Dù xã hội Ấn Độ đã có nhiều tiến bộ trong việc công nhận quan hệ đồng giới, chính phủ nước này vẫn chưa ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Ngày 12-3, chính quyền Ấn Độ đã đệ đơn lên Tòa án tối cao bày tỏ ý phản đối việc công nhận hôn nhân đồng giới ở quốc gia này, đồng thời kêu gọi tòa án bác bỏ những yêu cầu đang thách thức các khung pháp lý hiện hành của các cặp đồng giới.
Theo tiết lộ từ Reuters, trong đơn gửi Tòa án tối cao của chính phủ, Bộ Pháp luật và Tư pháp Ấn Độ đưa ra lý do phản đối hôn nhân đồng giới, cho rằng các mối quan hệ trong xã hội có thể tồn tại dưới nhiều hình thức, nhưng hôn nhân chỉ được công nhận giữa các cặp đôi dị tính và nhà nước có quyền lợi chính đáng trong việc duy trì điều này.
Hiện pháp luật của Ấn Độ cũng "được giới hạn trong việc công nhận hôn nhân hợp pháp giữa một người đàn ông và một người phụ nữ, được gọi là một cặp vợ chồng".
Việc chính phủ nước này đệ đơn lên tòa án phản đối hôn nhân đồng giới là động thái phản ứng đối với yêu cầu tòa án công nhận hình thức hôn nhân này của ít nhất 4 cặp đôi đồng giới Ấn Độ trong thời gian gần đây.
Các cặp đồng giới đã chuẩn bị cho cuộc chiến pháp lý với chính quyền Thủ tướng Narendra Modi.
Theo ông Akshat Agarwal, nghiên cứu sinh tại Đại học Yale (Mỹ), luật pháp Ấn Độ dựa trên quan niệm gia trưởng, trong đó người đàn ông là trụ cột gia đình còn người phụ nữ chịu hạn chế khi chỉ làm việc nhà.
Nếu Tòa án tối cao công nhận hôn nhân đồng giới, khả năng nhiều bộ luật của luật pháp Ấn Độ như luật ly hôn, cấp dưỡng, thừa kế... sẽ phải xem xét lại và đây sẽ là lần cải tiến luật pháp lớn nhất.
Vụ việc sẽ được đưa ra Tòa án tối cao Ấn độ vào ngày 13-3.
Sau nhiều thập kỷ với các hoạt động vận động công nhận quyền của ở người đồng giới ở mức độ xã hội và chính sách, Tòa án tối cao Ấn Độ đã hợp pháp hóa việc quan hệ tình dục đồng tính vào năm 2018, tháo gỡ các hạn chế và bảo vệ quyền tự do cho các cặp đôi đồng tính.
Do hôn nhân đồng giới chưa được hợp pháp hóa tại Ấn Độ, nhiều cặp đôi phải chịu đe dọa bạo lực từ gia đình vì quyền chung sống của họ không được pháp luật bảo vệ. Tuy vậy, tòa án tối cao ở nhiều bang đã có nhiều động thái tích cực.
Tháng 6-2022, Tòa án tối cao bang Kerala, Ấn Độ đã ra phán quyết cho phép một cặp đồng tính nữ có thể chung sống với nhau, bất chấp sự phản đối của gia đình.
Tháng 12-2021, Tòa án tối cao bang Uttarakhand cũng đã yêu cầu cảnh sát bảo vệ một cặp đồng tính nam.
Tháng 11- 2019, Tòa án tối cao của bang Punjab và Haryana đã ra lệnh cho cảnh sát bảo vệ một cặp đồng tính nam đang bị gia đình đe dọa.
Tháng 1-2023, những người vận động cho hôn nhân đồng giới ở Ấn Độ đã nhận được sự ủng hộ từ nhân vật mà họ ít ngờ tới nhất.
Theo đó, trong khi trả lời phỏng vấn, ông Mohan Bhagwat, người đứng đầu một tổ chức đạo Hindu theo chủ nghĩa dân tộc quyền lực nhất ở Ấn Độ, đã bày tỏ quan điểm về việc người đồng tính cũng là một bộ phận của xã hội Ấn Độ và họ có quyền sống theo cách họ muốn.
Tuy đã được bảo vệ trong nhiều khía cạnh, cộng đồng đồng giới tại Ấn Độ vẫn khao khát hôn nhân của họ được luật pháp công nhận.
Dias và Anand, 1 trong 4 cặp đồng giới đã đệ đơn yêu cầu Tòa án tối cao Ấn độ công nhận hôn nhân đồng giới cho biết họ đã chia sẻ chung tài chính, mua bất động sản và nuôi con chung nhưng vẫn không có được sự an toàn pháp lý và phải gánh chịu sự bất bình đẳng so với các cặp đôi dị tính khác.
"Chúng tôi cảm thấy sự cần thiết trong việc đòi quyền lợi cho mình", cô Dias nói.
Chiếc xe máy do công an viên Nguyễn Văn Hà điều khiển đang lưu thông trên quốc lộ 20 thì bất ngờ va chạm với ô tô tải di chuyển theo chiều ngược lại. Ông Hà tử vong tại chỗ, xe máy hư hỏng nặng.
Dùng dao chém người nhắn tin cho vợ mình gây thương tích 6%, đối tượng Nguyễn Minh Tân bị công an huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang ) khởi tố...
Những vướng mắc phát sinh quanh khu vực xử lý rác thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đang đặt ra yêu cầu phải sớm loại bỏ mô hình...
Ông Lê Quốc Khanh, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND, nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) bị kỷ luật Khiển trách vì hành vi phá rừng.
200 người đi dọc suối Nguồn Rào, trong khi công an và quân sự huyện Hướng Hóa dùng ca nô tìm kiếm hai vợ chồng mất tích ở hồ thủy lợi thủy điện Rào Quán.
Người dân phát hiện một thi thể ở tư thế treo cổ đang phân hủy trong căn nhà hoang tại xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận - giám đốc Công an thành phố Cần Thơ - cho biết công an mời người dân làm việc thì mời bằng giấy mời, đến trụ sở làm việc chứ không mời bằng hình thức nhắn tin, gọi điện.
Theo Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, việc xét xử các vụ án hình sự thời gian qua bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội.
Tình nguyện xin công tác tại Trường THPT Phan Đình Giót (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) với bao khó khăn, trở ngại nhưng thầy Đinh Quang Đức luôn lấy đó làm động lực để cùng học trò vượt qua rào cản, tìm đến chân trời tri thức.