Cảnh báo chấn thương tai do lấy ráy tai

10:45 18/11/2024

Mỗi ngày, khoa khám bệnh - Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM tiếp nhận hàng chục ca tổn thương tai do móc, lấy ráy tai.

Bác sĩ Bệnh vIện Tai Mũi Họng TP.HCM đang khám cho một bệnh nhân bị cây ngoáy tai đâm sâu vào tai trái trong lúc đang ngoáy tai - Ảnh: THÙY DƯƠNG

Bác sĩ CKII Dương Thanh Hồng, trưởng khoa tai - tai thần kinh Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, cho biết mỗi ngày phòng khám Bệnh viện Tai Mũi Họng tiếp nhận hàng chục ca bị chấn thương tai do móc, ngoáy tai, lấy ráy tai.

Trong đó mỗi tháng có 1 ca nặng có tổn thương xương con tiền đình ốc tai, phải nhập viện để phẫu thuật.

Ráy tai không nguy hại, ngăn chặn được vi khuẩn xâm nhập

Nhiều trường hợp phải nhập viện vì những lý do đơn giản nhưng lại để lại di chứng lâu dài.

Mới đây Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM đã tiếp nhận chị Đ.T.T.V., 25 tuổi, ngụ ở Lâm Đồng, bị cây ngoáy tai bằng kim loại đâm thủng màng nhĩ. Trong lúc hai vợ chồng chị chuẩn bị ngủ trưa, chị V. nằm ngoáy tai trái bằng cây ngoáy tai kim loại.

Bất ngờ chồng chị quay sang ôm chị, tay chồng chị va trúng vào tay chị đang ngoáy tai làm cây ngoáy tai này đâm sâu vào trong tai trái. Chị V. có thói quen lấy ráy tai bằng cây ngoáy tai này mỗi ngày.

Bác sĩ Hồng khẳng định ráy tai không nguy hại, chính lớp ráy tai là lớp bảo vệ da của tai nên không nhất thiết phải lấy ra. Chỉ có khoảng 5% những người có tuyến ráy tai tiết ra ráy tai nhiều, da ống tai không đủ sức đẩy ra mới cần được nhân viên y tế lấy ra giúp.

Còn ông Nguyễn Thanh Vinh, phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, khẳng định ráy tai không phải là bệnh lý. Ráy tai không gây viêm nhiễm tai mà còn có khả năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào tai.

"Cơ thể chúng ta tạo ra ráy tai từ các chất nhờn trong ống tai trộn lẫn với các tế bào đã chết đi, mồ hôi và bụi bẩn. Dưới tác động của lớp nhung mao trên bề mặt của tế bào tuyến, ráy tai sau khi hình thành sẽ di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài, sau khi đến ống tai ngoài ráy tai sẽ có xu hướng tự khô rồi bong tróc ra ngoài. Lúc này, lớp ráy tai mới sẽ được hình thành ở ống tai để thay thế lớp ráy tai bị đưa ra ngoài.

Ráy tai đóng vai trò giống như một "vệ sĩ" giúp ngăn chặn vi khuẩn, vi nấm tấn công vào các tổ chức bên trong của ống tai ngoài, giảm thiểu sự đe dọa đến thính giác của con người. Ngoài ra, ráy tai ở một mức độ vừa phải có chức năng "bôi trơn" giúp cho sóng âm thanh truyền đi dễ dàng, ngăn chặn côn trùng nhỏ, bụi bẩn... xâm nhập vào bên trong tai.

Ống tai ngoài nằm giữa vành tai và màng nhĩ. Ống tai ngoài thường không thẳng mà cong như hình chữ S. Ở người lớn, ống tai ngoài hơi hướng lên, nghiêng về phía trước, càng tới gần màng nhĩ càng hướng xuống dưới.

Vì vậy, nếu cứ đưa vật nhọn đi thẳng vào ống tai để lấy ráy tai, có thể chạm vào thành da, niêm mạc trong ống tai gây sang chấn ống tai ngoài. Các sang chấn tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm ống tai ngoài.

Những dụng cụ sắc nhọn này khi xuyên qua màng nhĩ sẽ gây thủng màng nhĩ, chấn thương chuỗi xương con - là hệ thống dẫn truyền âm thanh từ đó ảnh hưởng khả năng nghe; nếu đi vào sâu bên trong như ốc tai - tiền đình có thể làm giảm sức nghe và chóng mặt, đi đứng mất thăng bằng.

Đặc biệt trong tai còn có dây thần kinh số 7, nếu làm tổn thương sẽ gây liệt mặt. Những chấn thương này gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và cuộc sống của bệnh nhân.

Trong tai còn có cấu trúc rất quan trọng là ống động mạch cảnh trong - đây là mạch máu lớn cung cấp máu cho cơ thể và não, nếu va chạm gây vỡ mạch máu này thì nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

Những thói quen gây hại tai

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thanh Thúy, phó trưởng khoa thính học, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, cho hay người dân có nhiều thói quen gây hại cho đôi tai, thậm chí có thể gây nghe kém. Những thói quen có hại cho tai có thể kể đến là sử dụng tăm bông để ngoáy tai, dùng tay ngoáy tai, xỏ nhiều khuyên tai, nghe nhạc lớn, để tai luôn ẩm ướt...

Ráy tai có chức năng giúp bảo vệ và bôi trơn ống tai, giúp ngăn chặn vật lạ như bụi bẩn hay côn trùng chạm tới màng nhĩ, có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng trong ống tai và giữ ẩm cho da trong ống tai để tai không bị khô và ngứa. Tai có khả năng tự làm sạch nên chỉ cần làm sạch phần bên ngoài của tai.

Nếu ống tai hẹp hoặc cong, hoặc nếu tai tạo ra quá nhiều ráy tai thì ráy tai có thể bị mắc kẹt, khi đó cần phải đến gặp bác sĩ tai mũi họng để lấy ra.

Nhẹ nhàng với tai để giữ an toàn

TIN LIÊN QUAN
  • Xác định stress, trầm cảm siêu nhanh nhờ...ráy tai!

  • Có cần thiết phải lấy ráy tai cho trẻ?

  • Viêm tai giữa không phải do ráy tai

Theo Hiệp hội Thính học - Ngôn ngữ Mỹ (ASHA), tình trạng có quá nhiều ráy tai có thể do sử dụng tăm bông; sử dụng máy trợ thính hoặc các thiết bị khác đặt vào tai như tai nghe; quá trình lão hóa. Ráy tai tích tụ có thể chặn âm thanh vào tai gây khó nghe, chóng mặt, cảm giác khó chịu, ù tai.

Chính vì vậy ASHA cũng đưa ra khuyến cáo kêu gọi mọi người đừng bao giờ đưa bất cứ thứ gì vào tai chẳng hạn như việc sử dụng tăm bông, móng tay và các vật nhọn với mục đích làm sạch tai vì điều này không những có thể làm tổn thương ống tai và màng nhĩ mà còn đẩy ráy tai sâu hơn tạo thành nút ráy tai.

"Bất cứ nguyên nhân nào làm tổn thương ống tai ngoài đều có thể dẫn đến viêm tai ngoài cấp tính. Ngoáy tai bằng ngón tay, tăm bông, ghim hoặc kẹp giấy có thể làm tổn thương ống tai và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Viêm ống tai ngoài sẽ gây đau tai, ngứa hoặc tiết dịch màu vàng, xanh vàng, có mùi hôi. Ngoài ra còn gây ra cảm giác đầy và âm thanh nghe được như bị nghẹt lại", bác sĩ Thúy lưu ý.

Sử dụng tăm bông hay các vật sắc nhọn như ghim gút, chìa khóa, kẹp giấy... để ngoáy ống tai ngoài là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây chấn thương thủng nhĩ. Người bị chấn thương thủng nhĩ sẽ cảm thấy đau nhói, nghe tiếng vo vo trong tai, nghe kém, chảy máu tai đồng thời màng nhĩ đỏ bầm, bị thủng hoặc rách.

Xỏ nhiều khuyên tai coi chừng

Hiện nay nhiều bạn trẻ có trào lưu xỏ nhiều khuyên tai ở dái tai hoặc sụn vành tai. Tuy nhiên, kỹ thuật xỏ khuyên không đảm bảo vô trùng, người thực hiện chưa được đào tạo và gây chấn thương mô mềm, đặc biệt là khi xỏ khuyên với áp suất cao có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng, chảy máu.

Các biến chứng sau xỏ lỗ tai bao gồm khuyên tai bị lún sâu vào trong dái tai, sẹo lồi, sẹo phì đại và mẫn cảm ở da. Nhận biết sớm và điều trị nhiễm trùng, viêm màng sụn thứ phát sau xỏ khuyên xuyên sụn có thể ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Trường hợp biến chứng sau xỏ khuyên tai gây dị tật tai nghiêm trọng thì cần can thiệp phẫu thuật tái tạo thẩm mỹ.

