Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cấm dạy thêm ở bậc tiểu học, tuy nhiên, vẫn có nhiều hoạt động giáo dục được tổ chức trong nhà trường có thu phí, tạo gánh nặng đóng góp cho người dân.
Vào dịp đầu năm học 2023-2024, nhiều phụ huynh có con học tiểu học trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) phản ánh: Cô chủ nhiệm thông báo trên nhóm đề nghị phụ huynh đăng ký cho con học thêm nội dung “kỹ năng sống” ngoài chương trình chính khóa, với mức phí 350 nghìn đồng/em/năm.
“Trong chương trình tiểu học đã có tiết dạy chính khóa về kĩ năng sống, nay nhà trường lại tổ chức dạy thêm nữa, tôi thấy không cần thiết”, một phụ huynh chia sẻ.
Theo đó, nội dung kĩ năng sống dạy thêm này lại chèn vào thời khóa biểu trong buổi học. Do đó học sinh nào không đăng ký thì đến giờ học thêm kĩ năng sống phải ra ngoài. Vì vậy, phụ huynh dù không muốn cũng phải đăng ký cho khỏi tội con.
“Việc dạy thêm kĩ năng sống do chính giáo viên chủ nhiệm thực hiện. Nhà trường cho biết các em được học hát, múa, cờ vua,... nhưng cho vào thời khóa biểu chỉ là 1 tiết học, khi mở tivi cho học sinh xem, khi thì dạy toán, tiếng Việt...”, phụ huynh phản ánh.
Một số trường ở Nghệ An lại phối hợp với các Trung tâm kĩ năng sống để tổ chức dạy kĩ năng sống cho học sinh, với mức phí 450 nghìn/năm, tương đương 50 nghìn/tháng.
Ngoài ra, phụ huynh cũng bức xúc về việc nhà trường mở các lớp tiếng Anh tăng cường có yếu tố nước ngoài, tuy là chương trình học thêm nhưng cũng được chèn vào thời khóa biểu môn chính khóa, với mức học phí khoảng 20 nghìn/tiết.
Một phụ huynh tại Hà Tĩnh chia sẻ: “Tôi thấy chương trình này không hợp lý vì dạy thêm môn văn hóa là vi phạm quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mặt khác lại chèn vào tiết chính khóa nên phụ huynh rơi vào thế buộc phải tham gia, mặc dù không hiệu quả”.
Ngoài ra, học sinh tiểu học nếu tham gia các câu lạc bộ Toán, Tiếng Anh… đều phải đóng phí, theo phụ huynh thực chất đây là các lớp học thêm trá hình.
“Vào đầu năm học, học sinh tiểu học công lập dù không phải đóng học phí nhưng vẫn có rất nhiều khoản thu như tiền bảo hiểm, tiền tài trợ xây dựng cơ sở vật chất, quỹ lớp, tiền đồng phục, sách giáo khoa, nước uống, vệ sinh… Nhiều khoản mặc dù danh nghĩa là tự nguyện nhưng hầu hết phụ huynh đều rơi vào tình thế phải chấp nhận đóng vì sợ con bị nhà trường, giáo viên “để ý” – một phụ huynh có con học tiểu học tại Nghệ An chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo trường tiểu học tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết đã nắm được ý kiến phản hồi của phụ huynh về việc tổ chức dạy kĩ năng sống trong nhà trường.
"Ý kiến của phụ huynh là có cơ sở. Vấn đề này, chúng tôi sẽ làm việc lại với giáo viên chủ nhiệm và bàn bạc lại cùng với toàn thể hội đồng sư phạm để có hướng giải quyết cụ thể" - lãnh đạo nhà trường nói trên khẳng định.
Mấy tháng nay, Phòng Nội vụ huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) đã tham mưu cho ông Phạm Trung Nghĩa - Chủ tịch UBND huyện này ký ban hành...
Chuyện học thêm, dạy thêm đầu năm chưa hết nóng, thì nay phụ huynh lại phải quay cuồng với những khoản thu lên đến cả triệu đồng.
TPHCM - Tối 30.10, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quận Bình Thạnh đã có báo cáo liên quan đến vụ việc 2 nam sinh đánh nhau tại Trường...
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố các điều kiện, điểm sàn để xét tuyển vào trường.
Hơn 7.700 học sinh thi vào lớp 6, 10 của ba trường, khép lại mùa tuyển sinh công lập năm nay ở Hà Nội, ngày 15/6.
Chủ tịch Đại hội đồng LHQ kêu gọi chính quyền Afghanistan xem xét lại chính sách và cho phép trẻ em gái được đến trường, được học tập để có thể đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
Không ít sinh viên, phụ huynh như trút được gánh nặng trước thềm năm học mới khi nghe tin dự kiến không tăng học phí trong năm 2023 - 2024.
Đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Quảng Nam bị sạt lở gây ách tắc do mưa lớn.
Tháng 3/2022, quân xâm lược Nga đã chiếm đóng thị trấn Bucha của Ukraina ở ngoại ô Kyiv, để lại dấu vết chết chóc và hủy diệt khiến cả thế giới chấn động. Hai năm sau khi Nga rút quân khỏi thị trấn này, những cư dân bị tổn thương đang cố gắng trở lại cuộc sống bình thường.