Nhiều ý kiến cho rằng, việc trường học liên kết với các trung tâm bên ngoài tổ chức dạy thêm, dạy tăng cường cho học sinh đang là thực tế tồn tại ở nhiều nơi. Điều này sẽ làm mất đi vai trò, chức năng của chương trình giáo dục quốc dân.
Lợi nhuận khổng lồ từ con số 20%
Loạt bài của Báo Lao Động về tình trạng các trường học liên kết với trung tâm, đơn vị tư nhân bên ngoài để dạy thêm nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ phía bạn đọc.
Rất nhiều phụ huynh, thậm chí giáo viên, bày tỏ bức xúc khi tình trạng này diễn ra tại nhiều trường, nhiều tỉnh thành và trong nhiều năm.
Thầy Thái Hạo - người từng có nhiều năm làm trong ngành giáo dục, hiện là một chuyên gia với nhiều bài viết về lĩnh vực giáo dục - cho rằng, tình trạng các lớp học thêm gắn mác “tự nguyện” ngày càng diễn ra phổ biến. Các “món hời” sẽ là lí do chính để các trường học mở cửa cho các đơn vị khi muốn liên kết, dạy thêm trong trường.
“Báo Lao Động đã phản ánh rất sát sao tình hình thực tế. Tôi đọc và cũng thấy được mức hoa hồng 20% khi đưa các chương trình liên kết vào dạy tăng cường trong nhà trường - đây cũng là mức phổ biến được các công ty tư nhân trả cho các trường học. Tuy nhiên, tôi được biết con số này ở một vài trường khác có thể lên đến 30 - 40%.
Có những trung tâm khi họ tới trường dạy không phải bỏ ra bất cứ nguồn vốn nào. Thậm chí, họ còn sử dụng cả giáo viên của nhà trường. Việc họ cần làm chỉ là gửi lại trường số phần trăm hoa hồng nhất định” - thầy Hạo nhận định.
Cần thẳng tay loại bỏ việc dạy thêm
Trao đổi với Báo Lao Động về việc nhà trường liên kết với các trung tâm bên ngoài để dạy thêm, thầy Hạo cho rằng, có 2 vấn đề cần nhìn nhận.
Thứ nhất, chúng ta có một chương trình giáo dục huy động trí tuệ của nhiều nhà khoa học, đội ngũ tri thức. Chương trình chính khoá đã bao gồm đầy đủ các môn học cơ bản. Vậy tại sao lại cần việc dạy thêm của các chương trình liên kết với bên ngoài?
"Tôi luôn thắc mắc, nếu để các trung tâm bên ngoài liên tục vào dạy thay cho nhà trường thì có lẽ, các trung tâm này sẽ dần “soán ngôi” chương trình giáo dục quốc dân. Vị thế của các nhà trường cũng dần bị đánh mất.
Điều thứ hai khiến tôi không ủng hộ việc học sinh học các chương trình liên kết nằm ở chỗ, không có một thước đo cụ thể nào để đánh giá được chất lượng dạy học, hiệu quả đầu ra mà các học sinh thu nhận được. Rất khó để xác định các trung tâm này đã dạy học thế nào, lộ trình học tập ra sao” - thầy Hạo thẳng thắn nói.
Giáo viên này cho rằng, việc đưa các trung tâm vào để giảng dạy trong nhà trường thực sự không đem lại hiệu quả.
“Các trường tạo điều kiện cho trung tâm về dạy thêm giống như việc biến ngôi nhà của mình thành nhà người khác. Đây là việc tạo cơ hội cho các trung tâm cắt xén các giờ học, lợi dụng cơ sở vật chất, giáo viên trong chính nhà trường để làm dày hầu bao. Chưa kể đến việc bóp méo các chương trình giáo dục quốc dân, chính học sinh sẽ là người phải chịu nhiều thiệt thòi về điều đó” - thầy Hạo nói.
Là người gắn bó và luôn tâm huyết với ngành Giáo dục, thầy Hạo luôn trăn trở khi tình trạng dạy thêm, học thêm diễn ra tại khắp các trường học, tỉnh thành. Tình trạng này khiến phụ huynh cảm thấy gánh nặng mỗi đầu năm học mới.
“Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đóng vai trò rất quan trọng để loại bỏ các hình thức của việc dạy thêm. Cần rà soát, kiểm tra đánh giá xem các chương trình liên kết này từ đâu mà có, hiệu quả đạt được thế nào. Đồng thời, yêu cầu nhà trường hoàn thành chương trình theo đúng mục tiêu từng môn, từng cấp học” - thầy Thái Hạo bày tỏ mong muốn.
Đồng tình với thầy Thái Hạo về việc các trường mở các lớp học thêm, bồi dưỡng sẽ khiến cho nhiều gia đình thêm gánh nặng, anh Nguyễn Văn Lợi - phụ huynh tại quận Bắc Từ Liêm, (Hà Nội) - tâm sự: “Hầu như các trường hiện nay đều lồng ghép chương trình dạy thêm, liên kết vào các buổi học chính. Thầy cô luôn đưa ra lí do dạy tăng cường, bổ trợ cho học sinh nhưng đa phần phụ huynh sẽ phản đối vì họ cho rằng không cần thiết. Nhiều gia đình họ không có điều kiện để học nhưng sợ con bị cô lập nên phải nhắm mắt làm theo”.
Phụ huynh này cũng bày tỏ mong muốn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quán triệt để tình trạng này không diễn ra, gây khó cho phụ huynh, học sinh mỗi dịp đầu năm học.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ sắp thăm Trung Quốc trong bối cảnh hai nước đã nhất trí xây dựng 'cộng đồng chia sẻ tương lai’. Chuyến thăm này có ý nghĩa như thế nào?
Đoàn công tác đại diện Công an huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã đến nhà người dân có dê bị ba cán bộ công an bắn chết để gửi lời xin lỗi sau khi vụ việc xảy ra.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2023 - 2024.
TP HCM- Thí sinh thường nghĩ câu 2 của phần nghị luận văn học trong đề thi Văn lớp 10 chỉ dành cho học sinh giỏi, tuy nhiên, độ khó của hai câu như nhau.
Năm học 2023-2024, Kiên Giang tăng khoảng 5.000 học sinh các cấp, nhu cầu về trường lớp, giáo viên cũng tăng theo, tỉnh còn thiếu hơn 1.200 biên chế ở...
Hậu Giang - Ông Lê Công Khanh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh nhấn mạnh, Công đoàn Viên chức tiếp tục quan tâm thực hiện tốt vai trò chăm lo, đại diện...
Nam Định - Ngày 4.6, Ban chỉ đạo (BCĐ) thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị họp bàn về công tác chuẩn bị cho...
Bé gái 3 tuổi ở Châu Đốc, An Giang bị chó cắn lòi ruột và chấn thương nghiêm trọng phải chuyển viện cấp cứu.
Việc miễn thi ngoại ngữ nếu có chứng chỉ IELTS 4.0 và quy đổi thành điểm 10 đã nhận về nhiều ý kiến.