Bác sĩ Thúy kể thêm một thói quen xấu gây hại cho tai là để tai ẩm ướt. Nước, dầu gội hoặc xà phòng vào ống tai có thể gây kích ứng da. Nước có thể vào ống tai khi đi bơi. Khi nước đọng trong ống tai, vi khuẩn có thể phát triển gây ra nhiễm trùng.

Có thể bạn quan tâm
PGS.TS Trần Thành Nam: Giải pháp then chốt phòng chống bạo lực học đường

PGS.TS Trần Thành Nam: Giải pháp then chốt phòng chống bạo lực học đường

12:30 27/04/2023

Cần sự chung tay của toàn xã hội Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, để phòng ngừa bạo lực học đường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội. Kiến ThứcPGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: Trần Hải.1 Theo đó, về...

Lào Cai mở tour du lịch kết hợp thiện nguyện sau bão Yagi

Lào Cai mở tour du lịch kết hợp thiện nguyện sau bão Yagi

05:40 23/09/2024

Sở Du lịch tỉnh Lào Cai xây dựng 4 tour tham quan kết hợp thiện nguyện tại các điểm đến như Sa Pa, Bắc Hà, Mường Hum, Y Tý.

Chọn phục vụ sự hài lòng, hạnh phúc của dân

Chọn phục vụ sự hài lòng, hạnh phúc của dân

07:50 28/10/2023

Hôm nay (28-10), hội thi cán bộ 'Tham mưu tốt - dân vận khéo' tại TP.HCM chính thức khai mạc và bắt đầu bước vào vòng loại với các đợt thi trắc nghiệm.

Sở Y tế TP HCM thúc giục 'sớm lập trung tâm thuốc hiếm quốc gia'

Sở Y tế TP HCM thúc giục 'sớm lập trung tâm thuốc hiếm quốc gia'

20:50 29/08/2024

Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng kiến nghị Bộ Y tế sớm lập trung tâm lưu trữ quốc gia về thuốc hiếm, gồm thuốc trị bệnh thường gặp như sởi nhưng khi cần lại không có vì nhiều lý do.

Đoàn thanh niên, công an đội nắng hỗ trợ người dân về quê ăn Tết

Đoàn thanh niên, công an đội nắng hỗ trợ người dân về quê ăn Tết

06:30 07/02/2024

Để hỗ trợ người dân ở xa về quê ăn Tết bằng xe máy, lực lượng thanh niên tình nguyện, công an ở tỉnh Sóc Trăng, TP. Cần Thơ đã lập nhiều điểm chốt tiếp nước, xăng, bánh miễn phí.

Những điều không thể chấp nhận ở Nhật Bản

Những điều không thể chấp nhận ở Nhật Bản

06:20 24/02/2024

Các quy ước xã hội và chuẩn mực hành vi có thể bình thường với nhiều nước nhưng lại không chấp nhận được ở Nhật Bản, khiến nhiều người lần đầu đến đây có thể bối rối.

Hà Tĩnh: Yêu cầu đình chỉ hoạt động thông tin của Báo VietnamEuropa

Hà Tĩnh: Yêu cầu đình chỉ hoạt động thông tin của Báo VietnamEuropa

13:20 22/09/2023

Ông Lê Ngọc Dung, Tổng Biên tập Báo VietnamEuropa, đã tự cấp thẻ nhà báo VietnamEuropa cho các phóng viên, cộng tác viên là người Việt Nam tại nhiều tỉnh/thành khác nhau để hoạt động báo chí.

Trung tâm Y tế Trường Sa cấp cứu ngư dân bị viêm tụy cấp

Trung tâm Y tế Trường Sa cấp cứu ngư dân bị viêm tụy cấp

16:10 12/09/2024

Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) vừa tiếp nhận, cấp cứu một ngư dân bị viêm tụy cấp.

306 thiếu nhi tiêu biểu toàn quốc tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II

306 thiếu nhi tiêu biểu toàn quốc tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II

12:20 23/09/2024

Tham dự phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024 có 306 đại biểu là các em đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các em sẽ thảo luận, chất vấn trực tiếp tại Hội trường Diên Hồng toà nhà Quốc hội về 2 chủ đề nóng liên quan đến trẻ em.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới