Trong bài viết mới đây trên Technology Review, Phó Giáo sư Arvind P. Ravikumar (*) cho rằng, tác động đến khí hậu của việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên phụ thuộc vào những gì chúng đang thay thế ở các nước nhập khẩu và các bước để làm sạch chuỗi cung ứng.
xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG. (Nguồn: iStock) |
Hiện đang có một cuộc tranh luận chính đáng về tác động lâu dài của việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ và liệu hoạt động này có tương thích với các thỏa thuận khí hậu toàn cầu hay không. (Nguồn: iStock) |
Cuối tháng 1/2024, Mỹ thông báo sẽ đình chỉ đơn xin cấp phép xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vì đánh giá lại tác động kinh tế, môi trường và khí hậu của nhiên liệu này.
LNG được sản xuất bằng cách làm lạnh khí tự nhiên thành trạng thái lỏng, giúp việc lưu trữ và vận chuyển ra thị trường nước ngoài dễ dàng hơn. Bản thân khí đốt tự nhiên đã là phần cốt lõi trong LNG và điều này gây tranh cãi trong cuộc tranh luận về năng lượng sạch trong nhiều thập niên.
Khi bị đốt cháy, khí đốt tự nhiên thải ra lượng khí nhà kính bằng một nửa so với than đá. Việc sử dụng khí đốt tự nhiên đã giúp giảm lượng khí thải từ ngành điện ở một số quốc gia, bao gồm cả Mỹ.
Tin liên quan |
Kinh tế thế giới nổi bật (26/1-1/2): Mỹ giảm vay, Trung Quốc hỗ trợ bất động sản, công ty phá sản ở Anh cao nhất 30 năm, Đức ảm đạm Kinh tế thế giới nổi bật (26/1-1/2): Mỹ giảm vay, Trung Quốc hỗ trợ bất động sản, công ty phá sản ở Anh cao nhất 30 năm, Đức ảm đạm |
Tuy nhiên, khí tự nhiên chủ yếu được tạo ra từ khí mê-tan, một loại khí nhà kính mạnh. Khí mê-tan rò rỉ dọc theo chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến vận chuyển, có nguy cơ làm xói mòn những lợi ích mà khí tự nhiên mang lại như một loại nhiên liệu đốt sạch hơn.
Trở lại với quyết định cấm xuất khẩu LNG của Washington, những phản ứng ngay lập tức là điều có thể dự đoán được. Một số tổ chức môi trường ca ngợi đây là một sự điều chỉnh rất cần thiết, cho rằng nó có thể giúp Mỹ đáp ứng các cam kết về khí hậu toàn cầu.
Trong khi đó, các nhóm thương mại trong ngành lại công kích động thái của Washington. Họ nhấn mạnh rằng, đó là một cách phản tác dụng để cắt giảm lượng khí thải nhà kính và sẽ làm suy yếu an ninh năng lượng của quốc gia tại thời điểm địa chính trị ngày càng biến động.
Điều quan trọng không phải là lượng khí thải tuyệt đối liên quan đến bất kỳ tàu chở hàng nào chứa đầy LNG khởi hành từ Mỹ, nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới. Đúng hơn, khi nhiên liệu được xuất khẩu, tác động ròng đến khí hậu phụ thuộc vào những gì nó thay thế ở nước nhập khẩu và liệu các lựa chọn thay thế thực tế tạo ra nhiều hay ít khí nhà kính.
Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã thúc đẩy xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu tăng trưởng mạnh mẽ. Nhiên liệu này được sử dụng chủ yếu trong ngành điện để duy trì sinh hoạt và sưởi ấm.
Nếu không xảy ra xung đột Nga-Ukraine, châu Âu có thể vẫn tiếp tục mua khí đốt từ xứ bạch dương. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy, khí đốt tự nhiên của Nga có liên quan đến lượng khí thải mêtan cao hơn so với chuỗi cung ứng khí đốt tự nhiên của Mỹ.
Trong bối cảnh này, việc thay thế khí đốt qua đường ống của Nga bằng LNG của Mỹ có thể làm giảm lượng khí thải carbon tổng thể, ngay cả khi có thêm lượng khí thải từ việc vận chuyển nhiên liệu qua đại dương.
