Sau khi báo Lao Động có bài viết Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi, lãnh đạo của huyện Dầu Tiếng đã có phản hồi về vấn đề này.
Theo ông Nguyễn Phương Linh, Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng, những bức xúc của người dân là có cơ sở. Theo báo cáo của huyện cho thấy, hầu hết 125 hộ dân có công trình xây dựng nhà ở trên đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thời điểm năm 1997 với diện tích đất trong hạn mức 300m2 đất ở có nguồn gốc: Sang nhượng, tặng cho, nhà nước cấp năm 1984. Do đó, cho phép người dân được thực hiện biến động quyền của người sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013.
Ông Linh cho biết: Phía lãnh đạo huyện cùng với các cơ quan ban ngành liên quan đã liên tục có nhiều buổi làm việc về vấn đề này sớm giải quyết các vấn đề bức xúc và trả lại quyền lợi chính đáng cho người dân. Đồng thời cũng đề nghị các cơ quan chức năng liên quan tham mưu cho UBND tỉnh có chế độ được chính sách đền bù tái định cư tương ứng nếu phải thu hồi đất của người dân nhưng cho tới nay phía Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai và UBND tỉnh Bình Dương vẫn chưa có văn bản trả lời hướng giải quyết.
Phóng viên báo Lao Động cũng đã đặt câu hỏi với lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương việc giải quyết bức xúc cho người dân nhưng vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.
Như báo Lao Động đã đưa tin, các hộ dân sinh sống ở khu vực hồ Cần Nôm đã nhiều lần kiến nghị về việc cắm mốc cao trình 17 khu vực hồ Cần Nôm làm ảnh hưởng rất lớn đối với đất đai của người dân, sổ đất của dân được cấp năm 1997 có đất ở nhưng hiện tại không cho người dân xây dựng nhà, việc ghi vào sổ đất của người dân “đất thuộc cao trình” làm ảnh hưởng đến giá trị đất và khi đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra ngân hàng cầm cố vay tiền thì nhận được câu trả lời là không cho vay vì đất có phần diện tích nằm trong mốc cao trình.
Luật sư Nguyễn Thanh Nhã, Văn phòng luật DBS đưa ra quan điểm, để quản lý mặt bằng Nhà nước qui định hành lang đường bộ, đường thuỷ, hành lang hồ là hoàn toàn phù hợp, kèm theo đó là các mốc hành lang sông, hồ... Do đó hành lang sông, hồ được thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng. Còn các mốc cao trình dùng để quản lý chiều cao. Việc đưa mốc cao trình vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân rồi nói thửa đất đó nằm trong mốc cao trình là không đúng pháp luật và làm ảnh hưởng nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của người dân.
Đó là câu chuyện ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Tại cơ quan công an, nghi can khai, trong đêm, cả hai người ngồi ăn nhậu tới gần sáng và xảy ra mâu thuẫn do nghi can nghi ngờ nạn nhân có quan hệ tình cảm bất chính với vợ mình.
Vụ việc xảy ra vào hồi 00 giờ 30 phút sáng 22/10, tại nhà trọ công nhân của Công ty Mirex, thuộc xóm Bản Luộc, thị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình). Vào thời điểm trên, do mâu thuẫn ông T.N.H (SN 1981, trú tại Tổ dân phố 4, thị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình; nghề nghiệp: giáo viên) và một công nhân đang làm thuê cho Công ty Mirex đã xảy xô xát. Hậu quả, ông H bị người công nhân này dùng dao đâm nhiều nhát vào sườn phải và tử vong khi...
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã xác định cụ thể cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn giao thông đường...
Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã , thành phố về việc cảnh báo lừa đảo đưa...
Trước thông tin cải cách tiền lương , nhiều cán bộ y tế vùng cao mong tăng thu nhập để đảm bảo mức sống và những hy sinh của đội...
Liên quan tới sự việc hút cát thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ khu vực giáp ranh huyện Ba Vì (Hà Nội) làm nứt tường nhà dân, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa có văn bản chỉ đạo.
Huỳnh Minh Quân, 36 tuổi, bị cáo buộc hành vi gian dối, tự nhận có khả năng đưa lao động sang Hàn Quốc, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của nhiều người.
Người mẹ đau xót trước cái chết của hai con trai tại ao nước gần nơi ở tạm ở huyện Bình Chánh, TP.HCM. Khoảng 9 tháng trước, một đứa con trai khác (gần 2 tuổi) cũng bị đuối nước tử vong tại ao trên.