Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận định việc sáp nhập các đơn vị hành chính chỉ là bước đầu, thách thức lớn nhất nằm ở khâu tổ chức lại bộ máy và bố trí cán bộ.
"Bây giờ chọn ai làm Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch UBND, HĐND cấp xã? Không phải cán bộ nào cũng đủ năng lực đảm nhận nhiệm vụ mới sau sáp nhập", Chủ tịch Quốc hội nói trong buổi thảo luận tổ chiều 7/5 về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi.
Ông cho biết nếu sáp nhập ba tỉnh, các sở tương ứng như Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài nguyên Môi trường sẽ có tới 6 giám đốc, nhưng sau sáp nhập chỉ có thể chọn một người đảm nhiệm vị trí lãnh đạo. Các phó giám đốc có thể được giữ nguyên trong 5 năm, song đội ngũ cấp dưới phải điều động tăng cường về cơ sở xã để đáp ứng yêu cầu công việc.
"Việc sắp xếp, bố trí cán bộ sau sáp nhập đơn vị hành chính rất phức tạp, nên cuối tuần nào Bộ Chính trị cũng phải họp với các địa phương để tháo gỡ khó khăn", Chủ tịch Quốc hội cho hay.
Theo ông, tinh gọn bộ máy không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, mà còn tạo nguồn lực cho phát triển đất nước. Nhờ kết quả bước đầu của chủ trương này, Bộ Chính trị đã quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến phổ thông với tổng kinh phí 30.000 tỷ đồng. Đồng thời, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chỉ đạo nghiên cứu chính sách khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho người dân, dự kiến cần khoảng 25.000 tỷ đồng.
"Tinh gọn bộ máy thì mới có điều kiện lo cho an sinh xã hội. Có những nước thu nhập thấp hơn Việt Nam nhưng họ vẫn đảm bảo học phí, viện phí, nhà ở cho người dân", ông Mẫn chia sẻ.
Nên hình thành cụm đô thị khi bỏ mô hình thành phố thuộc tỉnh
Tại tổ TP HCM, GS Nguyễn Thiện Nhân đề xuất xác định khái niệm "đô thị" trong mô hình chính quyền địa phương hai cấp và đề xuất xây dựng cơ chế liên kết các phường thành cụm đô thị.
Theo ông, nhiều đô thị ở Việt Nam như thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã có quá trình hình thành lâu dài, phát triển từ nông thôn lên thị trấn, thị xã rồi thành phố. Đây là mô hình phổ biến trên thế giới và đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, với đề xuất tổ chức chính quyền địa phương hai cấp mới, cấp huyện bị xóa bỏ, đồng nghĩa với việc các thị xã, thành phố thuộc tỉnh hay thuộc thành phố sẽ không còn tồn tại. Khi đó, cả nước chỉ còn 6 đô thị lớn trực thuộc Trung ương, gồm Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.
"Vậy các yếu tố đô thị còn lại trong lòng các tỉnh sẽ được hiểu như thế nào? Nếu chỉ xem đó là các phường riêng lẻ thì không hợp lý", ông Nhân đặt vấn đề, cho rằng cần phải có cách nhìn khác.
Ông dẫn chứng các đô thị như Vinh, Thủ Đức, Cần Thơ dù chia thành nhiều phường vẫn là một thể thống nhất, có liên kết về phát triển kinh tế, hạ tầng, văn hóa, dịch vụ. Vì vậy, khi không còn mô hình thành phố thuộc tỉnh, cần có cơ chế để liên kết các phường đó lại thành cụm đô thị thống nhất, đảm bảo phát triển đồng bộ và có sức lan tỏa về kinh tế, xã hội.
Dự thảo luật quy định khi một vấn đề liên quan đến hai phường thì cấp tỉnh sẽ chỉ đạo. Tuy nhiên, theo GS Nhân, quy định này chưa đủ. "Thành phố Thủ Đức có hàng chục phường, nếu không có cơ chế quản lý thống nhất thì sẽ rất khó điều phối hiệu quả", ông nói.
GS Nhân đề xuất xây dựng cụm đô thị như một "quả đấm kinh tế" tương tự vai trò của các thành phố thuộc tỉnh trước đây nhằm tạo động lực phát triển cho toàn tỉnh.
Tại tổ Hà Nội, đại biểu Bùi Huyền Mai (Bí thư Quận ủy Thanh Xuân) đề nghị bổ sung quy định mở rộng thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân tại các đô thị đặc biệt như Hà Nội và TP HCM. Ngoài ra, bà cũng đề xuất trao quyền chủ động cho cấp tỉnh trong việc tổ chức lại cơ quan chuyên môn nhằm thích ứng với đặc thù quản lý tại các đô thị lớn. Ví dụ, Hà Nội cần được linh hoạt bố trí đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với khối lượng công việc và quy mô dân số đông đúc.
Tại tổ Điện Biên, đại biểu Tạ Thị Yên (Phó chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu) đề xuất làm rõ quy định về "trường hợp cần thiết" khi Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành công việc ở cấp xã. "Phải xác định cụ thể để tránh lạm quyền, nhất là khi chúng ta đang đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với nguyên tắc cấp nào làm, cấp đó chịu trách nhiệm", bà nói.
Ngoài ra, nữ đại biểu cũng đề nghị tính toán lại số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã theo dân số, để đảm bảo công bằng giữa các đơn vị hành chính sau sắp xếp và chưa sắp xếp.
Vũ Tuân
Ngày 14-6, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Saigontourist Group - Việt Nam sẽ khai mạc tại công viên Tsurumi Ryokuchi, thành phố Osaka, Nhật Bản.
Tổ cảnh sát giao thông đã triển khai phương án hỗ trợ, sử dụng ô tô đặc chủng mở còi, bật đèn ưu tiên dẫn đường để đưa nạn nhân đến Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai.
Tuyến đường được đầu tư hơn 85 tỷ đồng song sử dụng vài năm đã bong tróc, hư hỏng nhiều vị trí. Người dân địa phương cho rằng việc xe tải chở vật liệu xây dựng, xe chở keo tải trọng lớn là nguyên nhân khiến đường xuống cấp.
Xe đầu kéo lưu thông trên đường ở Bình Dương, liên tục vượt đèn đỏ gây nguy hiểm tính mạng người đi đường khiến người dân bức xúc và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
Điện Biên – Tỉnh thống nhất sẽ giảm từ 129 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã xuống còn 45 (42 xã và 3 phường).
Nhà thiết kế Cao Minh Tiến kể câu chuyện tình của các liền anh liền chị trong văn hóa quan họ qua bộ sưu tập 'Thoải mộng'.
Sáng 5/6 tuyến xe buýt điện chạy lộ trình Kim Mã - Đông Anh đã được đại diện lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, các sở ngành, đơn vị vận hành cắt băng đưa vào hoạt động. Đây là tuyến xe buýt điện thứ 16 tại Hà Nội được đưa vào hoạt động.
Đây là diễn biến mới liên quan vụ hàng trăm tấn xi măng ở xã miền núi huyện Hương Khê tập kết ngoài trời dẫn đến một số lượng lớn bị hư.
Hà Nội - 2 giáo viên Trường THCS Văn Yên, quận Hà Đông dạy thêm học sinh chính khóa đã báo cáo giải trình với Ban Giám hiệu nhà trường.