TPO - Thượng tướng Trịnh Văn Quyết - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, cho biết, 60 năm trôi qua, chiến thắng Bình Giã đã để lại những bài học quý giá về tổ chức và thực hành chiến dịch tiến công, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta...
Ngày 22/11, tại TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng với chủ đề “60 năm Chiến thắng Bình Giã - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.
Tiền Phong Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu. 1 |
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Tham dự hội thảo, có Thượng tướng Trịnh Văn Quyết - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Thượng tướng Lê Huy Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Phạm Viết Thanh - Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu; bà Đinh Thị Mai - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các tướng lĩnh, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các nhà khoa học lịch sử, cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Bình Giã...
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thượng tướng Lê Huy Vịnh nhấn mạnh, Chiến thắng Bình Giã là một mốc son trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Lần đầu tiên, Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền chỉ đạo tổ chức sử dụng lực lượng chủ lực với phương pháp tác chiến tập trung đánh bại lực lượng chính quy cơ động mạnh của quân đội Sài Gòn.
Chiến thắng này không chỉ làm thất bại cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ mà còn tạo ra những tiền đề quan trọng cho những thắng lợi tiếp theo. Qua chiến dịch, lực lượng vũ trang miền Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý về tổ chức, chỉ huy tác chiến, đặc biệt chiến thuật đánh vận động được rèn luyện và nâng cao.
Tiền Phong Thượng tướng Lê Huy Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu. 1 |
Thượng tướng Lê Huy Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Thượng tướng Lê Huy Vịnh khẳng định, 60 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Bình Giã vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và để lại bài học kinh nghiệm quý. Hội thảo không chỉ là dịp để tưởng nhớ công ơn của những thế hệ người Việt Nam đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà còn là cơ hội để nghiên cứu, học tập, kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc. Bằng việc ôn lại những bài học lịch sử, chúng ta sẽ rút ra những kinh nghiệm quý để vượt qua mọi thách thức, nắm bắt cơ hội phát triển trong tình hình mới.
Trong khi đó, ông Phạm Viết Thanh cho biết, để có được thắng lợi to lớn của Chiến dịch Bình Giã đã có biết bao người con ưu tú, kiên trung, bất khuất đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần thân thể trên khắp chiến trường. Họ đã sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
“Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng địa danh Bình Giã gắn liền với chiến dịch Bình Giã sẽ đi vào lịch sử dân tộc và mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay và mãi về sau”, ông Thanh nói.
Chỉ đạo hội thảo, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết cho biết, 60 năm trôi qua, trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới biến động đầy phức tạp hiện nay, Chiến thắng Bình Giã đã để lại những bài học quý giá. Đó là bài học về tổ chức và thực hành chiến dịch tiến công; về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta; về phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam; về phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc… Những bài học kinh nghiệm quý giá trên cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiền Phong Thượng tướng Trịnh Văn Quyết - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, phát biểu chỉ đạo tại hội thảo. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu. 1 |
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, phát biểu chỉ đạo tại hội thảo. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết mong muốn những tham luận và ý kiến được trình bày sẽ góp phần bổ sung thông tin, tư liệu để tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc hơn tầm vóc to lớn, ý nghĩa của chiến thắng đối với tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và những nhân tố góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch Bình Giã; tôn vinh và tri ân công lao của lực lượng vũ trang giải phóng cùng các tầng lớp nhân dân đã làm nên chiến thắng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khích lệ, cổ vũ động viên các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, đồng thời rút ra những kinh nghiệm quý báu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên - Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự cho biết, trong nhiều thập niên qua, Chiến thắng Bình Giã luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Ban Tổ chức đã nhận được hơn 70 báo cáo, tham luận của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu, các địa phương, các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội…
Chiến dịch Bình Giã diễn ra từ ngày 2/12/1964 đến ngày 3/1/1965 trên địa bàn các tỉnh Bà Rịa, Long Khánh, Biên Hòa và hai huyện phía Nam của tỉnh Bình Thuận. Trong đó, điểm khơi ngòi của chiến dịch là ấp chiến lược Bình Giã (nay thuộc huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Chiến dịch Bình Giã là sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực và lực lượng tại chỗ. Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch đã đạt được những thắng lợi hết sức quan trọng.
Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (TPHCM) vừa mở cửa đón khách đến tham quan và thưởng lãm chuyên đề “Tiếng nói của Đất”. Sự kiện nhằm giới thiệu đến công chúng nghề làm gốm truyền thống của người Việt ở Lái Thiêu – Bình Dương, làng gốm Phnôm Pi của đồng bào Khmer ở ấp An Thuận, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang và làng gốm truyền thống Bàu Trúc của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận.
Tỉnh Đồng Nai dự tính hỗ trợ 2 triệu đồng/người/tháng cho giáo viên mầm non ở các cơ sở giáo dục công lập, giáo viên công tác tại Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật loại hình công lập. Hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng đối với giáo viên phổ thông công lập ở các bộ môn khó tuyển dụng...
Thái Bình - Theo thông tin từ đại diện chính quyền địa phương, trước khi xảy ra sự việc hy hữu bắt, trói con gái ruột để dàn cảnh một...
Tuyên Quang - Do ghe tuông nên Đỗ Minh Sơn (xã Thái Hoà, Hàm Yên) đã nhẫn tâm dùng xăng để đốt người tình . Nạn nhân đã tử vong sau...
Bà chủ AIC đang bỏ trốn, song cơ quan công tố vẫn chứng minh được hành vi nhận hối lộ của các cựu lãnh đạo Bắc Ninh gồm Bí thư, Chủ tịch tỉnh này.
Đắk Lắk - Nam thiếu niên đi xe phân khối lớn tông thai phụ tử vong cũng đã qua đời tại bệnh viện do thương tích quá nặng.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang trại bò sữa công nghệ cao Phú Yên ở huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, vừa bị UBND tỉnh phạt 560 triệu đồng vì có tới 7 hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Moon Da-hye, con gái của cựu Tổng thống Moon Jae-in bị cáo buộc lái ôtô đâm vào xe khác, khi nồng độ cồn trong máu là 0,14%, cao hơn nhiều mức bị thu hồi giấy phép.
Sau vụ 3 người chết đuối trên sông Pô Kô trưa 30-4, ngày 1-5, chính quyền huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã nghiêm cấm hoạt động tiềm ẩn nguy hiểm trên khúc sông này.