Giống như trong các tranh chấp trước đây, Trung Quốc có vẻ đang chuẩn bị một loạt hành động để trừng phạt Liên minh châu Âu (EU) vì áp thuế đối với ô tô điện. Cuộc điều tra chống bán phá giá thịt lợn từ EU là minh chứng có điều này.
Căng thẳng EU-Trung Quốc đang gia tăng. (Nguồn: Emodnet) |
Căng thẳng EU-Trung Quốc đang gia tăng. (Nguồn: Emodnet) |
EU đã tăng gấp 5 lần thuế nhập khẩu đối với ô tô điện của Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7, mức thuế bổ sung từ 17,4% đến 38,1% sẽ được áp dụng cùng với mức thuế 10% hiện có của EU. Điều đó nghĩa là xe điện do Trung Quốc sản xuất nhập khẩu vào EU phải đối mặt với tổng mức thuế lên tới gần 50%.
Về cách đáp trả của Trung Quốc, dường như, mọi thứ đã khác với cuộc chiến thương mại lớn với Mỹ, với những hình phạt nặng nề cho cả hai bên.
Lần này, mục tiêu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trông giống những gì quốc gia này đã triển khai chống lại Australia vài năm trước.
Hãng tin Bloomberg đã chỉ ra một số mục tiêu có khả năng xảy ra và những khu vực ở châu Âu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Sản phẩm đầu tiên lọt vào tầm ngắm của Trung Quốc là rượu mạnh của châu Âu. Bắc Kinh đã công bố một cuộc điều tra chống bán phá giá vào tháng 1/2024. Bộ Thương mại nước này cũng có thể công bố mức thuế sơ bộ bất cứ lúc nào - giống như đã làm trong một cuộc điều tra tương tự đối với rượu vang Australia.
Tin liên quan |
Trung Quốc đáp trả EU về vấn đề xe điện, Trung Quốc đáp trả EU về vấn đề xe điện, 'chĩa mũi dùi' vào thịt lợn, Tây Ban Nha kêu gọi đàm phán |
Thực phẩm và nông sản thường là mục tiêu của các rào cản thương mại. Trước đây, Bắc Kinh đã nhắm đến những mặt hàng không thiết yếu hoặc có thể tìm nguồn từ nơi khác nhưng Trung Quốc là thị trường lớn cho nhà xuất khẩu. Điều đó có nghĩa là thiệt hại đối với người tiêu dùng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là thấp nhưng tác động đối với nhà sản xuất có thể cao.
Rượu mạnh phù hợp với mục tiêu này. Người tiêu dùng Trung Quốc luôn có thể tìm thấy các lựa chọn thay thế, nhưng tác động đối với Pháp - một trong những nước ủng hộ lớn nhất cuộc điều tra về xe điện của châu Âu - sẽ rất đáng kể.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là thị trường xuất khẩu rượu mạnh lớn thứ hai của Pháp vào năm 2023.
Ngày 17/6, Bắc Kinh công bố một cuộc điều tra về cáo buộc bán phá giá thịt lợn ở châu Âu. Nếu điều đó dẫn đến thuế quan, tác động sẽ tập trung vào các nhà cung cấp hàng đầu như Tây Ban Nha - nơi Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai đối với các nhà xuất khẩu vào năm ngoái - cũng như Đan Mạch và Hà Lan.
Với cuộc điều tra này, tác động lên Trung Quốc có thể rất hạn chế. Bắc Kinh có thể nhận phần lớn thịt từ nguồn cung trong nước và có thể mua hàng từ các quốc gia như Brazil và Mỹ nếu cần.
Trong các tranh chấp trước đây, đất nước châu Á đã cố gắng làm cho các lệnh trừng phạt thương mại của mình có vẻ như tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
"Có vẻ như quốc gia này đang đi theo con đường tương tự", Bloomberg nhận định.
Ăn miếng trả miếng, dùng ‘vũ khí kinh tế’, EU-Trung Quốc cố san bằng sân chơi, sắp khai hỏa thương chiến? (Nguồn: AFP/Getty) |
Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU nhận định rằng, ô tô nhập khẩu có động cơ lớn có thể là một mục tiêu để Bắc Kinh trả đũa.(Nguồn: AFP/Getty) |
Tháng 5/2024, một bài đăng trên phương tiện truyền thông nhà nước đề cập, rượu vang là một sản phẩm có thể bị nhắm tới, cùng với các sản phẩm từ sữa và máy bay.
Pháp là nước xuất khẩu rượu vang lớn nhất châu Âu sang Trung Quốc, do đó, nước này có thể chịu thiệt hại. Tiếp theo là các quốc gia Địa Trung Hải.
Sẽ dễ dàng tìm được nhà cung cấp khác nếu Bắc Kinh áp thuế hoặc chặn hàng nhập khẩu từ châu Âu. Rượu vang Australia đã quay trở lại thị trường, sau khi Trung Quốc dỡ bỏ thuế quan vào tháng 3/2024.
Thị trường rượu vang toàn cầu hiện đang trong tình trạng dư thừa, vì vậy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không hề lo lắng trong vấn đề này.
