Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh trường đại học không chỉ truyền thụ tri thức mà phải chuẩn bị cho người học năng lực thích ứng, khi về thăm trường cũ dịp 20/11.
Sáng 13/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, cựu sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM, về thăm và làm việc với cán bộ, giảng viên nhà trường.
Mở đầu, Chủ tịch nước chúc mừng các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ông nhắc đến nhiều người thầy cũ, nhìn nhận kiến thức sâu rộng, nhân cách mẫu mực của thầy cô là tấm gương sáng, động viên những thế hệ sinh viên bước vào cuộc sống với nhiều hoài bão.
"Cách đây hơn 30 năm, dưới mái trường này, chúng tôi đã được học tập với những cô giáo, thầy giáo đầy nhiệt huyết, luôn quan tâm đến sự tiến bộ của sinh viên. Những thành công có được của lớp sinh viên ngày ấy, trong đó có cá nhân tôi, có phần từ công lao dạy bảo của các thầy cô", Chủ tịch nước chia sẻ.
Ông Thưởng nhấn mạnh nhiệm vụ của giáo dục đại học không chỉ là truyền thụ tri thức, tạo ra tri thức mới, phục vụ sự tiến bộ, phồn vinh và hạnh phúc của xã hội mà còn chuẩn bị cho con người có đủ phẩm chất và năng lực hành động, sáng tạo, thích ứng trong một thế giới không ngừng biến động phức tạp, khó lường.
Trường đại học phải là nơi phát hiện năng lực, bồi dưỡng các giá trị, tạo nền tảng để cá nhân được phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo; từ đây cung cấp cho xã hội những công dân có trách nhiệm, sống tốt và làm việc hiệu quả.
Theo ông, đất nước đang nỗ lực hiện thực hóa khát vọng phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Khát vọng và tầm nhìn ấy chỉ có thể thành hiện thực khi có nền tảng khoa học và giáo dục chất lượng, trong đó khoa học xã hội và nhân văn đóng vai trò quan trọng.
"Sức mạnh của một dân tộc không phải nằm ở tài nguyên trong lòng đất, lòng biển mà là ở nguồn nhân lực chất lượng cao, có trí tuệ, tri thức và phẩm giá", ông Thưởng nói.
Với riêng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Chủ tịch nước chia sẻ một số định hướng.
Thứ nhất, trường phải kiên trì đổi mới tư duy và hành động, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu.
Thứ hai, nhà trường cần đổi mới quản lý theo hướng tự chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.
Thứ ba là đổi mới giáo dục theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, xây dựng môi trường văn hóa, môi trường học thuật để sinh viên tự tin, độc lập, sáng tạo.
Ngoài ra, trường cần có chế độ đãi ngộ và chính sách hợp lý với cán bộ có trình độ cao, tạo điều kiện và môi trường để thầy cô tự học tập, nghiên cứu, phát huy năng lực sư phạm.
PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng, cho hay trong bối cảnh tự chủ đại học, trường mong Nhà nước quan tâm kịp thời đến công tác đào tạo, nghiên cứu các ngành khoa học cơ bản, trong đó có lĩnh vực Khoa học xã hội.
"Nếu không có sự quan tâm kịp thời, các ngành này có nguy cơ tụt hậu trước cơ chế thị trường, dẫn đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực khoa học cơ bản trong tương lai", bà Lan nói, thêm rằng cần có chính sách đãi ngộ tốt hơn với giảng viên để họ yên tâm công tác.
Mặt khác, để đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học, bà Lan đề xuất Nhà nước ra chính sách tín dụng phù hợp để sinh viên có điều kiện nâng cao trình độ.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM, được thành lập năm 1957, tiền thân là Đại học Văn khoa (thuộc Viện Đại học Sài Gòn), Đại học Tổng hợp TP HCM. Hiện, trường đào tạo 34 ngành bậc đại học, 34 ngành bậc thạc sĩ, 18 ngành tiến sĩ trong 7 lĩnh vực, với hơn 17.000 sinh viên và học viên sau đại học.
