Chồng quỳ xuống xin tôi tha thứ cho bố mẹ anh

04:30 13/05/2024

Chồng là con đẻ nên có thể bỏ qua hết nhưng tôi không thể, từ đó coi như tôi từ, không nói chuyện nữa.

Tôi và chồng cưới 13 năm, có hai con trai. Khi sinh cả hai đứa đều được mẹ chồng chăm, đứa lớn ở nhà bà bốn tháng, sau đó tôi theo ra chỗ chồng làm thuê trọ. Đứa thứ hai thì tôi mới mua đất, xây nhà nên mẹ chồng lên chăm 20 ngày rồi về, còn lại tự vợ chồng chăm con hết.

Ngày chưa lấy vợ, chồng tôi làm bao nhiêu tiền đưa bố mẹ hết. Ông bà hơn 50 tuổi nhưng không làm gì ra tiền, chỉ có hai sào ruộng đủ lúa ăn và nuôi con gà, con vịt. Khi đó chồng làm lương cao, nuôi em chồng ăn học hết đại học và đưa ông bà sửa sang nhà cửa, sắm sanh trong nhà. Khi cưới, chúng tôi tự bỏ tiền hết tất cả, từ đồ cưới, mọi chi phí và cả cỗ cưới cũng bỏ hết, chồng đưa hết lương cho ông bà nên phải đi vay để làm đám cưới. Cưới xong, hai vợ chồng cố gắng trả nợ, tiền chồng làm được đưa cho bà một ít, còn lại đưa cho tôi. Lúc ấy tôi đang vừa đi làm vừa đi học lên nên cũng cần anh hỗ trợ nuôi con.

Trước lúc cưới, tôi có bầu, khi đó cả hai đã 27 tuổi, có công việc rồi nhưng mẹ chồng gọi về và bảo rằng đã xem như là con dâu nhưng chưa muốn cưới ngay, nên cái bầu này tốt nhất đi bỏ, bà sẽ dẫn tôi đi bệnh viện. Lúc ấy tôi khóc nhiều và nói: nếu chồng không cưới hoặc nhà chồng không chấp nhận mẹ con tôi, tôi sẽ làm mẹ đơn thân, không cần chồng nữa (chồng tôi không biết cuộc nói chuyện này). Bà thấy tôi rắn thế nên thôi, bảo để gia đình bà xuống nói chuyện với gia đình tôi xin ngày cưới. Rồi đám cưới cũng diễn ra, sau thấy bà cũng quý con quý cháu nên tôi bỏ qua, khi tôi sinh bà cũng chăm sóc chu đáo. Khi sinh xong, tôi thỉnh thoảng phải đi thi nên bà trông cháu, tôi biết ơn điều ấy nên cố gắng toàn tâm toàn ý với nhà chồng.

Vì nhà chồng là trưởng họ nên tết nhất đến là cỗ bàn rất nhiều, tôi biết nấu ăn nên gần như mình tôi làm hết bao nhiêu mâm. Khi con được bốn tháng, tôi đến ở trọ cùng chồng cách nhà chồng hơn 200 km. Nhưng nhà có việc gì, giỗ chạp hay lễ tết gì, nhà tôi phải lo về sớm để cơm nước, cỗ bàn cho cả nhà. Khi tôi không có nhà, mà dưới ngoại có đồ gì ngon, tôi mua gửi lên hoặc bảo bà nội xuống lấy về ăn. Tôi coi bố mẹ chồng có khi còn hơn bố mẹ đẻ dù ông bà không cho chúng tôi cái gì. Cưới anh chồng và cô em chồng cũng một tay tôi lo liệu hết, thức đêm thức hôm lo hết tất cả cỗ bàn, bạn bè anh em ở xa về.

Một nách hai con nhỏ, chồng không về sớm được nhưng mình tôi đưa con cho người này chơi, người khác trông một lúc để lo chu toàn công việc. Tôi cưới về được hơn năm thì anh chồng cưới, tám năm chị dâu chưa có con, tết anh chị luôn về ngoại trước, chiều 30 mới về nhà, trong khi đó ba mẹ con tôi phải về từ 25, 26 để lo tết. Chồng tối 30 hoặc sáng mùng một mới về. Chị dâu về thì kêu không giỏi nấu nướng nên không nấu. Thêm nữa bố chồng nói là thông cảm cho chị ấy vì chị ấy mãi chưa có con nên buồn.

