PGS.TS Trần Thành Nam: Giải pháp then chốt phòng chống bạo lực học đường

12:30 27/04/2023

Cần sự chung tay của toàn xã hội

Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, để phòng ngừa bạo lực học đường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội.

Theo đó, về phía nhà trường, cần thiết lập một hệ thống sàng lọc định kỳ để có thể xác định được những em đang gặp phải vấn đề tổn thương về sức khỏe tinh thần, hay có nguy cơ về những vấn đề về tâm lý, hành vi có khả năng dẫn tới bạo lực.

Cần có một quy trình trong đó có những phương thức thuận lợi để mọi người có thể khiếu nại về những hành vi thiếu thân thiện hoặc bạo lực ở trong nhà trường. Sau khi tiếp nhận thông tin về bạo lực thì sẽ xử lý thế nào.

Phải có chương trình phòng ngừa nói chung, trong đó, giáo dục các em về giá trị sống tích cực, có kỹ năng quản lý cảm xúc, giải quyết vấn đề. Cùng với đó, phải có chương trình giáo dục cho cha mẹ, giáo viên về cách quản lý lớp tích cực, và ứng xử với con theo kỷ luật tích cực để không làm mẫu hình bạo lực cho con cái.

Phải đưa vào nguyên tắc ứng xử trong nhà trường những giá trị yêu thương, tôn trọng từ lớp học cho tới nhà ăn.

“Gia đình, tổ chức địa phương cũng phải tham gia vào chương trình này. Bởi bạo lực không chỉ xảy ra trong trường mà có thể từ nhà đến trường, hoặc trên mạng Internet…Tất cả mọi người đều phải chung tay để làm cho môi trường của các con được an toàn hơn”, ông Nam nói.

PGS.TS Trần Thành Nam và lấy ví dụ, để con đường từ nhà đến trường an toàn thì phải có người canh gác. Hoặc trong nhà trường có những góc rất khuất, có thể xảy ra hành vi bắt nạt thì phải có camera…

Tuy nhiên, yếu tố then chốt để giúp điều hòa tất cả hoạt động này, đó là chúng ta có thể làm tốt hơn nữa, trả lại vị trí, vai trò của nhà tham vấn tâm lý trong trường học cũng như phòng tư vấn tâm lý trong các nhà trường.

Nhà tham vấn tâm lý như “kiến trúc sư” thiết kế ngôi trường hạnh phúc

“Khi bạo lực học đường đã trở thành một vấn đề cấp bách thì các giải pháp cũng cần đặt trọng tâm, cụ thể, trong đó, có việc trả lại vị trí, vai trò của nhà tham vấn ở trong trường học cũng như vai trò của phòng tư vấn tâm lý học đường, Cán bộ tâm lý ở trong nhà trường tựa như kiến trúc sư thiết kế các hoạt động từ phòng ngừa, sàng lọc, các hoạt động hỗ trợ nhóm, cá nhân làm việc với phụ huynh hay giáo viên, kết nối tất cả các nguồn lực để phục vụ cho công tác phòng chống bạo lực học đường”, PGS.TS Trần Thành Nam khẳng định.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, hiện chúng ta đang hiểu phòng tư vấn học đường rất hẹp, tức là chỉ có ngồi tư vấn 1-1. Khi học sinh gặp vấn đề thì lên và được tư vấn thông tin, chứ không phải tư vấn về tâm lý, cảm xúc.

Trong khi đó, nhà tham vấn tâm lý học đường đúng nghĩa phải giữ vai trò trung tâm trong việc thiết kế nên ngôi nhà hạnh phúc, phải là người có đủ năng lực, được đào tạo bài bản để lập ra được hệ thống các chương trình đánh giá toàn trường và định kỳ.

Nhà tham vấn cũng phải là người tổ chức, thiết kế một quy trình, trong đó có đường dây nhận các khiếu nại liên quan đến bạo lực hoặc các vấn đề mất an toàn trong trường. Sau đó, phải phân nhóm được các nguy cơ và có chiến lược để hỗ trợ chuyên biệt cho từng nhóm.

Nhà tham vấn tâm lý phải có năng lực để triển khai các chương trình, khóa học phòng ngừa, trong đó có các khóa học trang bị về kỹ năng sống, ví dụ quản lý cảm xúc, giải quyết vấn đề phi bạo lực, tổ chức được các nhóm hòa giải ngang hàng, có kỹ năng tham vấn cá nhân cho học sinh, tham vấn nhóm, làm việc với phụ huynh, tư vấn cho giáo viên.

Và cuối cùng, phải có năng lực điều phối tất cả các nguồn lực ở địa phương, cộng đồng… để phục vụ cho quá trình phát triển nhân cách của học sinh.

“Với công việc và đòi hỏi như vậy, liệu giáo viên có kiêm nhiệm được không? Giáo viên không thể có kỹ năng, cũng như không thể được tập huấn và cập nhật chuyên môn liên tục được. Ngoài ra, họ còn bận bịu với công việc giảng dạy của mình. Đặc biệt, công việc này yêu cầu một chút độc lập với giáo viên, có “quyền lực” với hệ thống trong việc đưa ra các chiến lược và phải có nguồn lực tương ứng để làm, không thể kiêm nhiệm”, ông Nam cho hay.