Đến nay, trường đã đào tạo cho xã hội hơn 80.000 cử nhân, hơn 6.000 thạc sĩ và 600 tiến sĩ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Về hợp tác quốc tế, trường thu hút sinh viên từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ đến học tập, có quan hệ đối tác với hơn 250 trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới.
Ông Võ Văn Thưởng là cựu sinh viên khoa Triết học khóa 1988-1992 của trường. Thời sinh viên, ông là Bí thư Đoàn khoa Triết học, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lý luận trẻ.
Lệ Nguyễn
Phụ cấp đối với Trưởng thôn , Bí thư chi bộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai được quy định tại Nghị quyết của HĐND tỉnh này.
Một nghiên cứu gần đây do nền tảng học ngôn ngữ Preply thực hiện cho thấy nhiều phụ huynh ủng hộ việc sử dụng tiếng lóng trong các lớp học. Nghiên cứu cho thấy 3/10 phụ huynh của học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 thậm chí cảm thấy các thuật ngữ tiếng lóng nên được thêm vào chương trình giảng dạy ở trường. Hơn 1.000 phụ huynh học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 đã được phỏng vấn để thảo luận về việc liệu tiếng lóng 'cản trở hay thúc đẩy việc học'. 'Việc hoàn toàn cấm tiếng lóng có thể được coi là kìm hãm sự phát triển ngôn ngữ và thể hiện văn hóa. Tiếng lóng là một phần không thể thiếu của sự tiến hóa ngôn ngữ và mang đến cơ hội cho học sinh tham gia vào ngôn ngữ một cách năng động và sống động hơn', chuyên gia ngôn ngữ và kỹ năng giao thoa văn hóa của Preply, Sylvia Johnson, cho biết. 2/5 phụ huynh học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 sẵn sàng tham gia lớp học về tiếng lóng, trong đó các bang New York, Florida và California là những bang quan tâm nhất. 2/5 giáo viên cho biết họ phản đối việc cấm
Ngày 7/8, tại nhiều địa phương của Anh, hàng nghìn người biểu tình chống phân biệt chủng tộc đã xuống đường phản đối lực lượng cực hữu sau nhiều ngày bất ổn, bắt nguồn từ vụ đâm dao ở thị trấn Southport, vùng Tây Bắc nước Anh.
Ông chủ người Trung Quốc mở nhà hàng ăn uống, karaoke ở quận 5, TP.HCM. Sau đó tuyển tiếp viên nữ về thu hút các 'dân chơi' rồi bán dâm.
Ngày 28.4, theo thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh , Bộ trưởng Bộ Công an vừa có quyết định điều động Thượng tá Mai Thế Quang – Phó...
Sau khi báo chí đăng thông tin vợ chồng công nhân cho biết “bị nhà xe bỏ rơi, công ty không trả lương”, lực lượng chức năng đã vào cuộc để tìm cách hỗ trợ. Công nhân này nói không nhớ công ty nào, nhưng đã được họ “liên hệ để sẽ trả tiền, giấy tờ”.
Sáng 28-3, Thượng tá Trần Trung Quốc - trưởng Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Đồng Tháp - xác nhận thông tin vụ tài xế ô tô gây tai nạn tông chết 2 người trộm chó.
Toàn tỉnh Đắk Lắk có 128 ngôi nhà bị ngập nước từ 20-40cm, hơn 4.400 hecta cây trồng bị ảnh hưởng. Trong đó, lúa hơn 3.800 hecta, hoa màu hơn 480 hecta, cây lâu năm hơn 50 hecta và hơn 6 hecta mặt ao nuôi cá bị ngập. Một số công trình hạ tầng giao thông bị hư hỏng nặng nề. Những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất là: Huyện Ea Súp, Krông Bông, Krông Ana và huyện Lắk. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo...
Nam Định - Chiều 7.5, trao đổi với PV Báo Lao Động, lãnh đạo UBND xã Hải Trung (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) cho biết, trên địa bàn vừa...