 mét đã chết sau khi dạt vào một bãi biển ở Bali, trở thành con thứ ba mắc cạn trên đảo Indonesia chỉ...
Dự án truyền tải điện một chiều UHV 800 kilovolt Kinh Sơn-Hồ Bắc kéo dài 1.901km, đây là dự án truyền tải điện một chiều UHV ở độ cao nhất thế giới so với mặt biển.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, việc xây dựng trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Hồng có thể tạo...
Video: Cận cảnh nuôi trồng thử nghiệm thành công nấm quý hiếm Quế Linh Chi Nấm Quế Linh Chi có tên khoa học là Humphreya Endertii, một loài nấm dược liệu thuộc chi nấm Humphreya, họ nấm Linh Chi Ganodermataceae được các nhà nghiên cứu phát hiện trong quá trình đi khảo sát khu hệ nấm Linh Chi tại Vườn Quốc gia (VQG) Phước Bình. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp với Ban quản lý VQG Phước Bình thực hiện mô hình trồng nấm Quế Linh...