Hoặc lấy một ví dụ khác: Xuất khẩu LNG của Mỹ sang Ấn Độ trước tiên được sử dụng trong các nhà máy để sản xuất phân bón hoặc công nghiệp nặng, sau đó mới sử dụng trong lĩnh vực điện. Điều này là do năng lượng mặt trời là hình thức sản xuất điện rẻ nhất ở Ấn Độ. Ngoài ra, các nhà máy than sản xuất phần lớn điện năng, một phần nhờ vào trợ cấp cho ngành.
Với tất cả những điều này, không có kịch bản nào ở Ấn Độ, nơi nhập khẩu LNG giá cao, có thể cạnh tranh với than đá hoặc loại bỏ năng lượng tái tạo có hàm lượng carbon thấp hơn. Vì vậy, ở đây cũng vậy, LNG gần như chắc chắn sẽ không làm tăng lượng khí thải tổng thể từ ngành điện.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là LNG của Mỹ luôn giảm lượng khí thải trên toàn thế giới. Quan điểm khi đưa ra các ví dụ trên là tác động của nhiên liệu đến khí hậu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và phải được đánh giá trên cơ sở từng quốc gia. Ngoài ra, việc LNG của Mỹ có giảm lượng khí thải ròng hay không có thể thay đổi theo thời gian khi các quốc gia khử cacbon.
Hiện đang có một cuộc tranh luận chính đáng về tác động lâu dài của việc xuất khẩu LNG của Mỹ và liệu hoạt động này có tương thích với các thỏa thuận khí hậu toàn cầu hay không.
Trong thập niên qua, cách để khí đốt tự nhiên giúp giảm lượng khí thải là thay thế các nhà máy điện đốt than. Nhưng nhiên liệu có thể tiếp tục hỗ trợ được bao lâu tùy thuộc vào quỹ đạo phát thải và nóng lên của Trái đất.
Theo một nghiên cứu tại Đại học Calgary (Canada) mới đây, xuất khẩu LNG nói chung chỉ có thể giảm lượng khí thải carbon toàn cầu cho đến khoảng năm 2035, trong kịch bản các quốc gia đạt được mục tiêu của Thỏa thuận khí hậu Paris về hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Đó là bởi vì vào thời điểm đó, đơn giản là sẽ không có đủ nhà máy than đang hoạt động để có thể thay thế bằng các nhà máy điện sử dụng khí đốt tự nhiên có mức phát thải thấp hơn.
LNG Australia. (Nguồn: smh) |
Sẽ là có giá trị khi xem xét tác động khí hậu của việc xuất khẩu LNG của Mỹ, đặc biệt là về lâu dài. (Nguồn: SMH) |
Nhưng nếu thế giới không đạt được mục tiêu nhiệt độ đó và hiện hầu hết các dấu hiệu đều cho thấy điều này nhiều khả năng xảy ra, thì khí đốt tự nhiên có thể tiếp tục giúp cắt giảm lượng khí thải của ngành điện trong một khoảng thời gian dài hơn. Trong kịch bản nhiệt độ tăng 3°C, khí đốt tự nhiên vẫn có thể thay thế than cho đến năm 2050.
Bất kỳ tính toán nào về tác động khí hậu được thực hiện ngày hôm nay cần phải phản ánh cách LNG của Mỹ có thể sẽ được sử dụng trong tương lai, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu đang thay đổi.
Cho dù mọi người đồng ý hay không đồng ý với quyết định tạm dừng xuất khẩu của chính quyền ông Biden, có một điều chắc chắn: Việc tốt nhất nên làm ngay bây giờ để giải quyết tác động tới khí hậu LNG Mỹ là khắc phục và ngăn chặn rò rỉ khí mê-tan dọc chuỗi cung ứng càng nhanh càng tốt.
Trong lĩnh vực này, Washington đang dẫn đầu phần còn lại của thế giới. Quy định của liên bang, đầu tư của chính phủ và hành động tự nguyện của ngành đã sẵn sàng để giảm hơn 80% lượng khí thải mê-tan của nền kinh tế số 1 thế giới vào năm 2030.
Do đó, bài kiểm tra trước mắt là liệu thực tế có thể khiến các quốc gia cung cấp khí đốt khác đáp ứng các tiêu chuẩn phát thải khí mêtan chặt chẽ hơn hay không. Bộ Năng lượng Mỹ hiện đang hợp tác với một số quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu LNG khác để phát triển khuôn khổ toàn cầu nhằm giám sát, đo lường, báo cáo và xác minh rò rỉ khí mê-tan.
