Những năm học phổ thông, cô kiên trì mục tiêu vào đại học, rồi làm giáo viên để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của bố mẹ. Cô Duyên thi đỗ ngành sư phạm Mầm non, trường Đại học Sư phạm Hải Phòng (nay là Đại học Hải Phòng).
Được đến giảng đường đại học với cô Duyên là một kỳ tích. Vượt quãng đường hơn 300km từ bản làng đến trường đại học, nữ sinh dân tộc Tày khi ấy không ngừng nỗ lực, chăm chỉ học tập và rèn luyện. Năm 2007 cô xuất sắc tốt nghiệp đại học.
Cầm trên tay tấm bằng cử nhân sư phạm, cô Duyên chọn xin về gần nhà dạy hợp đồng tại trường Mầm non Bộc Bô.
"Tôi được phân công về dạy ở điểm trường Khẩu Vai, cách trường chính và trung tâm xã chừng 7 km. Ngày ấy, đường vào điểm trường toàn đất đỏ, đi lại khó khăn, nhiều đoạn dốc cao chỉ có thể đi bộ. Từ trung tâm xã đi vào điểm trường mất khoảng 1-2 tiếng", cô Duyên nhớ lại.
Dù sinh ra ở vùng cao, nhưng đến khi trở thành giáo viên, đến tận nơi dạy học, cô Duyên thấm hết những cơ cực của đồng bào nơi đây, cả bản chỉ thấp thoáng vài ngôi nhà gỗ, phụ thuộc hoàn toàn vào ruộng nương. "Những ngày đầu vào điểm trường, lớp được dựng tạm bằng tre, ngày mưa thì dột ước hết sách vở, ngày lạnh thì cô trò co ro ôm nhau sưởi ấm bên bếp lửa giữa lớp, gió rít bốn bề", cô Duyên nói.
Ngày ấy, các cô giáo thường đùa nhau đây là điểm trường 7 không: không phòng học kiên cố, không thiết bị học tập, không bảng phấn, không điện, không nước, không sóng điện thoại, không thể giao tiếp với học sinh, phụ huynh. Học trò 100% là dân tộc Mông, Dao, các em đến lớp không biết tiếng Kinh, cô trò chỉ có giao tiếp bằng cử chỉ, diễn tả hành động, quá trình dạy học càng gian nan.
"Dạy tiếng phổ thông cho trẻ người dân tộc rất khó, đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn và phát âm chuẩn. Khi phát âm, trẻ thường bị pha lẫn tiếng mẹ đẻ, dẫn đến bị ngọng, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì sửa, nhắc lại nhiều lần, diễn tả bằng khẩu hình chậm để các em quan sát và phát âm theo", cô Duyên chia sẻ.
Để học trò làm quen với Tiếng Việt tốt hơn, cô Duyên chuẩn bị nhiều tranh ảnh, đồ dùng bắt mắt có chú thích chữ cái gây thích thú. Cô cũng nghĩ ra nhiều trò có tính tương tác cao để học trò vừa học vừa chơi, tiếp thu bài giảng nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Cô Duyên nhớ nhất những ngày dạy trẻ các bài ca dao, đồng dao, bài hát..., nhìn các trò bi bô đồng thanh đọc theo, cô càng tin lựa chọn trở thành giáo viên là đúng.
Hàng ngày, sau giờ học trên lớp, cô Duyên phải dành thời gian đến nhà phụ huynh để vận động cho con đến lớp đầy đủ, không bỏ học. Thậm chí phải cùng ăn, cùng ở, cùng lao động với nhiều gia đình, họ mới tin tưởng, cho con đến lớp.
Cuộc sống bám bản gieo con chứ cứ thế trôi, đến nay cũng hơn 16 năm cô Duyên gắn bó với mảnh đất núi rừng này.
Đi qua ngần ấy năm thăng trầm, cô Duyên chia sẻ, để làm tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định.
Từ những ngày bắt đầu theo nghề, cô Duyên luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Cô luôn giản dị trong ăn mặc, tóc buộc cao để dễ dàng chăm sóc những học trò nhỏ từ việc học đến từng bữa ăn giấc ngủ. Chỉ những ngày trường có sự kiện quan trọng, cô giáo người Tày mới 'ăn diện' áo dài và xoã tóc.
Cô nói, vì điểm trường còn nghèo nên muốn tích góp đồng lương để thỉnh thoảng mua thêm kẹo bánh, đồ chơi cho các em nhỏ.
Là giáo viên mầm non, cô Duyên luôn xác định rõ vai trò "giáo viên như mẹ hiền". Mỗi khi nhìn học trò bị suy dinh dưỡng, cô đau đáu tìm cách cải thiện. "Tôi nhớ mãi những ngày đích thân đến nhà từng em để động viên phụ huynh cho con ăn ngủ tại lớp. Thời gian đầu chưa được hưởng ứng tích cực nhưng theo thời gian, việc học bán trú dần trở thành điều quen thuộc. Nhờ đó tình trạng suy dinh dưỡng giảm đáng kể", cô Duyên mừng rỡ khi sự kiên trì của mình được đền đáp bằng sự mạnh khoẻ của các học trò.
Mong muốn lớn nhất của cô Duyên là góp sức tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, tất cả trẻ em tới trường đều được ăn no, mặc ấm và an toàn. "Các con đã đến trường, dù hoàn cảnh thế nào cũng được chăm sóc như nhau, không bạn nào được ưu ái hơn và cũng không bạn nào bị bỏ lại phía sau", cô giáo nói.
Nhờ sự bền bỉ với nghề và tình yêu học trò sâu sắc, giờ đây cô Duyên trở thành người mẹ thứ hai, không thể thiếu, tại điểm trường Mầm non Bộc Bố, huyện Pác Nặm.
Nhiều năm liên tiếp cô Duyên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 3, danh hiệu Lao động tiên tiến. Cô cũng nhận nhiều giấy khen do tỉnh, thành phố trao tặng vì có thành tích thi đua, dạy học xuất sắc cùng nhiều sáng kiến hay cho ngành giáo dục.
Năm học này là năm thứ 17 công tác trong ngành giáo dục, cô giáo người Tày vẫn luôn tâm niệm được làm nghề mỗi ngày, được học trò yêu quý, được phụ huynh và đồng nghiệp tôn trọng là món quà, động lực quý giá nhất.
Do dự án xây sai phép nên người mua căn hộ chưa được cấp 'sổ hồng', không làm được các thủ tục hành chính, đăng ký cho con học…
Ôtô 7 chỗ đang chạy trên cao tốc Lộ Tẻ - rạch Sỏi bị xe tải phía sau tông văng xuống ruộng do khói đốt đồng che khuất tầm nhìn, phương tiện hư hỏng.
Các đơn vị thu mua, chế biến gỗ tại Quảng Ninh sẽ thống nhất và công khai mức giá thu mua gỗ trên địa bàn để người dân nắm và...
Bước đầu, cơ quan công an xác định vụ bé gái hơn 1 tuổi ở quận 12 (TPHCM) tử vong không phải do sặc cơm khi ăn mà là do bệnh lý.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng xây dựng phân trại riêng cho người chưa thành niên phạm tội giúp họ được hưởng sự quan tâm của gia đình và cải tạo tốt hơn.
Huỳnh Văn Tùng gọi điện đặt mua 80 thùng bia để biếu Tết, yêu cầu cửa hàng tạp hóa giao đến hai địa điểm, sau đó lấy mất 60 thùng tại nơi không có người trông coi.
Ngày 11/4, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT, Bộ Công an) cho biết, từ ngày 1/3 - 11/4, lực lượng Cảnh sát đường thủy toàn quốc đã phát hiện, xử lý 13 trường hợp người điều khiển và thuyền viên trên tàu, thuyền vi phạm nồng độ cồn. Trong đó, đối với tàu chở hàng, lực lượng chức năng xử lý 9 trường hợp, với tàu chở khách là 4 trường hợp. Thời điểm từ 5 - 18h hàng ngày là khoảng thời gian người lái tàu, thuyền viên vi phạm nhiều nhất với 10...
Lịch cúp điện hôm nay ngày 21/11/2023 tại TP.HCM Lịch cúp điện, cắt điện các khu vực tại TP.HCM ngày 20/11/2023 được cập nhật từ cổng thông tin Điện lực TP.HCM. Lịch cúp điện thành phố Thủ Đức Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 21/11/2023 từ 09h00 - 14h00 Một phần phường Tân Phú, thành phố Thủ Đức. Điện lực Thủ Đức Tạm ngưng cung cấp điện theo kế hoạch 21/11/2023 từ 09h00 - 14h00 Một phần khu phố 6 (khu vực dân cư thuộc: Quốc lộ 13, đường số 4, đường...
Phát biểu tại Toạ đàm, bà Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam nhấn mạnh rằng một thế giới phẳng, bình đẳng về quyền tiếp cận thông tin sẽ tạo ra sự bình đẳng về giới trong xã hội.