Chủ tịch JICA đề nghị Việt Nam sớm xử lý dứt điểm tồn tại ở Metro số 1 TP HCM (Bến Thành - Suối Tiên), để dự án này sớm vận hành sau hơn 10 năm thi công.
Đề nghị này được ông Tanaka Akihiko, Chủ tịch JICA nêu khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 18/12, bàn giải pháp Việt - Nhật tiếp tục hợp tác vay ODA thế hệ mới cho các dự án trong giai đoạn tới.
Theo Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), nhiều năm qua tổ chức này có nhiều chương trình hỗ trợ dự án trọng điểm dùng vốn ODA phù hợp với tình hình, nguyện vọng của Việt Nam. Tuy nhiên, một số dự án triển khai dùng nguồn vốn này đang gặp vướng mắc, như dự án đường sắt đô thị số 1 TP HCM (Metro số 1), đoạn Bến Thành - Suối Tiên.
"Chúng tôi mong Việt Nam quan tâm, nhanh chóng giải quyết những vấn đề của dự án này", ông Tanaka Akihiko nói.
Metro số 1 TP HCM (Bến Thành - Suối Tiên) là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP HCM, khởi công năm 2012 với 4 gói thầu chính dùng vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản. Dự án dài gần 20 km, từ ga Bến Thành (quận 1) đến Depot Long Bình (TP Thủ Đức), gặp một số vướng mắc liên quan vốn, gói thầu mua sắm thiết bị cơ điện, đầu toa toa xe. Metro số 1 TP HCM hiện đạt trên 96% khối lượng và dự kiến vận hành thương mại vào tháng 7 năm sau.
Ngoài Metro số 1 TP HCM, ông Tanaka Akihiko cũng muốn Chính phủ Việt Nam thúc đẩy thủ tục để sớm được triển khai. Xử lý dứt điểm những vướng mắc này, Chủ tịch JICA cho rằng sẽ là nền tảng để Việt - Nhật thúc đẩy những dự án hạ tầng quan trọng trong tương lai.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tán thành với Chủ tịch Tanaka Akihiko về xử lý các vướng mắc của dự án cũ "nhanh nhất có thể". Việc này sẽ giúp hai bên rút kinh nghiệm cho thực hiện các dự án vay ODA thế hệ mới nhanh chóng, hiệu quả hơn.
"Chúng ta cần dọn dẹp những tồn đọng kéo dài để bắt đầu thế hệ vay ODA mới đơn giản, mang tính xoay chuyển tình thế và hiệu quả hơn so với giai đoạn vừa qua", Thủ tướng nói.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính làm việc với JICA, các cơ quan phía Nhật Bản những vấn đề cụ thể để xử lý dứt diểm các tồn tại ở các dự án đã triển khai giữa hai bên.
Bộ Giáo dục & Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với phía Nhật để sớm xử lý vấn đề liên quan dự án tại trường Đại học Việt - Nhật.
Vốn viện trợ phát triển chính thức trong 30 năm qua được nhìn nhận đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Dòng vốn này cũng góp phần giúp Việt Nam thoát khỏi đói nghèo, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, giáo dục và là nền tảng để Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhắc tới các khoản vay ODA thế hệ mới, Thủ tướng đề nghị JICA xem xét, cho Việt Nam vay với ưu đãi, thủ tục đơn giản hơn để làm các dự án hạ tầng chiến lược như giao thông, y tế, giáo dục; hay các lĩnh vực mới gồm chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, công nghệ bán dẫn, điện tử. Việt Nam cũng muốn các dòng vốn ưu đãi của Nhật sẽ hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực, hợp tác lao động.
Hai bên sẽ lựa chọn dự án cụ thể, trọng điểm và đưa ra lộ trình nhằm thực hiện hiệu quả hơn giai đoạn trước, theo Thủ tướng.
Ông Tanaka Akihiko nói đồng ý với các lĩnh vực cụ thể cho hợp tác ODA mới được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập. Phía JICA sẽ làm việc với các bộ, ngành Việt Nam để triển khai các bước tiếp theo.
Nhật Bản hiện là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, với tổng giá trị vay tính đến hết năm tài khóa 2020 là 2.812,8 tỷ yen (27,5 tỷ USD). Vốn ODA giai đoạn vừa qua tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm như giao thông, năng lượng, cơ sở hạ tầng đô thị. Năm 2023, lần đầu tổng giá trị vốn vay ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam vượt 100 tỷ yen (khoảng 674 triệu USD) kể từ năm tài khóa 2017.
Thủ tướng Phạm Minh Chính công tác tại Nhật và dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm ASEAN - Nhật Bản, ngày 15-18/12. 2023 là năm Việt - Nhật kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện hồi tháng 11.
Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đã vào cuộc giải quyết việc khoảng 1.600 công nhân Công ty TNHH KD Sports Việt Nam ở thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa ngừng việc. Hiện cơ bản công nhân đồng tình với hướng xử lý của công ty.
Ông Nguyễn Văn Đông - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Rạng Đông ở tỉnh Bình Thuận - có đơn gửi Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao với nội dung đề nghị được xuất cảnh sang Singapore để khám chữa bệnh.
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Cà phê sáng với doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đề nghị doanh nghiệp mạnh dạn phản ảnh và yêu cầu các giám đốc sở lưu ý chuyện 'doanh nghiệp nào phản ảnh nhiều mà bị để ý là không được'.
Huyện Quốc Oai sẽ tổ chức đấu giá 54 thửa đất tại khu đất đấu giá thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn với giá khởi điểm hơn 12 triệu đồng/m2. Phương thức đấu giá là bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng, tối thiểu 5 vòng cho đến khi không còn ai tham gia trả giá lên.
Sáng nay, huyện Phúc Thọ tổ chức đấu giá 39 thửa đất ở với giá khởi điểm từ 19,8 triệu đồng/m2. Có gần 400 khách hàng với 650 hồ sơ tham gia đấu giá.
Một nhà máy chè quy mô lớn xây dựng trái phép ở huyện Tam Đường, dù bị xử phạt và yêu cầu tháo dỡ nhiều lần nhưng cho đến nay vẫn...
Giá tiêu hôm nay 3/9/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
UBND tỉnh An Giang và Đồng Tháp sẽ cung cấp hơn 7 triệu m3 cát để phục vụ thi công các tuyến cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long.