Chủ tịch UBND Cao Bằng đề nghị huyện Nguyên Bình rà soát chỗ ở tạm của dân phải di dời khẩn cấp; khẩn trương đưa ra các phương án để tránh phát sinh dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự.
Sau hoàn lưu bão số 3, hơn 500 hộ dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã phải di dời khỏi nơi có nguy cơ sạt lở cao; trong đó, người dân 4 xóm Lũng Súng, Lũng Lỳ, Xiêng Pẻng, Lũng Luông của huyện Nguyên Bình đang sống trong 3 khu nhà lều bạt, nhà bạt tạm thời.
Cuộc sống sinh hoạt của những người dân này gặp nhiều khó khăn. Chính quyền các cấp đang đẩy nhanh các giải pháp xây nhà ở, giúp người dân ổn định cuộc sống.
Sạt lở đã khiến hàng chục hộ dân huyện Nguyên Bình phải di dời đến những khu vực an toàn tạm trú. Họ sống trong các lều, nhà bạt do bộ đội dựng lên. Thời tiết thất thường, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, tâm lý lo lắng sau thiên tai đang đè nặng lên mỗi người dân. Họ đều mong muốn sớm được Nhà nước hỗ trợ xây những nhà ở để ổn định cuộc sống.
Nhằm hỗ trợ người dân vượt qua hoạn nạn, chính quyền huyện Nguyên Bình đã phối hợp với lực lượng chức năng xây nhà bạt cho 34 hộ dân ở xã Vũ Nông, 23 nhà ở xã Ca Thành và 29 nhà ở xã Yên Lạc. Các hộ dân tại các nơi ở tạm bị thiếu nước sạch, thực phẩm nên sinh hoạt gặp khó khăn…
Khu lều ở tạm của hơn 20 hộ dân hai xóm Xiên Pẻng, Lũng Luông (xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình) được dựng ngay cạnh Quốc lộ 34, cách nhà ở của người dân khoảng 500-900m. Ban ngày, chỉ có người già, trẻ em và phụ nữ có con nhỏ ở lều. Đàn ông, thanh niên về xóm để dọn dẹp, tu sửa nhà cửa, chăm sóc gia cầm, gia súc; đến đêm sẽ trở về lều bạt nghỉ ngơi...
Hơn 15 ngày sống trong lều bạt tạm, gia đình 5 nhân khẩu của chị Phùng Mùi Nhậy (40 tuổi, ở xóm Lũng Luông, xã Vũ Nông) gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Chị Nhậy cho biết thời tiết sau cơn bão rất thất thường, lúc nắng, lúc mưa nên việc sống trong những căn lều rất khó chịu. Chị phải về xóm, gánh nước sạch về phục vụ sinh hoạt, nấu nướng...
Ông Lý Phụ Quế (xóm Xiên Pẻng, xã Vũ Nông) chia sẻ mấy ngày đầu sau cơn bão, người dân vẫn chưa hết hoang mang. Mặc dù xóm có dấu hiệu sạt lở nhưng may mắn vì chưa có nhà nào bị thiệt hại về người. Sau khi lên ở lều tạm, Nhà nước cũng hỗ trợ, nhiều đoàn từ thiện vào cho gạo, thức ăn, quần áo, chăn màn. Người dân giờ không lo đói nhưng vẫn không dám về nhà ở, vì sợ khi có mưa, sạt lở tiếp thì cuốn trôi hết nhà.
Ông mong có nơi ở mới để dựng nhà kiên cố nhưng khó khăn vì nhà ông không có mảnh đất nào đủ an toàn để làm nền nhà mới… Đang dọn dẹp đồ đạc trong một nhà bạt do bộ đội dựng, anh Hoàng Văn Dí (31 tuổi, dân tộc Mông, xóm Lũng Lỳ, xã ca Thành) chia sẻ dù không bị ảnh hưởng nhưng sau vụ sạt lở kinh hoàng ngày 9/9, anh Dí không dám ở lại nhà, chính quyền cũng vận động gia đình ra ở tạm trong nhà bạt.
Cuộc sống trong những căn nhà bạt khó khăn, bất tiện. Nhà bạt thấp, kín gió trong khi thời tiết mùa này lúc nắng, lúc mưa. Sau sạt lở, đã nhiều đêm, các thành viên trong gia đình anh Dí không có được một giấc ngủ ngon. Anh mong muốn Nhà nước hỗ trợ xây một ngôi nhà mới để anh ổn định cuộc sống…
Toàn tỉnh Cao Bằng có khoảng 500 hộ dân phải di dời ra khỏi vùng sạt lở. Các hộ dân đã được chính quyền bố trí chỗ ở tạm thời. Người dân mong muốn sớm có được nơi ở ổn định thời gian tới.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng Hoàng Văn Thạch cho biết ở các khu vực có nguy cơ sạt lở, hiện tại diện tích đất rộng, nhưng chủ yếu là núi cao, vị trí nguy hiểm nên khó khăn trong việc xây nhà ở cho người dân. Việc ổn định cho người dân cũng gặp không ít khó khăn do liên quan đến kế sinh nhai, phong tục tập quán, đất canh tác, sản xuất…
Những lều, nhà bạt tạm thời chỉ là bước đầu giúp người dân vượt qua cơn khốn khó. Để ổn định lâu dài, việc tìm kiếm giải pháp nhà ở bền vững và khắc phục những khu vực sạt lở vẫn đang là thách thức lớn đối với chính quyền địa phương.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh bày tỏ ông cảm thấy sốt ruột vì cuộc sống của người dân vùng sạt lở đang rất khó khăn, đặc biệt là những người dân đang sống trong các lều bạt tạm.