Năm đầu tiên chị về làm dâu, tết tôi và chị ấy đưa cho bà số tiền như nhau, bảo bà tự sắm tết, tôi về nhà nấu nướng và mua phụ thêm. Tết xong, chị ấy bảo đưa tiền như thế mà bà chẳng mua được gì. Năm sau, chúng tôi thống nhất đưa cho bà 2-3 triệu đồng tiền tết, còn lại sắm sửa là hai chị em mua sắm rồi chia đôi. Vợ chồng tôi nghèo hơn anh chị chồng và có hai con nhỏ, nhưng tôi luôn là người mua đồ đến 80%, chưa năm nào tôi tính toán để chia đôi với chị dâu. Có năm anh chị ấy xách được vài cái giò về, thấy tôi sắm nhiều đồ quá lại mang đi làm quà biếu anh em họ hàng. Mỗi lần về quê dịp lễ tết, tôi lo đồ ăn sáng, đi chợ cho cả nhà. Tiền tôi bỏ ra hết. Nhưng chị dâu rất khéo miệng.

Tôi có công việc tốt, công việc của chồng chỉ đủ nuôi chồng chứ không nuôi nổi con, nhưng anh siêng năng và lo lắng cho vợ con, không dính vào tệ nạn gì, là người chồng tốt, chăm lo cho bố mẹ, tôn trọng bên vợ và sẵn sàng giúp mọi việc nếu cần. Nhưng vì anh thấy bản thân làm ít tiền nên cũng hay tự ti, nhưng nhà tôi vẫn đóng góp và chăm lo cho bố mẹ chồng. Nhà chồng có công việc gì, mẹ chồng toàn nói với vợ chồng tôi, bà bảo chỉ nói với với chồng tôi và anh chồng chứ không nói với chị dâu. Mỗi lần đóng góp gì, anh chồng đóng và vợ chồng tôi đóng, chủ yếu bà nói với tôi để tôi đóng, vì thu nhập của tôi hơn nhiều lần chồng.

Rồi nhà anh chồng cũng có con nhờ làm IVF, bà để ông ở nhà một mình, đến nhà anh chồng chăm cháu. Sau hai năm lại làm tiếp đứa thứ hai, dĩ nhiên vẫn mẹ chồng chăm. Thời gian này, tiền chu cấp cho ông bà, nhà anh chồng cho nhiều hơn (vì nhà anh ấy giàu hơn nhà tôi rất nhiều, vợ chồng tôi đều ốm). Dĩ nhiên trong những năm ấy, có công việc gì, mình vợ chồng tôi lại lo, vì chị dâu có con nhỏ, không phải làm gì, cô em chồng thì lấy chồng gần nhà nhưng khi chúng tôi về tụ tập ăn uống, tôi phải nấu xong rồi mới gọi vợ chồng em đến ăn. Anh chồng và em rể ăn rồi uống và ngồi nói chuyện rất lâu, ăn xong bà lại là người dọn rửa (vì tôi bị bệnh không ngồi xuống đứng lên để rửa bát được), cô út vẫn ngồi chơi điện thoại hoặc hát karaoke. Mọi người vẫn thấy vui vẻ.

Những lần trước, bố mẹ chồng ốm, đưa đi viện thăm khám hoặc thuốc men toàn bộ vợ chồng tôi lo. Nhưng cách đây hai năm, khi bà đang ở nhà anh chồng chăm cháu, mình ông ở nhà bị ngã nhẹ, đến 30/4 cả nhà về chơi, đang ngồi ăn cơm, chuẩn bị ai về nhà đấy, ông có biểu hiện tai biến, cả nhà đưa ông đi viện, tiền viện phí lúc ấy tôi đóng, rồi nhà tôi ra trước vì vợ chồng tôi phải đi công ty, còn nhà anh chồng có công ty riêng nên có thể ở lại được. Hôm sau anh chồng làm thủ tục cho ông đi Hà Nội chữa. Ở Hà Nội, anh chồng đóng viện phí, một ngày sau chồng tôi xin nghỉ làm để lên chăm bố thay cho anh về điều hành công ty.

Chồng tôi phải xin nghỉ làm không lương 10 ngày để đi và tôi đưa tiền cho anh đi chăm ông cộng lấy thuốc khi ông ra viện cũng bằng tiền anh chồng đóng viện phí. Khi ông ra, tôi muốn đón ông và bà ra nhà tôi để chăm sóc sau tai biến, vì nhà tôi gần bệnh viện châm cứu, phục hồi sau tai biến, nhưng ông không chịu vì nhà tôi xa hơn nhà anh chồng và bà phải chăm con cho nhà anh chồng nữa, nên ông muốn ở nhà anh chồng. Ở được hai tuần, ông bà về quê. Trong thời gian đó, anh chị chồng chăm sóc ông và lấy cái tiền anh em, bạn bè tôi, bạn bè gia đình anh chồng thăm để trả tiền chữa trị ở nhà. Đến nay ông gần như bình phục 95%. Khi anh trai của ông về chơi, bác ở gần nhà tôi, ông nói với mọi người ở quê và bác là vợ chồng tôi không lo được gì cho ông bà cả, ông bà ốm đau, mình nhà anh chồng lo hết. Những chuyện này tôi nghe qua camera mà như chết điếng.

Cách đây gần mười năm, nhà tôi xây nhà, ông và bố đẻ tôi ra làm cho nhà tôi cái sân, lúc ấy tôi đang bầu đứa thứ hai được 8,5 tháng. Hai ông làm sân, tôi nấu ăn ở nhà thuê bên cạnh, hai ông có tranh cãi, rồi ông nội bỏ về nhà bác. Chúng tôi qua nhà bác mời về ăn cơm mãi nhưng ông không ăn. Hỏi ông ngoại thì ông ngoại bảo "Bố buồn quá, bố về đây, ông nội bảo đây là nhà của con trai ông nên bố không có quyền được tham gia". Trong khi đó, tiền làm nhà một mình bên ngoại giúp, bên nội không giúp đồng nào, ông ngoại đi gần 300 km đến nhà để giúp chúng tôi, gần như chăm nom toàn bộ xây căn nhà này.

Hôm ấy, tôi nấu cơm xong nghe câu chuyện cũng rất khó xử và thương bố mình. Rồi hai vợ chồng xuống nhà bác mời ông nội lên ăn cơm, nhưng nhất định ông không lên. Hôm sau, thấy hai ông làm hòa nên chuyện đó coi như không để ý. Vậy mà nay qua camera, tôi lại nghe được ông nội nói với bác là: "Em ra làm nhà cho nó, nó không biết ơn thì thôi, lại còn đuổi không nấu cơm cho em ăn, chỉ nấu cho bố nó ăn, em không chấp nhận từ đấy đến nay, nó láo, nó mất dạy...". Tôi không tin vào tai mình nghe nữa. Từ xưa đến nay, bố mẹ chồng luôn nói rằng coi tôi như con đẻ, xun xoe khi tôi về, lúc nào cũng ngon ngọt và nói chỉ có tôi hiểu ông bà, biết ông bà muốn ăn gì, và cần gì nhất.

Tôi đã trích đoạn đó và nhiều đoạn khác mà ông bà nói lại và gửi qua cho chồng xem, anh xem và khóc rất nhiều. Anh kể: khi tôi nằm viện trên Hà Nội rất nhiều, cứ trung bình một tháng một lần, mỗi lần hết khoảng 20-40 triệu đồng, toàn bộ tiền đi viện là do tôi làm ra, ông không hỏi thăm một câu. Tôi vừa đi viện về, bên nhà chồng có đám cưới, chồng về cũng không có tiền, tôi phải đưa tiền đi đám cưới và tiền đưa cho ông bà (hàng tháng chồng trích ra 1/3 lương của anh chu cấp cho ông bà. Tuy nhiên, khi anh vừa xuống xe, ông không hỏi thăm tôi câu nào, đã hỏi tiền đâu, tháng này chưa thấy đưa do chậm mấy hôm. Anh buồn nhiều lắm nhưng vì bố mẹ đẻ nên không muốn nói cho tôi, nay thấy thế nên anh mới nói.

Cũng từ đây, tôi khóc lóc gọi điện về nói cho bố chồng và bác chồng nghe là sự việc giữa hai ông nội ngoại khúc mắc nhau, sao ông lại đổ thừa cho con cháu như thế. Tôi nói có gay gắt. Rồi mẹ chồng nghe được và chửi bới tôi thậm tệ, chửi cả bố mẹ tôi không biết dạy để ăn nói hỗn hào với bố chồng. Tôi buồn, đau, khóc lóc vật vã. Chồng giấu tôi nhắn tin cho anh chồng và mẹ chồng rất nhiều, để mọi người nhìn ra cái sai của mình. Chồng nhắn cho anh chồng nói: việc chăm lo ông bà là trách nhiệm của con cháu, mà anh chồng lại nói với bà là con vợ nó xúi bảo việc chăm con cháu là trách nhiệm của ông bà, rồi chửi nhiếc vợ chồng tôi thậm tệ, chửi chồng tôi bất hiếu, rủa cả bệnh tật của tôi. Chồng tôi là con đẻ nên có thể bỏ qua hết, nhưng tôi không thể. Chồng phải quỳ xuống xin tôi tha thứ cho ông bà, không chấp ông bà làm gì. Từ đó coi như tôi từ, không nói chuyện nữa.

