Cuộc tranh luận giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại Phòng Bầu dục không chỉ là một cuộc khẩu chiến…
Ông Mikhail Alexseev, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học bang San Diego nhấn mạnh điều đó trong phát biểu với DW ngày 2/3. Bàn về hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra tại Lancaster House, thủ đô London, Giáo sư Mikhail Alexseev chia sẻ hy vọng các nhà lãnh đạo châu Âu “nhận ra rằng chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi lớn trong chính trị toàn cầu”.
![]() |
Thủ tướng Anh Keir Starmer và các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Ukraine tại thủ đô London ngày 2/3. (Nguồn: EAP) |
Cuộc đàm phán có một không hai tại Phòng Bầu dục “không chỉ là cuộc cãi vã giữa hai nhà lãnh đạo” mà “báo hiệu một sự điều chỉnh lớn của Mỹ trong việc xa rời châu Âu”.
Giáo sư Alexseev nhận định, kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức, Washington “đã đưa ra những nhượng bộ lớn cho Nga nhưng lại gây mọi áp lực lên Ukraine”.
Vị chuyên gia lập luận rằng, ông chủ Nhà Trắng đang cố gắng xoa dịu Tổng thống Nga Vladimir Putin, thay vì mục tiêu ông đã nêu ra là đạt được hòa bình.
Đề cập việc Mỹ đứng về phía Nga tại Liên hợp quốc hai lần vào đầu tuần này, Giáo sư Alexseev khẳng định điều đó báo hiệu rằng "mục tiêu chính của ông Trump là phục hồi ông Putin và mở ra cánh cửa cho các thỏa thuận béo bở với Nga, hiện có vẻ như đang bị cản trở bởi thực tế là Nga đang chịu lệnh trừng phạt” do phát động cuộc xung đột ở Ukraine.
Phát biểu khai mạc hội nghị thượng đỉnh ở London, Thủ tướng Anh Keir Starmer khẳng định, "đây là thời khắc có một không hai đối với an ninh của châu Âu và tất cả chúng ta cần phải hành động". |
Chia sẻ với Guardian, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (2014-2023) Frans Timmermans, cựu Ngoại trưởng Hà Lan đồng quan điểm về nhận định Washington “xa rời châu Âu”.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Donald Trump “vẫn ít nhiều ảnh hưởng từ những người có kinh nghiệm thuộc cánh hữu, những người bảo thủ, nhưng vẫn muốn quản lý theo các quy tắc đã được thiết lập trong 80 năm", bằng chứng là thực hiện việc đàm phán thỏa thuận thương mại "theo cách giúp cả hai bên đều giành chiến thắng".
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi. Ông chủ Nhà Trắng “chưa bao giờ yêu EU. Thực ra, ông ấy ghét EU ngay từ đầu, nhưng ông ấy biết mình phải đối phó với EU mà thôi”. Và điều đó hiện không còn nữa, theo ông Frans Timmermans, "mọi việc họ làm và mọi điều họ nói... chỉ lặp lại những câu nói của Điện Kremlin trong cuộc họp với ông Zelensky".
Phát biểu với Sky News, ông Rasmus Jarlov, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng của Quốc hội Đan Mạch chỉ trích một số nước châu Âu không chi đủ tiền cho quốc phòng và "không làm tròn trách nhiệm của mình". Theo ông, nếu châu Âu đứng lên và giúp Ukraine, sẽ chỉ có một kết quả là "chiến thắng của Ukraine".
Nghị sĩ Đan Mạch kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu "phải ngừng nói, phải ngừng tweet" và "phải bắt đầu trả tiền", "phải gửi vũ khí đến Ukraine ngay bây giờ".
Ông Putin chấp nhận nhượng bộ nhỏ khi điện đàm với ông Trump, nhưng giữ nguyên các điều kiện mà Nga coi là tiên quyết cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/3.
Sáng 19/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn đã tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Trung tâm truyền thông quốc tế Quảng Tây, thuộc Tập đoàn Truyền thông Nhật báo Quảng Tây (Trung Quốc) do Phó Giám đốc thường trực La Nhuệ dẫn đầu.
Ủy ban châu Âu (EC) đã sẵn sàng mở các nhóm đàm phán với Ukraine về việc kết nạp Kiev, tuy nhiên, quá trình đòi hỏi sự nhất trí từ tất cả 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này đã bị Hungary chặn lại.
Tàu hàng đâm vào tàu chở nhiên liệu của quân đội Mỹ ngoài khơi miền đông nước Anh, khiến cả hai tàu bốc cháy và dầu tràn ra biển.
Tổng thống Trump cho rằng người đồng cấp Putin đã đưa ra 'tuyên bố hứa hẹn' về ngừng bắn ở Ukraine và mong Nga sẽ làm điều đúng đắn.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi Mỹ ngừng các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen, tham gia đối thoại để xuống thang căng thẳng.
Tổng thống Macron kêu gọi các nước EU ngừng mua tên lửa, tiêm kích Mỹ, ưu tiên khí tài châu Âu để tăng năng lực sản xuất vũ khí khu vực.
Phụ nữ Việt Nam tham gia mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tỷ lệ nữ tham gia hoạt động chính trị và giữ vai trò lãnh đạo ngày càng cao.