Cảnh sát trưởng tỉnh Shizuoka đến nhà ông Iwao Hakamada, 88 tuổi, người đã ngồi tù hàng chục năm trước khi được tuyên trắng án, để cúi đầu xin lỗi.
"Tôi xin lỗi vì gánh nặng không thể diễn tả do chúng tôi gây ra đối với ông trong suốt 6 thập kỷ, từ khi ông bị bắt cho đến khi ông được tuyên trắng án", Takayoshi Tsuda, cảnh sát trưởng tỉnh Shizuoka, ngày 21/10 nói khi cúi gập người xin lỗi trong khoảng hai phút tại nhà ông Iwao Hakamada ở thành phố Hamamatsu thuộc tỉnh cùng tên.
Đây là lần đầu tiên một quan chức cảnh sát hoặc công tố viên Nhật Bản đến trực tiếp xin lỗi ông Hakamada, người bị bắt năm 1966 với cáo buộc giết người.
Cảnh sát Shizuoka bắt Hakamada sau khi phát hiện gia đình chủ nhà máy nơi ông làm việc bị đâm chết tại nhà riêng. Họ cho rằng bộ quần áo dính máu tìm thấy trong thùng đậu nành lên men là bằng chứng cho thấy ông Hakamada phạm tội giết người.
Dù luật sư cho rằng các điều tra viên đã ngụy tạo bằng chứng, tòa án vẫn tuyên tử hình với Hakamada vào năm 1968. Trong thời gian chờ thi hành án tử, Hakamada và các luật sư vẫn không ngừng kêu oan.
Năm 2014, kết quả xét nghiệm ADN cho thấy vết máu trên bộ quần áo bằng chứng không trùng khớp với máu của ông Hakamada hoặc các nạn nhân. Điều này đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của bản án và dấy lên khả năng các công tố viên đã ngụy tạo bằng chứng. Tòa Shizuoka sau đó thả tự do cho ông, rồi xét xử lại và tuyên trắng án ngày 26/9.
Tổng cộng, ông Hakamada, 88 tuổi, đã ngồi tù 46 năm từ sau khi bị tuyên án tử mà không biết ngày nào là ngày cuối cùng. Ở Nhật Bản, các tù nhân chỉ được thông báo về việc treo cổ trước khi thi hành án vài giờ.
Có mặt tại nhà riêng của ông Hakamada ngày 22/10, bà Hideko, 91 tuổi, chị gái của cựu tử tù, cảm ơn cảnh sát trưởng Tsuda vì đã đích thân đến. "Giờ thì tôi nghĩ đó là số phận. Chị em tôi không còn ý định khiếu nại gì với cảnh sát nữa", bà nói.
Trong quá trình thẩm vấn khi bị giam năm 1966, ông Hakamada ban đầu thừa nhận các cáo buộc, sau đó thay đổi lời khai, nói cảnh sát đã đánh đập và ép cung. Tòa ngày 26/9 xác nhận điều này, gọi cuộc thẩm vấn ông Hakamada là vô nhân đạo.
Cảnh sát trưởng Tsuda cho biết giới chức sẽ điều tra kỹ lưỡng, tránh các trường hợp oan sai tương tự trong tương lai.
Đức Trung (Theo Kyodo News, Japan Times, Asahi)
Thủ tướng Hungary nhận định tiến trình hội nhập của Ukraine gây ra vấn đề nghiêm trọng với châu Âu kể cả khi không có xung đột ở nước này.
Ông Obama vấp phản ứng dữ dội, bị chỉ trích coi thường nhóm nam cử tri da màu khi kêu gọi họ đi bỏ phiếu cho Phó tổng thống Harris.
Ngày 16/5, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đang có chuyến thăm cấp nhà nước đến quốc gia châu Á này.
Ngày 19/7, tại Bratislava, Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia phối hợp cùng trường Đại học Kinh tế Bratislava tổ chức Trại hè thanh thiếu niên.
Chính quyền quân sự Myanmar bắt nhiều lãnh đạo các chuỗi siêu thị tại nước này với cáo buộc bán gạo giá cao, trong bối cảnh nhiều cuộc trấn áp được thực hiện nhằm ổn định giá cả.
Ngày 7/8, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng Ukraine đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào các vị trí phòng thủ tại khu vực Kursk của Nga lúc 8 giờ sáng giờ địa phương.
Israel đã đóng cửa các hoạt động và tịch thu một số thiết bị của Đài Al Jazeera - hãng truyền thông hàng đầu của Trung Đông - ở nước này.
Khoảng 30% khí tài tấn công của Houthi đã bị phá hủy sau khi hứng chịu đòn tập kích tên lửa đầu tiên của Mỹ và đồng minh, theo quan chức Washington.
Ngày 13/9, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp ông Matthew David Jackson, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam đến trình Thư Ủy nhiệm.