Gần một năm nay rồi, chồng tôi vẫn gửi một phần ba lương của anh về cho ông bà, nhưng anh cũng không muốn về quê, bảo chỉ còn nghĩa, sẽ không còn tình. Giờ đối với anh, vợ con là trên hết, lễ tết cũng không muốn về nữa, chỉ muốn về nhà ngoại thôi. Hai đứa nhỏ nhà tôi cũng biết chuyện, mỗi lần tôi bảo gọi nói chuyện với ông bà, chúng bảo vâng nhưng không gọi. Bên nhà ngoại không biết nhà chồng đối xử với tôi như thế. Mẹ chồng vẫn đến nói chuyện với các chị gái tôi và bố mẹ tôi như bình thường. Cứ mỗi lần tôi nghe bài nào nói về đạo làm con, tôi buồn quá, nghĩ thương chồng. Anh sợ tôi buồn nên không bao giờ muốn nói chuyện bên nhà chồng trước mặt tôi. Tôi có quá đáng lắm không?

Hải Âu

Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc

Có thể bạn quan tâm
Hai bà cháu tử vong sau dấu hiệu đau đầu

Hai bà cháu tử vong sau dấu hiệu đau đầu

11:10 12/06/2024

Hai bà cháu lần lượt tử vong sau triệu chứng đau đầu nhiều, mệt mỏi, 4 người cùng nhà mắc dấu hiệu tương tự, đang được điều trị.

4 quy định lạ trong xét tuyển ngành Y năm 2024

4 quy định lạ trong xét tuyển ngành Y năm 2024

14:40 04/05/2024

Bốn trường dùng tổ hợp có môn Ngữ văn để xét tuyển ngành Y, một trường không xét thí sinh trên 27 tuổi, còn Đại học Quốc gia TP HCM lần đầu dùng điểm SAT.

Bệnh viện miền Tây thiếu máu, Chợ Rẫy và cả nước chung tay

Bệnh viện miền Tây thiếu máu, Chợ Rẫy và cả nước chung tay

17:30 08/06/2023

Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết đã điều chuyển 4.000 đơn vị máu cùng 27 khối tiểu cầu chi viện cho các bệnh viện miền Tây do thiếu máu.

Trao tặng Kỷ niệm chương 'Vì sự nghiệp Giáo dục' cho các cán bộ Đoàn

Trao tặng Kỷ niệm chương 'Vì sự nghiệp Giáo dục' cho các cán bộ Đoàn

08:40 21/03/2024

Chiều 20/3, T.Ư Đoàn, Bộ GD&ĐT gặp mặt, toạ đàm và trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục” nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024).

20 nữ sinh nhận giải thưởng khoa học công nghệ Việt Nam năm 2023

20 nữ sinh nhận giải thưởng khoa học công nghệ Việt Nam năm 2023

12:00 01/10/2023

Trung ương Đoàn vừa công bố danh sách 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2023. Đây là những nữ sinh viên có thành tích học tập, nghiên cứu xuất sắc trong một số lĩnh vực khoa học công nghệ đặc thù.

Cánh tay của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cần vươn xa hơn

Cánh tay của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cần vươn xa hơn

13:40 11/06/2024

Nhiều ý kiến từ khối lực lượng vũ trang và một số câu lạc bộ, đội nhóm tại TP.HCM vừa gửi gắm kỳ vọng, hiến kế khi góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM lần thứ IX (nhiệm kỳ 2024 - 2029) sắp tới.

Tăng Thanh Hà muối sung ăn cơm cùng nhà ngoại

Tăng Thanh Hà muối sung ăn cơm cùng nhà ngoại

06:10 09/04/2024

Tăng Thanh Hà tự muối sung với tỏi ớt, sau đó mang sang nhà mẹ đẻ ăn bữa cơm cuối tuần với gỏi ốc cóc non, bún riêu, hải sản.

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

14:30 23/03/2023

Sáng 23/3, Ban Thường vụ Thành Đoàn Cần Thơ tổ chức Lễ kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023) và Họp mặt cán bộ Đoàn thành phố Cần Thơ qua các thời kỳ.

Sớm triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Sinh viên toàn quốc lần thứ XI

Sớm triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Sinh viên toàn quốc lần thứ XI

06:50 29/02/2024

Dự thảo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội SVVN lần thứ XI đề ra 91 đầu việc, rải đều trên từng nhóm nội dung công tác.

Co loi xay ra
Co loi xay ra