Tháng trước, Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU đã ám chỉ rằng, ô tô nhập khẩu có động cơ lớn có thể là một mục tiêu để Bắc Kinh trả đũa.
Nếu thuế quan chỉ áp dụng đối với các nhà xuất khẩu xe ô tô châu Âu, Đức và Slovakia là hai quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất.
Trung Quốc đã hạ thuế nhập khẩu ô tô chở khách xuống 15% vào năm 2018, như một phần trong nỗ lực ban đầu nhằm làm dịu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
Bắc Kinh cũng đã thể hiện sự sẵn sàng sử dụng thuế ô tô như một công cụ trong các cuộc chiến thương mại trước đây. Quốc gia này đã tăng tỷ thuế nhập khẩu ô tô Mỹ lên 40% dưới thời Cựu Tổng thống Donald Trump, trước khi cắt giảm lại.
Hầu hết hàng nhập khẩu từ châu Âu của Trung Quốc có thể đến từ các nhà sản xuất hàng xa xỉ như Porsche, Mercedes-Benz Group AG hoặc BMW AG. Người tiêu dùng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ khó tìm kiếm mặt hàng này ở quốc gia khác nhưng theo một số chuyên gia, xe điện Trung Quốc có thể là một lựa chọn hay.
Các sản phẩm từ sữa được đưa vào danh sách các mục tiêu có thể bị đánh thuế. Đây là một lĩnh vực mà Trung Quốc không quá phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ châu Âu.
New Zealand cung cấp khoảng một nửa lượng sữa nhập khẩu của Trung Quốc, trong khi 1/3 lượng sữa nhập khác đến từ (EU).
Đan Mạch, Hà Lan, Đức và Pháp đều sẽ bị ảnh hưởng nếu Bắc Kinh "tung đòn" nhắm vào mặt hàng này.
Lĩnh vực hàng không đã được đề cập đến như một mục tiêu mà Trung Quốc có thể nhắm đến.
Nếu nhắm vào Airbus có trụ sở tại Pháp, Trung Quốc sẽ chỉ còn lại Boeing. Việc phụ thuộc nhiều hơn vào một công ty Mỹ có lẽ không phải là điều Bắc Kinh mong muốn, đặc biệt là với viễn cảnh căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng.
Hơn nữa, Boeing đã gặp phải một loạt các vấn đề về an toàn, trong khi Airbus lắp ráp một số máy bay tại Trung Quốc.
Trên thực tế, các hãng hàng không Trung Quốc được cho là đang đàm phán để mua hơn 100 máy bay thân rộng từ Airbus. Điều đó có thể chứng tỏ, lĩnh vực hàng không có thể là "củ cà rốt" hữu ích trong bất kỳ cuộc đàm phán nào về thuế ô tô điện - cùng với tất cả các "cây gậy" của Bắc Kinh.
Bộ Xây dựng cho biết hiện nay một số sở xây dựng đã rà soát hồ sơ, lập danh mục các dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét công bố.
Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lên xuống trái chiều 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh, thành dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.
Thôn Tuấn Tú (xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) là thôn thuần đồng bào dân tộc Chăm, cũng là nơi cư trú tập trung của 90% người Chăm của xã. Thôn Tuấn Tú có hai “đặc sản” là nắng và gió, với 65% diện tích là đất pha cát bạc màu. Trước đây, bà con chỉ biết trồng lạc, cà rốt…Năm nào sản phẩm được giá thì đời sống no ấm. Năm nào sản phẩm không được giá thì đời sống bà con lại bấp bênh. Với sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận, cây...
Trong năm vừa qua, phân khúc đất nền chiếm sóng giao dịch bất động sản trên địa bàn Hòa Bình, tuy nhiên chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư nên thận trọng khi tham gia thị trường đất đai thời điểm này vì nếu không tỉnh táo sẽ bị rơi vào vòng xoáy đất nền.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Năng lượng Ember, tính từ đầu năm nay đến tháng 6 vừa qua, sản lượng thủy điện toàn cầu giảm 8,5%, nhiều hơn bất kỳ mức giảm cả năm nào trong hai thập kỷ qua.
Tại dự thảo, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước như sau: Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/1/2025: Mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ và các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành...
Ngày 8/7, thông tin Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, vừa có kết luận thanh tra việc duy trì điều kiện kinh doanh và việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trước đó, Thanh tra Sở Du lịch Đà Nẵng thực hiện thanh tra trực tiếp với các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế tại địa phương. Kết quả, có 6 công ty vi phạm và bị đoàn thanh tra xử phạt hành chính. Cụ thể, Công ty TNHH MTV dịch vụ du...
TP - Đắk Lắk đang vào vụ thu hoạch vải thiều; giá tăng gấp đôi song nông dân buồn thiu vì mất mùa. Có nhà ước tính thu hàng chục tấn vải thiều nhưng thực tế chưa được 1 tấn.
Luật Nhà ở 2023 dự kiến có hiệu lực ngày 1.8.2024 (thay vì ngày 1.1.2025). Dưới đây là nội dung của phương án bồi thường, tái định cư theo Luật...