Ông Hoàng Xuân Ánh đề nghị huyện Nguyên Bình rà soát chỗ ở tạm của người dân phải di dời khẩn cấp. Người dân chỉ có thể ở lều tạm lâu nhất là một tháng, vì vậy địa phương cần khẩn trương đưa ra các phương án, trong đó xem xét đưa người dân đến ở nhà văn hóa, công trình công cộng... để tránh được việc phát sinh dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh trật tự.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng cho biết những hộ mất nhà, có thiệt hại về người, Nhà nước sẽ hỗ trợ hoàn toàn để xây dựng nhà cửa, hạ tầng thiết yếu. Tỉnh quyết tâm đến ngày 30/10, các hộ dân này có nhà ở. Tỉnh cũng phấn đấu đến ngày 21/12, hoàn thành nhà ở cho người dân phải di dời khẩn cấp.
Đối với những hộ có nhà sập hoàn toàn nhưng không thiệt hại về người, nếu người dân có điều kiện thì tự tìm đất, tự làm sẽ có hỗ trợ của Nhà nước. Các hộ có hoàn cảnh khó khăn, nghèo, neo đơn thì tỉnh có phương án hỗ trợ, không để người dân không có chỗ ở. Đối với những nhà phải di chuyển thì ưu tiên các hộ di dời khẩn cấp; những chỗ chưa thật sự nguy hiểm, các đơn vị đề xuất phương án làm kè dẫn nước, thoát nước để người dân yên tâm sinh sống…
Tỉnh cũng yêu cầu các huyện khảo sát, đánh giá, giới thiệu với các nhà hảo tâm đến hỗ trợ xây dựng nhà cho người dân; tận dụng mọi nguồn lực để đảm bảo an sinh xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu, an tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của của Đảng, Nhà nước trong khắc phục hậu quả thiên tai.
Nguyên Bình là huyện bị ảnh hưởng nặng nề nhất của sạt lở đất tại Cao Bằng. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đào Nguyên Phong cho biết, địa phương khởi công xây dựng khu tái định cư cho 6 hộ bị mất nhà hoàn toàn ở xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành.
Huyện Bảo Lạc, nơi có 22 nhà bị sập hoàn toàn, 322 nhà thuộc diện di dời khẩn cấp, đã chỉ đạo các xã thực hiện di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Trước mắt, huyện vận động các hộ gia đình trong xóm cho người dân gặp nạn ở nhờ trong quá trình khắc phục dựng lại nhà.
Đến nay, huyện không còn các hộ phải ở lán tạm bằng tranh tre, lán bạt. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vũ Văn Đệ đề nghị tỉnh Cao Bằng cho phép huyện được linh hoạt trong việc bố trí mặt bằng quỹ đất cho các hộ dân để xây dựng nhà ở vì tính chất cấp bách; chấp nhận để huyện thực hiện sau các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất./.
Công an ở TPHCM thông tin vụ nghìn clip quay lén nhà vệ sinh nữ trường học; Công an tìm nhân chứng trong vụ bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng; Bão Trà Mi ảnh hưởng thế nào đến TPHCM; Sở Thông tin TPHCM nhận đơn tố cáo của Nhật Kim Anh,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.
Ngày 23/1, theo thông tin từ Công an Quận 5, TP.HCM, đơn vị này đang bắt giam 6 kẻ trong băng nhóm gây ra hàng loạt vụ cướp giật tài sản tại các cửa hàng tiện lợi trong thời gian gần đây. Gia Huy (biệt danh Gùa - đã bỏ trốn) và Nguyễn Tấn Lộc là 2 kẻ cầm đầu băng nhóm này. Tại cơ quan công an, nhóm này khai nhận hành vi cướp giật tài sản. Những thành viên trong nhóm này có độ tuổi từ 14 - 17 tuổi, đều đã nghỉ học, muốn có tiền tiêu xài nên rủ...
Ngày 14/3, trả lời báo chí, thầy Đào Viết Thánh - Hiệu trưởng Trường THCS số 1 Bắc Lý (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) cho biết nữ sinh đánh bạn trong clip đang lan truyền trên mạng xã hội là học sinh của trường. Cụ thể, sự việc xảy ra vào chiều thứ 7, ngày 8/4. Học sinh bị đánh là em T.H.B.N. (lớp 6D, Trường THCS số 1 Bắc Lý) và học sinh đánh bạn là N.H.A.H. (lớp 7A, cùng trường với em N.). Ngay trong lớp học, H. đã tát liên tục vào mặt N. khi nữ...
Hàng loạt các ô đất dự án trên địa bàn phường Hoàng Liệt chậm triển khai mọc lên các bãi gửi xe trái phép, nhà hàng, quán nhậu, showroom ô tô.
Liên quan đến vụ việc nhiều học sinh tại trường Tiểu học Kim Giang có biểu hiện ngộ độc thực phẩm , riêng tại Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp...
Theo báo cáo của Sở Y tế Khánh Hòa, có 222 người nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm gà tại một tiệm trên đường Bà Triệu, TP Nha Trang.
Bạn đọc Đình Quang (Hà Nam) hỏi: Hộ chiếu của tôi chưa hết hạn nhưng đã bị nhàu, cũ. Vậy tôi có thể làm thủ tục để đổi sang hộ...
Sáng nay 19-2, gần 1,7 triệu học sinh từ mầm non đến THPT ở TP.HCM đã đi học lại sau kỳ nghỉ tết nguyên đán.
Mỗi năm ở Việt Nam, trung bình thiên tai làm 400 người chết và mất tích, có khoảng 7 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây thiệt hại về kinh tế khoảng 1-1,5% GDP…