Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), hiện nay, chưa thể giao kì thi tốt nghiệp THPT về cho các địa phương tổ chức.
Trong 2 ngày 28, 29.6, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước đã tham dự kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Trước khi kì thi diễn ra, Bộ GDĐT đã phối hợp cùng các địa phương, chuẩn bị kĩ lưỡng về cơ sở vật chất, quy trình bảo mật đề thi, trông coi thi...
Dù vậy, vẫn còn tình trạng thí sinh mang điện thoại vào phòng thi, để lộ đề thi ra bên ngoài và đây không phải lần đầu xảy ra tình trạng này.
Trong nhiều năm trở lại đây, có rất nhiều vụ lộ đề thi tốt nghiệp THPT khiến dư luận xã hội xôn xao, bởi với 1 kì thi mang tính chất quốc gia, việc đảm bảo khách quan, công bằng là yếu tố đặt lên hàng đầu.
Chính vì vậy, đã có ý kiến cho rằng, Bộ GDĐT nên trả kì thi tốt nghiệp THPT về cho các địa phương tổ chức để việc tổ chức thi trở nên nhẹ nhàng hơn.
Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, thời điểm để phân cấp về cho các tỉnh tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay chưa được tính tới.
Lí do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đưa ra là hiện nay, chúng ta vẫn đang tổ chức kỳ thi 3 chung: Chung đề thi, chung đợt thi, chung kết quả với mục tiêu xét tốt nghiệp trung học phổ thông, và sử dụng kết quả để xét tuyển đại học.
"Nếu mỗi tỉnh ra đề thì mức độ khó dễ khác nhau, liệu có đảm bảo sự công bằng?" - Thứ trưởng đặt vấn đề.
Hơn nữa, theo Thứ trưởng, chủ trương chung của Chính phủ, trong mọi vấn đề là luôn có sự phân cấp. Tuy nhiên, nội dung nào phân cấp được, nơi nào làm tốt thì sẽ giao nơi đó làm.
Đây không phải là vấn đề Bộ muốn giao cho địa phương hay không, mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dư luận thấy không phù hợp để giao cho địa phương.
Còn theo quan điểm của PGS.TS Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT, với một kỳ thi quy mô 15 môn thi, từ khâu ra đề thi, đến thực hiện các khâu, quy trình đều rất vất vả, phải huy động lực lượng vô cùng lớn.
Nếu giao mỗi tỉnh thành tổ chức thi thì chúng ta lại phải tiếp tục huy động một bộ máy như thế này cho 63 tỉnh thành. Như vậy, tính về hiệu quả kinh tế và tính công bằng, tính an toàn, chia sẻ đều khó đảm bảo.
"Hiện Bộ GDĐT đã phân cấp nhiệm vụ cho địa phương 4 vấn đề cơ bản là: In sao đề thi, coi thi, chấm thi, đánh giá xét công nhận tốt nghiệp.
Còn việc ra đề thi là khâu khó nhất, cần có sự thống nhất chỉ đạo chung, để đảm bảo tính công bằng, tính đồng đều giữa các vùng miền" - PGS.TS Huỳnh Văn Chương chia sẻ.
Hà Nội - Ngày 16.10, lãnh đạo UBND quận Hà Đông (Hà Nội) đã trực tiếp xuống kiểm tra và làm việc với các bên liên quan sau thông tin...
Mùa tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2024 tại Hà Nội nóng rẫy khi nhiều trường top đầu giảm chỉ tiêu. Phụ huynh lo lắng, bồn chồn, còn học...
Các đối tượng đi xe máy đã xả súng bừa bãi vào những người tham dự bữa tiệc diễn ra tối 19/3 tại khu phố Villanueva khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 14 người bị thương.
Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cấm dạy thêm ở bậc tiểu học, tuy nhiên, vẫn có nhiều hoạt động giáo dục được tổ chức...
Quyết định trì hoãn đổi sang giờ mùa Hè của Chính phủ Liban khiến nhiều cơ quan, tổ chức và người dân nước này chia làm 2 phe và buộc phải sắp xếp lịch làm việc và học tập ở các múi giờ khác nhau.
Ngày 22.4, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng cho biết đã nắm được vụ việc hai nữ sinh đánh nhau ở Trường THCS Lạc Nghiệp...
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2024. Riêng với phương thức xét học bạ, trường bắt đầu nhận hồ...
Năm học 2024 - 2025 sẽ có thêm nhiều ngành học được miễn học phí và các cơ sở đào tạo cũng có chính sách hỗ trợ học phí riêng...
Dưới đây là cách tra cứu điểm thi vào lớp 10 tỉnh Sơn La năm 2023 nhanh chóng, chính xác nhất.