TPO - Lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi xác thực sinh trắc học khuôn mặt, các đối tượng lừa đảo đã giả danh nhân viên ngân hàng để hỗ trợ với mục đích đánh cắp thông tin người dùng để chiếm đoạt tài sản.
Ngân hàng cảnh báo lừa đảo khi cài sinh trắc học
Theo Quyết định số 2345 của Ngân hàng Nhà nước, từ 1/7, người dân muốn thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên đều bắt buộc phải xác thực sinh trắc học khuôn mặt.
Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn người dân thực hiện các thao tác xác thực sinh trắc. Các ngân hàng cũng đều có thông báo, hướng dẫn bằng cả văn bản lẫn video để người dân dễ dàng thao tác xác thực sinh trắc khuôn mặt. Tuy nhiên, không ít người còn loay hoay khi xác thực sinh trắc học.
Lợi dụng tình trạng này, một số đối tượng lừa đảo đã mạo danh nhân viên ngân hàng, gọi điện hỗ trợ khách hàng nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kẻ gian gọi điện, tự xưng là nhân viên ngân hàng và yêu cầu người dân gửi thông tin cá nhân, ảnh chụp căn cước công dân (CCCD) để hỗ trợ xác thực sinh trắc học.
Nhiều người vẫn loay hoay cài sinh trắc học vì app báo lỗi (ảnh: N.M). |
Chị Bích Phương ở Hà Nội cho biết, 1 tuần trước, do loay hoay cả ngày để xác thực sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng nhưng không được, chị đã lên mạng xã hội tìm những bài viết hướng dẫn cài sinh trắc học.
Sau đó, có người tự xưng là nhân viên tín dụng gọi đến yêu cầu cung cấp căn cước công dân (CCCD), mã pin để hỗ trợ xác thực sinh trắc học, thời gian chỉ mất 5 phút. Chị nghi ngờ lừa đảo nên đã từ chối.
Trước thực trạng này, nhiều ngân hàng cũng đã gửi cảnh báo tới người dùng. Theo đó, các ngân hàng khuyến cáo, khách hàng không truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại… Ngân hàng không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như gọi điện, nhắn tin SMS, email, phần mềm chat (zalo, viber, facebook messenger…).
Khách hàng tuyệt đối không bấm vào link, không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản, dịch vụ ngân hàng số (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP), dịch vụ thẻ (số thẻ, mã OTP), thông tin tài khoản hay bất cứ thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng, thông tin cá nhân nào khác...
Nhiều app ngân hàng vẫn lỗi
Dù là ngày thứ 2 thực hiện chuyển tiền theo quy định mới nhưng nhiều người vẫn không thể cài đặt cũng như chuyển tiền trên các app của nhiều ngân hàng.
Ngày thứ 2 thực hiện sinh trắc học, ngân hàng BIDV vẫn nhiều lỗi với người dùng (ảnh: N.M). |
Chị Thu Minh (ở Đống Đa, Hà Nội) cho biết, dù làm nhiều lần suốt từ sáng trên app ngân hàng BIDV nhưng hết báo lỗi này báo lỗi khác. Có lần làm NFC báo thành công nhưng đến đoạn chụp ảnh CCCD mặt sau thì ứng dụng bị treo. Lần thì kêu thông tin không hợp lệ.
Còn anh Đức Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) thao tác nhiều lần trên app Vietcombank qua các bước chụp căn cước, quét NFC nhưng màn hình hiện lên định danh điện tử hết hạn.
Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 2/7, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước - cho biết, bất kể một ứng dụng gì thời gian đầu chạy đều lỗi. Ở đây lỗi nhiều khâu không chỉ ở phía ngân hàng. Ông Tuấn khuyến cáo, với những người không có nhu cầu chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần hay 20 triệu đồng/ngày chưa nên cài đặt ngay. Việc người dân cùng vào cài đặt một lúc sẽ xảy ra lỗi phần mềm.
Nhiều người phản ánh vì sử dụng điện thoại không hỗ trợ NFC nên không đăng ký được dữ liệu sinh trắc học, trong khi số khác dù điện thoại có hỗ trợ NFC nhưng quét cả chục lần vẫn không thể đọc được dữ liệu trên thẻ. Đồng thời, việc khó quét dữ liệu xảy ra ở cả dòng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android lẫn iOS.
Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước - cho biết đã hướng dẫn rất cụ thể: Đối với khách hàng có CCCD gắn chíp nhưng sử dụng điện thoại không hỗ trợ NFC biện pháp xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng sẽ được thực hiện thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra, trong đó việc kiểm tra thực hiện như sau: Khớp đúng giữa dữ liệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng với dữ liệu sinh trắc học trong chip của thẻ CCCD của khách hàng do cơ quan công an cấp bằng cách thực hiện tại quầy giao dịch, thông qua thiết bị/điện thoại đọc CCCD gắn chip của ngân hàng; khớp đúng giữa dữ liệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
Trong trường hợp khách hàng có CCCD gắn chíp nhưng sử dụng điện thoại không hỗ trợ NFC hoặc sử dụng điện thoại có hỗ trợ NFC nhưng gặp sự cố trong khâu quét NFC, khách hàng có thể đến trực tiếp quầy giao dịch ngân hàng để được hỗ trợ.
Hiện nay, phần lớn các hãng điện thoại thông minh hiện nay như iPhone, Samsung, OPPO, Xiaomi, Sony, Huawei, Nokia, OnePlus, Asus, Acer, BlackBerry, Google, HTC, LG, Motorola... đều có hỗ trợ NFC. Các mẫu iPhone kể từ iPhone 6 đều được hỗ trợ NFC.
Để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023, UBND tỉnh Tây Ninh yêu cầu các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, tập trung vào một số nhiệm vụ chính.
Trong khuôn khổ Hội thảo và không gian trưng bày 'Nông nghiệp đô thị - Lợi ích kép cho người dân đô thị' ngày 6-7/6/2024 tại TP.HCM, combo sản phẩm Phu My Garden của PVFFCo và PVFCCo-PSE thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng tham dự. Combo Phu My Garden là các sản phẩm phân bón Phú Mỹ chất lượng cao, đáp ứng tiêu chí “Tiện lợi – An toàn – Đẳng cấp”, được đóng gói trong bao bì hiện đại, tiện dụng, nhiều lựa chọn về dung lượng (200g, 500g,...
TP.HCM vừa tổ chức lễ công nhận 43 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, huyện Cần Giờ bất ngờ chiếm hơn một nửa với 22 sản phẩm mới được công nhận.
Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Hong Kong và Macau (Trung Quốc) Lê Đức Hạnh đánh giá chuyến thăm Việt Nam của Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong Lý Gia Siêu có sự đồng điệu của hai bên trong tầm nhìn, mục tiêu và hành động.
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Ngô Biên Cương - Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Bắc Giang nêu lý do cho phép Công ty Amway tổ...
Chung cư mini mọc lên san sát trong các ngõ, ngách lớn, nhỏ tại Hà Nội. Nhiều ý kiến cho rằng, việc chung cư mini đua nhau 'mọc' lên tại các ngõ nhỏ, ngách nhỏ giao cắt, đan xen dày đặc nhà cao tầng đang đẩy mối nguy hỏa hoạn về phía người thuê. Nơm nớp lo nguy cơ cháy nổ Ngay sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra rạng sáng 13/9 tại chung cư mini nằm sâu trong ngõ 29 Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều cư dân sinh sống ở...
Ngày 1/3, chính phủ Nhật Bản đã thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga, bao gồm việc cấm nhập khẩu kim cương phi công nghiệp từ Nga được gia công tại nước thứ ba.
Vụ việc ngày 16/1 đánh dấu sự cố hàng không thứ hai ở Nhật Bản trong vòng 2 tuần, sau vụ va chạm khiến 5 người thiệt mạng tại sân bay Haneda của Tokyo vào ngày 2/1.
Video: Rác thải nhựa ngập tràn đường phố, 'bức tử' sông hồ biển. Tại Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. Việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% được chôn lấp hoặc đốt, chỉ 10% còn lại là được tái chế đúng chuẩn. Góp mặt nhiều nhất trong rác thải nhựa là túi nilon...