Phó Chủ tịch Thường trực QH lưu ý cần thể hiện rõ hơn một số nội dung về công nghiệp văn hóa; xác định rõ trọng tâm Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 14/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Chương trình gồm 7 mục tiêu tổng quát: Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam; nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của nhân dân, khắc phục sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, tầng lớp dân cư, giới tính, từ đó nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc.
Bên cạnh đó là bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế xã hội, huy động, tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa; xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ, chuyên gia đầu ngành, lực lượng người lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao; phát huy tính đại chúng, tính khoa học, tính dân tộc của văn hóa thông qua đổi mới sáng tạo, tiếp thu và nghiên cứu, áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa; nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Nội dung thành phần của Chương trình bám sát nội dung kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 về 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa; Kết luận của Chủ tịch Quốc hội về 9 nhóm chính sách và 7 nhiệm vụ phát triển văn hóa tại Hội thảo về cơ chế chính sách, nguồn lực phát triển Văn hóa năm 2022.
Chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết.
Dự kiến, 10 nội dung thành phần gồm Phát triển con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả; nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền và giáo dục văn hóa; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc; thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Cùng với đó là đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực văn hóa; phát triển nguồn nhân lực văn hóa; hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới; tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình, nâng cao năng lực thực hiện, truyền thông, tuyên truyền về Chương trình.
Dự kiến, thời gian thực hiện Chương trình trong 11 năm (từ năm 2025 đến 2035), chia làm 3 giai đoạn khác nhau (năm 2025; 2026-2030; 2031-2035).
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhất trí với 10 nội dung thành phần của Chương trình và cho rằng các nội dung này đã phản ánh được đầy đủ yêu cầu về lý luận và thực tiễn phát triển văn hóa trong giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu cụ thể, ở mỗi nội dung thành phần có nhiều chỉ tiêu cụ thể được lượng hóa nhưng chưa được thuyết minh cụ thể về cơ sở khoa học, thực tiễn để xác định được tỷ lệ này.
Số lượng chỉ tiêu lớn, nhiều chỉ tiêu hỗn hợp, ghép nhiều nội dung khác nhau dẫn đến khó thống kê, khó thực hiện, khó đánh giá kết quả. Một số chỉ tiêu còn cao so với thực tế thực hiện ở một số địa phương; chưa phù hợp với các khu vực khác nhau như vùng biên giới, hải đảo..., chưa tính đến yếu tố đặc thù của từng vùng, địa phương.
Trong khi đó, nhiều nhiệm vụ cụ thể của một số nội dung thành phần còn chung chung, dàn trải, mang tính mục tiêu nhiều hơn. Nhiều nội dung chưa được thiết kế hợp lý, phù hợp với nguồn lực thực hiện. Nhiệm vụ tuyên truyền, cung cấp thông tin, đào tạo, bồi dưỡng... được lặp lại nhiều lần.
Một số nội dung cụ thể chưa phân cấp rõ ràng về trách nhiệm quản lý, thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện; có nhiệm vụ không phù hợp với thẩm quyền theo các văn bản mới ban hành.
Cơ bản nhất trí với 6 nhóm giải pháp thực hiện Chương trình, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị cụ thể hóa về nhiệm vụ, lộ trình, tiến độ thực hiện đối với giải pháp về hoàn thiện thể chế; xác định rõ hơn nữa các giải pháp huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực của địa phương, có sự phân định một số nhóm địa phương khác nhau; cụ thể hóa các giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa, nghiên cứu xác định rõ một số nội dung, nhiệm vụ tập trung ưu tiên kêu gọi các nguồn lực xã hội đầu tư.
Trước ý kiến cho rằng quy mô, phạm vi, địa điểm thực hiện Chương trình 'còn rộng, dàn trải,' Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị cần xác định các nhiệm vụ đầu tư trọng điểm trong từng thời kỳ dựa trên điều kiện thực tiễn ở địa phương và kết quả đầu tư của ngân sách nhà nước ở các thời kỳ trước, một số loại hình công trình văn hóa đặc thù không nên phân bổ đều ở tất cả các địa phương.
Tại Phiên họp, đa số các ý kiến tán thành với sự cần thiết đầu tư Chương trình; cho rằng việc đầu tư ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; tiếp tục khẳng định các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước; góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về phát triển văn hóa đề ra trong các nghị quyết của Đảng.
