Ngày 13/1, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani đã thực hiện chuyến thăm chính thức tới London, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa Iraq và Anh.
Chuẩn bị ký kết thỏa thuận lịch sử, quan hệ Anh-Iraq bước sang 'kỷ nguyên mới' |
Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani lên đường thăm Anh. (Nguồn: Văn phòng Thủ tướng Iraq) |
Hãng thông tấn Anadolu cho hay, Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ tiếp đón người đồng cấp Iraq tại Phố Downing. Trong cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận về việc thúc đẩy hợp tác thương mại, tăng trưởng và di cư bất hợp pháp.
Tin liên quan |
Iraq và Iran ca ngợi mối quan hệ Iraq và Iran ca ngợi mối quan hệ 'anh em' tốt đẹp tuyệt vời, nhất trí thực hiện một thỏa thuận về an ninh |
Theo tuyên bố từ văn phòng của ông Starmer tối 13/1, hai thủ tướng sẽ công bố gói xuất khẩu trị giá lên tới 12,3 tỷ Bảng Anh (14,9 tỷ USD) để thúc đẩy cơ hội cho doanh nghiệp Anh cũng như tăng trưởng kinh tế.
Hai bên cũng sẽ đàm phán về một thỏa thuận hồi hương cụ thể, dự kiến sẽ hỗ trợ việc quản lý tình trạng di cư bất hợp pháp và củng cố biên giới Vương quốc Anh.
Trong một tuyên bố, Thủ tướng Starmer nói: "Hôm nay đánh dấu một kỷ nguyên mới trong hợp tác Anh-Iraq, mang lại lợi ích chung từ thương mại đến quốc phòng, khi chúng ta tiếp tục hợp tác hướng tới sự ổn định trong khu vực rộng lớn hơn".
Hai nhà lãnh đạo dự kiến cũng sẽ ký Thỏa thuận Đối tác và Hợp tác "mang tính cột mốc", giúp Iraq tận dụng chuyên môn của khu vực tư nhân Vương quốc Anh về cơ sở hạ tầng nước, năng lượng, viễn thông và quốc phòng để đảm bảo các dự án đầu tư trong tương lai, đồng thời mang lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp Anh.
Thủ tướng al-Sudani khẳng định, chuyến thăm này là cơ hội để tăng cường quan hệ với các quốc gia phương Tây và Arab, đồng thời duy trì sự cân bằng với Iran – nước láng giềng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện và khí đốt cho Iraq.
Iraq xem việc ký kết các thỏa thuận với phương Tây và Arab là chiến lược then chốt nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột, lấy phát triển kinh tế làm nền tảng cho chính sách an ninh quốc gia.
Chuyến thăm diễn ra khi Trung Đông đang trải qua nhiều biến động phức tạp. Là đồng minh hiếm hoi của cả Mỹ và Iran, Iraq đang nỗ lực giữ vững vị thế trung lập, tránh trở thành điểm xung đột mới tại khu vực.
Thỏa thuận an ninh với Anh được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hợp tác quân sự giữa hai nước, nhất là sau thông báo liên quân do Mỹ dẫn đầu sẽ chấm dứt nhiệm vụ chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq vào năm 2026. Là cựu chính quốc của Iraq, Anh hiện đóng vai trò quan trọng trong liên quân này.
Dù IS đã bị đánh bại về lãnh thổ tại Iraq vào năm 2017 và tại Syria vào năm 2019, những lo ngại vẫn tồn tại về khả năng nhóm này tái tổ chức ở các khu vực hẻo lánh của Iraq. Đặc biệt, tình hình tại Syria sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ đang tạo ra khoảng trống quyền lực, làm gia tăng rủi ro an ninh trong khu vực.
Các học viên đánh giá cao chất lượng nội dung chương trình, phương pháp truyền đạt, đào tạo cũng như kinh nghiệm, sự nhiệt huyết của các giảng viên.
Sáng ngày 11/10, nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN 44,45 và Hội nghị cấp cao liên quan tại Vientaine, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Australia Anthony Albanese.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Bennet nói Trump sẽ thắng áp đảo, đảng Cộng hòa kiểm soát lưỡng viện sau bầu cử tháng 11, song không kêu gọi Tổng thống Biden dừng tranh cử.
Quá trình huấn luyện bài bản cho học viên lái tiêm kích F-16 có thể mất nhiều năm, nhưng các phi công Ukraine chỉ có tối đa 6 tháng.
Trung Quốc giúp khoan giếng dầu ở Cuba; Ukraine tố tên lửa Nga đã bắn trúng vào hai tòa nhà dân cư làm nhiều người thương vong.
Ngày 23/3, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh rằng bảo đảm hàng hải an toàn và bền vững trên kênh đào Suez là lợi ích tối cao của đất nước ông vì đây là phương tiện giao dịch lý tưởng với châu Âu.
Cả Nga và Ấn Độ đều khẳng định “ý nghĩa to lớn” của chuyến thăm tới Moscow của Thủ tướng Narendra Modi từ ngày 8-9/7.
Thủ tướng Đức hoan nghênh việc Nigeria nỗ lực mở rộng công suất khai thác khí thiên nhiên hóa lỏng, đồng thời cho rằng hợp tác năng lượng là lĩnh vực quan trọng trong quan hệ đối tác giữa hai nước.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã gặp Tổng thống Alexander Stubb tại thủ đô Helsinki vào hôm nay, 6/6 trong chuyến thăm đầu tiên kể từ khi Phần Lan gia nhập NATO.