Trong một thế giới, nơi những người tiêu dùng LNG như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc yêu cầu các nhà cung cấp phải chứng minh lượng khí thải mêtan thấp, Mỹ có thể dẫn đầu thế giới trong việc phát triển chuỗi cung ứng khí đốt ít rò rỉ minh bạch và có thể kiểm chứng.
Sẽ là có giá trị khi xem xét tác động khí hậu của việc xuất khẩu LNG của Mỹ, đặc biệt là về lâu dài. Tương tự, việc xem xét làm thế nào nhiên liệu có thể cải thiện an ninh năng lượng toàn cầu và giảm lượng khí thải carbon toàn cầu cũng có ý nghĩa lớn.
Mỗi quốc gia nhập khẩu phải suy nghĩ kỹ về nhu cầu dài hạn của mình đối với LNG của Mỹ và phát triển một chiến lược hợp lý nhằm cân bằng các cam kết về khí hậu, an ninh năng lượng cũng như nhu cầu của người dân và các ngành công nghiệp trong nước.
Trong khi đó, câu hỏi đúng đắn mà Mỹ cần tự hỏi mình là: Hiện nay, chúng ta có đang làm mọi cách có thể để giảm lượng phát thải khí nhà kính trên toàn bộ chuỗi cung ứng LNG hay không, đảm bảo rằng đó là nguồn năng lượng sạch nhất có thể cho các quốc gia?
Câu trả lời bắt đầu bằng việc thực hiện công việc khó khăn để đảm bảo rằng lĩnh vực này đạt mức phát thải khí mê-tan gần như bằng 0 vào cuối thập niên này.
(*) Phó Giáo sư Arvind P. Ravikumar hiện đang làm việc tại Khoa Kỹ thuật dầu khí và hệ thống địa chất Hildebrand - Đại học Texas ở Austin, Texas, Mỹ. Ông cũng là cộng tác viên cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS) có trụ sở tại Washington, Mỹ.
Nga đã trở thành quốc gia bị phương Tây trừng phạt nhiều nhất sau khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine kể từ tháng 2/2022, vượt qua cả Iran và Triều Tiên. Bất chấp áp lực, nền kinh tế Nga đã tăng trưởng 4,7% trong nửa đầu năm 2024.
Ngày 5/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nước này đã đồng ý cung cấp khí đốt cho Moldova theo các điều kiện mà Chisinau yêu cầu.
Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng được phê duyệt từ năm 2009 với mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh tăng lên hơn 5.550 tỷ đồng. Tuy nhiên, công trình thủy lợi lớn nhất Nghệ An kéo dài suốt 15 năm vẫn chưa thể vận hành. Hai tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa phụ trách phần công tác bồi hoàn, giải phóng mặt bằng nhưng chậm trễ, khối lượng công việc còn rất lớn.
Thông tin trên được Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) báo cáo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ngày 21/5. 'Nguy cơ ùn tắc tại một số tỉnh, thành và sẽ lan ra toàn quốc, đặc biệt nghiêm trọng tại Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai', Cục ĐKVN cảnh báo. Hiện cả nước có 274/294 trung tâm đăng kiểm với 446/546 dây chuyền kiểm định đang hoạt động, với công suất tối thiểu 642.240 xe/tháng. Nếu các trung tâm đăng kiểm vận hành bình thường sẽ đáp ứng hoàn toàn nhu cầu...
Bám sát những diễn biến từ thị trường, triển khai đồng bộ, kịp thời những giải pháp quản trị, điều hành, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã vượt qua những khó khăn, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch nửa đầu năm 2024, có tăng trưởng so với năm 2023.
Ngày 21/10, UBND tỉnh Hậu Giang quyết định chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị mới Cái Côn, thành phố Ngã Bảy, với vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.
Giá heo hơi hôm nay đồng loạt đi ngang. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 66.000 - 70.000 đồng/kg.
Dành hơn một năm để phân tích và nghiên cứu về nhiều dự án tại TP.HCM để tìm nơi an cư lý tưởng cho gia đình nhỏ, anh Tiến Nguyễn (32 tuổi, chuyên viên tư vấn tài chính) và vợ quyết định chọn Masteri Centre Point là ngôi nhà gắn bó lâu dài từ khoảng đầu năm 2023. Vợ chồng anh đã nhận nhà vào khoảng đầu năm nay và rất hài lòng về quyết định của mình...
UBND tỉnh Kiên Giang ban hành kế hoạch thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác qua hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử (eCDT), góp phần chống khai thác IUU.