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 để thúc đẩy văn hóa phát triển tương xứng với kinh tế, góp phần xây dựng và phát triển con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng chương trình mục tiêu quốc gia là chính sách quan trọng của Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, dự án quan trọng, cấp bách của ngành văn hóa, không thay thế toàn bộ nhiệm vụ đầu tư khác của Nhà nước cho hoạt động phát triển văn hóa.
Do đó, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phải được xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, nhằm tạo ra các đột phá, thúc đẩy lợi ích kinh tế từ lĩnh vực này, từ đó đóng góp GDP cả nước. "Nếu phát triển công nghiệp văn hóa, chúng ta sẽ tự có nguồn thu từ văn hóa để thúc đẩy và đầu tư, tôn tạo cho chính văn hóa," ông Nguyễn Khắc Định nêu.
Kết luận Phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng đây là Chương trình rất quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa đề ra trong các Nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.
Việc thực hiện Chương trình sẽ tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ, phát triển bền vững đất nước, xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí ý kiến thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra nhiều nội dung cụ thể, chi tiết nội dung của Chương trình.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý cần thể hiện rõ hơn một số nội dung liên quan đến công nghiệp văn hóa; xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, đột phá, điểm nhấn của Chương trình; việc xây dựng trung tâm văn hóa tại một số nơi ./.
Lịch cúp điện hôm nay ngày 15/05/2024 tại Bình Thuận VTC News cập nhật mới nhất lịch mất điện, cúp điện các khu vực tại Bình Thuận ngày 15/05/2024 từ website cổng thông tin Điện lực miền Nam. Lịch cúp điện thành phố Phan Thiết Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 15/05/2024 từ 08h00 - 17h00 Mất điện trục đường Thủ Khoa Huân đoạn từ ngã tư Trần Hưng Đạo đến Dốc Văn Công thuộc một phần phường Phú Thuỷ. Điện lực Phan Thiết Bảo trì, sửa chữa lưới điện Lịch...
Vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra tại ga Bahanaga Bazar, bang Odisha, miền Đông Ấn Độ vào ngày 2/6 đã làm 288 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương.
Bờ biển Nam Ô Đà Nẵng bị xâm thực. Theo ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, bờ biển dài khoảng 500m hạ lưu phía Nam và Bắc sông Cu Đê (đoạn từ cầu Nam Ô ra biển) thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng bị xâm thực sâu hàng chục mét. Ở bờ Bắc có điểm xâm thực sâu đến 50m. Theo phản ánh của người dân, hằng năm vào mùa mưa, khu vực bờ biển tiếp giáp cửa sông Cu Đê này đều xảy ra tình trạng xâm thực nhưng chưa bao giờ...
Ngày 25/10, Công an huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương thông tin đang tạm giữ Triệu Minh Sang (26 tuổi, quê Bình Phước) để điều tra, làm rõ hành vi 'Cướp tài sản'. Theo điều tra, trước đó, Sang làm môi giới bất động sản ở TP.HCM. Tuy nhiên, gần đây thị trường bất động sản 'đóng băng' nên việc mua bán gặp khó khăn. Không có tiền tiêu xài và trả nợ nên Sang đã nảy sinh ý định đi cướp tài sản. Tối ngày 23/10, Sang mang theo một con dao và gọi taxi...
Sau khi mang súng cướp được số vàng trị giá gần 400 triệu đồng, hai đối tượng chia đường lẩn trốn, một đối tượng bị ngã tử vong, đối tượng còn lại trốn không xa cũng bị công an bắt giữ.
Ngày 1/7, trong khuôn khổ Khóa họp 56 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, diễn ra tại Geneve (Thụy Sĩ), Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Mai Phan Dũng - Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, đã phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu, bao gồm: Việt Nam, Bangladesh, Philippines, tại phiên thảo luận về chủ đề bảo đảm sinh kế bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu.
Ngày 2.10, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) tiếp...
Mực nước hồ “treo” trong hang động ở Quảng Bình bất ngờ tụt xuống 2m, ngay khi quanh vị trí hang những ngày qua có mưa.
Sau khi mời bia giao lưu, B. và nhóm Lăng xảy ra mâu thuẫn. Nhóm Lăng sau đó truy tìm và chém B. đến khi gục tại chỗ.