Sáng 9/3 (giờ địa phương), Phái đoàn thường trực hai nước Việt Nam và Vanuatu tại Liên hợp quốc (LHQ) đã phối hợp tổ chức Phiên họp trù bị trực tuyến liên quan đến thủ tục xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về nghĩa vụ quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu: Việt Nam chủ trì phiên trù bị xin ý kiến ICJ về nghĩa vụ quốc gia |
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. (Nguồn: TTXVN) |
Tham dự phiên họp có các chuyên gia pháp lý, học giả và luật sư quốc tế từ hơn 20 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, đại diện Phái đoàn các nước tại LHQ và các cơ quan hữu quan của Việt Nam.
Tại phiên họp, trên cơ sở nhìn lại tiến trình xây dựng, thông qua Nghị quyết A/RES/77/276 ngày 29/3/2023 của Đại hội đồng LHQ đề nghị ICJ cung cấp ý kiến tư vấn về trách nhiệm quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu và các bước tố tụng đã tiến hành cho đến nay, các đại biểu đã tập trung thảo luận về nhiều khía cạnh liên quan đến biến đổi khí hậu, một số án lệ liên quan và các nguyên tắc pháp lý mà ICJ có thể sẽ áp dụng trong vụ việc.
Các diễn giả và đại biểu cũng trao đổi về nội dung và thực tiễn quốc gia mà các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có thể cung cấp nhằm giúp ICJ có thêm cơ sở xem xét trong quá trình thụ lý yêu cầu nêu trên của Đại hội đồng LHQ.
Đại biểu nhiều nước đã chia sẻ kinh nghiệm và một số lưu ý trong quá trình xây dựng đệ trình quốc gia để gửi lên ICJ trong khuôn khổ thủ tục xin ý kiến tư vấn này.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ - nhấn mạnh trong bối cảnh hệ thống khí hậu toàn cầu đang tiến dần tới ngưỡng nguy hiểm, băng tan nhanh hơn, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên, các quốc gia cần cùng nhau hành động nhanh chóng và thiết thực để đối phó với biến đổi khi hậu. Việc thúc đẩy thành công Nghị quyết A/RES/77/276 tại Đại hội đồng LHQ và tham gia tích cực vào các bước thủ tục xin ý kiến tư vấn tại ICJ thể hiện cam kết của đông đảo các nước trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia chịu tác động nhiều nhất của quá trình này như Việt Nam, trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nghị quyết năm 2023 của Đại hội đồng LHQ đã công nhận biến đổi khí hậu là thách thức chung, tác động ở mức độ khác nhau với mỗi quốc gia; vì vậy, gánh nặng và trách nhiệm ứng phó phải được san sẻ công bằng, bình đẳng. Việc các nước đang phát triển tích cực tham gia vào quá trình ICJ xem xét và cho ý kiến tư vấn về biến đổi khí hậu có ý nghĩa quan trọng, tác động tới nhận thức của các nước về trách nhiệm pháp lý của mỗi quốc gia trong ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần từng bước định hình khung pháp lý về biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
Phiên họp trù bị ngày 8/3 là bước chuẩn bị quan trọng, cung cấp các thông tin nền tảng cho đại biểu các nước trước thềm Hội thảo khu vực châu Á về những vấn đề pháp lý, kỹ thuật liên quan đến thủ tục xin y kiến tư vấn của ICJ về trách nhiệm quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu do Bộ Ngoại giao Việt Nam và Vanuatu phối hợp tổ chức tại thành phố Hạ Long (Việt Nam) vào trung tuần tháng 3/2024.
Kết thúc phiên họp, đại diện các nước đánh giá cao Việt Nam và Vanuatu đã tổ chức cuộc họp, tạo cơ hội để chuyên gia pháp lý các quốc gia trong khu vực và quốc tế thảo luận một cách thẳng thắn, thực chất, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoàn thiện các bản đệ trình dự kiến gửi tới ICJ trong khuôn khổ thủ tục xin kiến tư vấn, đồng thời, giúp kết nối và thúc đẩy hợp tác giữa chuyên gia các nước, qua đó củng cố thêm tiếng nói của các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương trong tiến trình định hình các nghĩa vụ, chuẩn mực ứng xử của quốc gia trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trước đó, Đại hội đồng LHQ đã thông qua Nghị quyết A/RES/77/276 bằng hình thức đồng thuận, theo đó, Đại hội đồng LHQ đề nghị ICJ cung cấp ý kiến tư vấn về trách nhiệm của các quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Việt Nam và Vanuatu là 2 trong số 18 quốc gia thuộc Nhóm nòng cốt thúc đẩy Nghị quyết này. Căn cứ thủ tục hoạt động và quyết định của Tòa án Công lý quốc tế, các quốc gia thành viên LHQ có thời hạn tới ngày 22/3/2024 để gửi đệ trình bằng văn bản lên ICJ trước khi Tòa tiến hành các bước tố tụng tiếp theo nhằm đưa ra ý kiến tư vấn (dự kiến trong năm 2025).
(theo TTXVN)
Quan chức Nhà Trắng kêu gọi sinh viên các trường đại học Mỹ biểu tình ủng hộ Palestine một cách ôn hòa, sau khi cảnh sát bắt gần 300 người.
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tuyên bố nhận trách nhiệm vụ đánh bom kép khiến 84 người thiệt mạng gần mộ tướng Soleimani của Iran.
Băng đảng Ecuador đã bắt cóc, tra hỏi và sát hại 5 du khách, dường như vì nhầm họ là thành viên của băng đảng ma túy đối thủ.
Nhìn lại quá trình phát triển của lịch sử đối ngoại của Indonesia từ sau khi giành độc lập vào năm 1945 đến nay, trải qua mỗi giai đoạn lịch sử và tuỳ thuộc vào bối cảnh quốc tế, khu vực và điều kiện trong nước, Indonesia có ưu tiên khác nhau trong chính sách đối ngoại.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định nguy cơ người đồng cấp Nga Vladimir Putin dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật là “có thật”.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố tập kích ba cứ điểm Ukraine dọc sông Dnieper, khi giao tranh tại Kherson đang ngày càng gia tăng.
Dale Crum, 51 tuổi, nổ súng giết vợ cũ rồi tới các địa điểm khác trong thị trấn Arkabutla, bang Mississippi để sát hại 5 người khác.
Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo tỉ phú Elon Musk và cựu ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Vivek Ramaswamy sẽ lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ.
Bằng các các biện pháp hợp lý và trong khả năng của mình, nhà nước Colombia có nghĩa vụ đảm bảo sự thật, công lý, bồi thường cho nạn nhân và có các biện pháp để các vi phạm nghiêm trọng về luật nhân đạo quốc tế cũng như luật nhân quyền không lặp lại lần nữa.