Và điều quan trọng, theo PGS.TS Trần Thành Nam, muốn làm tư vấn học đường thì phải có kiến thức chuyên sâu ở 3 lĩnh vực: Các vấn đề về hành vi cảm xúc; các vấn đề về phương pháp học tập để hỗ trợ cho những học sinh gặp khó khăn liên quan lĩnh vực này; các vấn đề liên quan đến hướng nghiệp, nghề nghiệp. Rõ ràng, không thể kiêm nhiệm.

“Cho nên, cần trả lại vị trí đúng nghĩa. xác định đúng vai trò, quy đúng nhiệm vụ và phải có những tưởng thưởng xứng đáng, về vị trí việc làm, kinh phí, lương cho những nhà tham vấn tâm lý học đường”, ông Nam nói.

PGS.TS Trần Thành Nam cho biết, hiện nay chúng ta đang có những khó khăn về vấn đề con người. Nhưng nếu coi trọng tâm của việc giáo dục là chất lượng chứ không phải chạy theo số lượng thì vẫn có những giải pháp. Chẳng hạn, trước mắt, các trường có thể tiến hành sàng lọc, xác định nhóm nguy cơ, sau đó kết nối với chuyên gia bên ngoài để hỗ trợ. Trong tương lai, Sở GDĐT nên thành lập một nhóm gồm 7-8 chuyên gia, có thể từ các trường đại học uy tín phụ trách theo cụm trường. Trường nào có các nhóm nguy cơ cao thì Sở sẽ cử đội đặc trách đó xuống. xử lý chuyên môn, tránh để xảy ra các vụ việc đau lòng như vừa qua.

Mời quý độc giả xem video: "PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ về "ba chân kiềng" của một nhà khoa học". Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Có thể bạn quan tâm
Bạn trẻ Đà Nẵng rủ nhau về đình làng xem hát tuồng

Bạn trẻ Đà Nẵng rủ nhau về đình làng xem hát tuồng

05:45 10/11/2024

Tối 8/11, tại Đình làng Hòa Mỹ (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) diễn ra đêm nghệ thuật đặc biệt mang tên “Tân Sắc Tuồng” do các bạn sinh viên phối hợp tổ chức.

Mất thính giác vĩnh viễn vì đeo tai nghe mỗi đêm suốt hai năm

Mất thính giác vĩnh viễn vì đeo tai nghe mỗi đêm suốt hai năm

07:40 13/03/2024

Người phụ nữ Trung Quốc bị tổn thương vĩnh viễn ở tai trái, phải dùng trợ thính vì thói quen đeo tai nghe mỗi đêm.

Trào lưu mỗi ngôi nhà có một lá cờ Tổ quốc

Trào lưu mỗi ngôi nhà có một lá cờ Tổ quốc

01:40 21/08/2024

Ngày Quốc khánh 2/9 đến gần, hoạt động vẽ lá cờ Tổ quốc trên mái nhà, trước cửa trở thành trào lưu lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Cô ruột kiện anh em tôi để chiếm căn nhà bố để lại

Cô ruột kiện anh em tôi để chiếm căn nhà bố để lại

12:10 04/05/2024

Cô nói ba tôi đã bán nhà cho cô bằng giấy tờ tay trước khi mất khoảng 10 ngày.

Hà Còi và loạt phi công Gen Z chinh phục cả bầu trời lẫn trái tim cư dân mạng

Hà Còi và loạt phi công Gen Z chinh phục cả bầu trời lẫn trái tim cư dân mạng

23:10 30/05/2024

HHT - Những ngày gần đây, cộng đồng mạng đang 'phát sốt' với những phi công Gen Z với ngoại hình xán lạn, tính cách dễ thương cùng với những đoạn clip chia sẻ về ngành nghề thú vị.

Dân quân, thanh niên chở gạo, chăn ấm cho vùng bị cô lập do mưa lũ ở Mù Cang Chải

Dân quân, thanh niên chở gạo, chăn ấm cho vùng bị cô lập do mưa lũ ở Mù Cang Chải

21:00 08/08/2023

Gần 300 dân quân tự vệ và đoàn viên thanh niên đã lên đường vận chuyển nhu yếu phẩm và thông đường giao thông tại các bản bị cô lập do mưa lũ tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái).

Ba ngư dân bị giảm áp khi lặn sâu ở vùng biển Trường Sa

Ba ngư dân bị giảm áp khi lặn sâu ở vùng biển Trường Sa

14:00 27/09/2024

Ba ngư dân 20-21 tuổi, lặn ở độ sâu 14 m để đánh bắt cá tại vùng biển Trường Sa thì bị giảm áp, được đưa vào đảo Sinh Tồn Đông cấp cứu.

Những hình ảnh ấn tượng tại Đại hội Hội LHTN tỉnh Lào Cai

Những hình ảnh ấn tượng tại Đại hội Hội LHTN tỉnh Lào Cai

16:40 07/09/2024

Sau 1,5 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, với ý thức trách nhiệm cao, Đại hội đại biểu Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã hoàn thành tốt đẹp các nội dung chương trình đề ra.

Vụ ngộ độc ăn cơm gà ở Nha Trang: 1 ca đang mang thai phải vào hồi sức tích cực chống độc

Vụ ngộ độc ăn cơm gà ở Nha Trang: 1 ca đang mang thai phải vào hồi sức tích cực chống độc

19:00 15/03/2024

Theo báo cáo của Sở Y tế Khánh Hòa tính đến 15h chiều 15-3, tổng số ca ngộ độc các cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận là 345 ca.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới