Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc vừa qua của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm được đánh giá là dấu ấn quan trọng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Học giả Trung Quốc: Mối liên kết lịch sử, hiện tại và tương lai qua chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm |
Bài viết trên trang Tide News. (Ảnh chụp màn hình) |
Giáo sư Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương (CASS), Viện Khoa học xã hội Trung Quốc có bài viết trên The Tide News nhận định, với tư cách là người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam, chuyến thăm vừa qua của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm càng làm nổi bật tính chất đặc thù và vai trò quan trọng của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tính “đặc thù” mà ông Hứa Lợi Bình đề cập nằm ở chỗ, Việt Nam và Trung Quốc có núi liền núi, sông liền sông, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Cả hai quốc gia có cùng nền tảng văn hóa, thể chế chính trị tương đồng, trải qua những biến thiên lịch sử và nhiệm vụ phát triển, có sự liên kết chặt chẽ về kinh tế - thương mại và cùng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược. Quan hệ giữa hai Đảng luôn đóng vai trò quan trọng trong tổng thể mối quan hệ giữa hai nước.
Giáo sư Hứa Lợi Bình nhấn mạnh, chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm một lần nữa gửi đi thông điệp Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ giữa hai Đảng, hai nước. Đồng thời, Trung Quốc xác định rõ Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao khu vực của mình. Ông tin rằng chuyến thăm tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt-Trung đi vào chiều sâu và thực chất.
Giáo sư Hứa Lợi Bình nhận xét, Việt Nam-Trung Quốc là hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa, trong quá trình giành độc lập và giải phóng dân tộc, hai nước hết mình ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chọn Quảng Châu làm điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm Trung Quốc, thể hiện sự kế thừa truyền thống lịch sử và dòng chảy cách mạng.
Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sản, từ Moscow (Liên Xô) đến Quảng Châu (Trung Quốc) hoạt động cách mạng vào năm 1924. Những dấu ấn cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu trong những năm đầu có mối liên hệ mật thiết với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Thiếu tướng Nguyễn Sơn của Việt Nam đã tham gia cuộc Vạn lý trường chinh của Hồng quân Trung Quốc. Ông Hứa Lợi Bình chỉ ra rằng, năm 2024 kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, trong trận chiến này, Trung Quốc đã cung cấp cho Việt Nam nhiều hỗ trợ về vật chất, kỹ thuật và trên nhiều phương diện khác.
Tại buổi gặp mặt ở Quảng Châu ngày 18/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ các nhân viên y tế Trung Quốc từng hỗ trợ Việt Nam. Bà Vu Thục Huệ, 77 tuổi, cựu nhân viên y tế hỗ trợ Việt Nam tại bệnh viện Nam Khê Sơn, chia sẻ ký ức khó quên trong cuộc đời mình. Năm 1968, chính phủ Trung Quốc thành lập bệnh viện Nam Khê Sơn ở Quế Lâm, Quảng Tây, chuyên cứu chữa những người bị thương và bệnh tật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Trong 8 năm làm việc, bệnh viện Nam Khê Sơn tận tình cứu chữa 5.432 bệnh nhân Việt Nam.
Học giả này cũng chỉ ra rằng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung Quốc dành cho Việt Nam vô số sự giúp đỡ, thể hiện tình hữu nghị đặc biệt “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Đồng thời minh chứng cho tình hữu nghị cách mạng truyền thống giữa hai nước trong cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, thể hiện tinh thần “trong tôi có bạn, trong bạn có tôi” của Cộng đồng chia sẻ tương lai.
Chính vì vậy, ông Hứa Lợi Bình khẳng định, chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện mối liên kết lịch sử, cũng như mong muốn kế thừa dòng chảy cách mạng và truyền thống hữu nghị giữa hai Đảng. Đây là nền tảng chính trị quan trọng để củng cố Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc.
Học giả Trung Quốc: Mối liên kết lịch sử, hiện tại và tương lai qua chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm cấp cao với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 19/8. (Nguồn: TTXVN) |
Năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác hợp chiến lược toàn diện với Trung Quốc.
Giáo sư Hứa Lợi Bình nhận định, Trung Quốc có nhiều quốc gia đối tác trên toàn cầu và quan hệ đối tác được chia thành nhiều cấp độ. Tuy nhiên, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện là một trong những cấp độ cao nhất, thể hiện sự coi trọng của Trung Quốc trên phương diện ngoại giao với Việt Nam. Chính vì vậy, việc năm ngoái, hai nước nâng cấp quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, phản ánh sự thăng cấp trong quan hệ hai nước.
Theo ông Hứa Lợi Bình, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc là mục tiêu tổng thể trong phát triển quan hệ giữa hai nước, còn quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện là đường lối quan trọng nhằm xây dựng mục tiêu này.
Bên cạnh đó, hai Đảng cần giữ vững tinh thần hữu nghị, kế thừa truyền thống, ghi nhớ sứ mệnh chung và trong giai đoạn phát triển quan trọng của mỗi quốc gia, Việt Nam-Trung Quốc cần xác định đúng phương hướng cho việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc, củng cố mô hình phát triển “6 hơn”: Tin cậy chính trị cao hơn; hợp tác quốc phòng, an ninh thực chất hơn; hợp tác thực chất sâu sắc hơn; nền tảng xã hội vững chắc hơn; phối hợp đa phương chặt chẽ hơn; bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn. Ông Hứa Lợi Bình cho rằng, 6 phương hướng hợp tác này là kim chỉ nam cho việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc.
Đường lối đối ngoại của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là chủ đề được dư luận quan tâm. Theo ông Hứa Lợi Bình, trong chuyến thăm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam kiên trì nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Điều này cho thấy Việt Nam sẽ duy trì tư tưởng ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo đuổi nền ngoại giao cân bằng đa dạng.
Học giả Trung Quốc: Mối liên kết lịch sử, hiện tại và tương lai qua chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm duyệt đội danh dự trong lễ đón chính thức ngày 19/8. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Trong chuyến thăm vừa qua, hai bên đã tích cực thảo luận mở rộng hợp tác kết nối sáng kiến “vành đai con đường” cùng khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai”; đẩy nhanh tiến độ kết nối cơ sở hạ tầng đường sắt, đường cao tốc và cửa khẩu; nâng cao kết nối thông minh trong lĩnh vực hải quan; cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng và sản xuất an toàn, ổn định.
Sau hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến các Ban, Bộ, ngành, địa phương hai nước ký kết các văn kiện hợp tác trong chuyến thăm trên các lĩnh vực trường đảng, xuất nhập khẩu nông sản, phát thanh truyền hình, nghiệp vụ truyền thông báo chí, y tế, cơ sở hạ tầng, kinh tế thương mại, công nghiệp, ngân hàng...
Trong tuyên bố ngày 16/8, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, chuyến thăm cấp nhà nước lần này tập trung vào việc thực hiện các thỏa thuận đã được hai nước ký kết cũng như những kết quả hợp tác thực chất mới đạt được, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như kết nối cơ sở hạ tầng đường sắt.
Những năm gần đây, hợp tác kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Kể từ năm 2004, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất và là nguồn đầu tư nước ngoài chính của Việt Nam, trong khi Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á.
Kim ngạch thương mại hai chiều liên tiếp vượt mốc 200 tỷ USD trong hai năm qua. Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 112 tỷ USD. Hai bên dự kiến đạt được nhiều kết quả hợp tác hơn nữa trên các lĩnh vực kết nối, nông sản, kinh tế số và chuỗi cung ứng.
Đồng thời, trong số các dự án hợp tác tiềm năng được triển khai giữa hai nước, kế hoạch xây dựng ba tuyến đường sắt (nâng cấp hai tuyến đường sắt xuyên biên giới và xây dựng tuyến đường sắt ven biển thứ ba) thu hút nhiều sự quan tâm từ dư luận.
Ông Hứa Lợi Bình nhận định, cuối năm ngoái, Việt Nam và Trung Quốc đạt đồng thuận trong việc thúc đẩy xây dựng đường sắt. Tương lai dự kiến có thêm nhiều nghiên cứu khả thi hơn nhằm củng cố nền tảng kinh tế cho sự hòa nhập lợi ích của Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc.
Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Việt Nam-Trung Quốc đang tiến triển ổn định. Vào tháng 4/2024, hai nước tổ chức hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới lần thứ 8 cũng như ký biên bản ghi nhớ về thiết lập đường dây nóng giữa Quân chủng Hải quân Việt Nam và Chiến khu miền Nam của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc; lực lượng cảnh sát biển hai nước cũng tiến hành tuần tra chung ở khu vực Vịnh Bắc Bộ. Sự hợp tác này không chỉ giúp nâng cao quan hệ quốc phòng song phương và năng lực bảo vệ an ninh biển mà còn góp phần xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai.
Bên cạnh đó, Giáo sư Hứa Lợi Bình chỉ ra rằng, Việt Nam và Trung Quốc không né tránh các vấn đề và bất đồng trên biển, thay vào đó chủ trương giải quyết và kiểm soát bất đồng trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, qua đó duy trì mối quan hệ hai nước hòa bình và ổn định trong khu vực.
Học giả Trung Quốc: Mối liên kết lịch sử, hiện tại và tương lai qua chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm |
Giáo sư Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương (CASS), Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. |
Chính quyền Ukraine sẵn sàng đàm phán qua trung gian với Nga về việc ngừng tấn công các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau.
Tuyên bố của ông Kim Jong-un coi Hàn Quốc là 'ngoại bang' và từ bỏ nỗ lực thống nhất gây căng thẳng ở bán đảo, nhưng cũng có thể chỉ là thông điệp chính trị.
Ngày 10/9, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã tiết lộ với kênh truyền hình Rossiya 24 về một thông tin trong quá khứ liên quan tình hình chiến sự Nga-Ukraine.
'Hãy ký một thỏa thuận kiểm soát vũ khí', là lời đề nghị mới của Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan dành cho Azerbaijan hôm 13/1.
Ngày 29/7, phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi gặp các nhà lãnh đạo châu Phi ở Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Nga không bác bỏ các cuộc đàm phán về Ukraine và sáng kiến hòa bình mà các nước châu Phi đưa ra cũng như sáng kiến của Trung Quốc có thể là cơ sở cho hòa bình.
Sự ra đi của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, một trong những người đặt nền móng quan trọng cho đối ngoại quốc phòng Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, để lại khoảng trống rất lớn cho đối ngoại Việt Nam và những người được biết và được làm việc với ông.
Cầu thủ Israel Jehezkel bị bắt ở Thổ Nhĩ Kỳ sau khi giơ thông điệp kỷ niệm 100 ngày nổ ra xung đột ở Dải Gaza.
Ottawa đưa Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vào danh sách thực thể khủng bố, đồng thời kêu gọi người Canada ở quốc gia này rời đi.
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) khẳng định Mông Cổ có nghĩa vụ phải bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin theo Quy chế Rome. Ukraine cũng kêu gọi Mông Cổ bắt Tổng thống Nga.