Những trở ngại khi Ukraine sở hữu F-16
Theo CNN, máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon là chủ đề yêu cầu viện trợ của Ukraine với Mỹ và phương Tây. Kiev nhất quyết yêu cầu có được loại chiến đấu cơ này, để giảm ưu thế trên không của Nga. Theo lãnh đạo Kiev, F-16 sẽ giúp nhiều cho họ trong cuộc phản công sắp tới.
Nhưng đến thời điểm hiện tại, Washington phản đối việc viện trợ máy bay F-16 cho Ukraine với lý do lo sợ “xung đột leo thang”. Tuy nhiên, có thể lý do chính đến từ các nhà chuyên môn khi cho rằng, F-16 sẽ không hữu dụng đối với Không quân Ukraine.
Mong muốn của Kiev để có được những chiếc F-16 đã làm dấy lên sự nghi ngờ. Những câu hỏi đang được đặt ra, liệu có phải Kiev đang cố gắng “mua miễn phí” những chiếc F-16 cho lực lượng không quân của họ, sau khi xung đột kết thúc? Có rất nhiều logic trong tuyên bố này, dựa trên khả năng hoạt động tiềm năng của F-16.
Hàng chục chuyên gia tác chiến đường không cho rằng, Ukraine không cần F-16, lý do là loại máy bay này sẽ không thể mang lại lợi thế mong muốn cho Kiev; ngược lại nó có thể làm họ thất vọng. Và thất bại này sẽ không phải do tính năng kỹ chiến thuật của máy bay, mà là do hoàn cảnh.
Những trở ngại thông thường đối với F-16 nếu nó tham dự vào cuộc xung đột ở Ukraine. Đầu tiên, F-16 không thể cất cánh từ đường băng ngắn; trong khi đó, các đường băng của các sân bay quân sự Ukraine được thiết kế theo kiểu Liên Xô.
MiG-29 và Su-27 là máy bay của Liên Xô chứ không phải của phương Tây và những máy bay này không chỉ có thể cất cánh từ đường băng ngắn, mà còn có thể cất cánh từ đường băng dã chiến; nhưng F-16 không thể làm điều đó.
Thứ hai, F-16 phải được bảo dưỡng tại các hăng-ga chuyên dụng và Nga sẽ không “để yên” cho Ukraine xây dựng đường băng và hăng-ga chuyên dụng nhằm phục vụ F-16.
Thứ ba, F-16 là một máy bay chiến đấu có kích thước tương đối lớn, nên không thể che giấu dễ dàng. Ukraine không thể làm sân bay dã chiến bằng đất nện, hay bố trí đường băng trong rừng, hay cất hạ cánh trên những đường cao tốc được thiết kế lưỡng dụng.
Và việc Ukraine sở hữu F-16, sẽ khiến tình báo mặt đất, trên không của Nga lùng sục theo đúng nghĩa đen. Do vậy người Ukraine không thể cơ động F-16 như những bệ phóng tên lửa HIMARS nhận được của Mỹ, để tổ chức tấn công bất ngờ.
Giờ đây là một điều quan trọng, đó là máy bay F-16 phải cất cánh từ một đường băng bằng phẳng theo đúng tiêu chuẩn Mỹ; nhưng hiện tại không có đường băng nào của Ukraine đáp ứng tiêu chuẩn cho F-16 cất cánh. Và Ukraine sẽ rất khó xây dựng được những đường băng này, nếu chừng nào xung đột còn tiếp diễn.
Nếu bạn để ý dưới mũi F-16 có một cửa hút gió rất lớn và nó có thể hút mọi thứ trên đường băng và trên đường bay của F-16. Điều này có nghĩa là sự cố động cơ thường xuyên đến mức, chiếc máy bay này có thể không bao giờ cất cánh được nếu đường băng của nó không đúng chuẩn.
Thực tế chiếc F-16 “mong manh” đến mức đường băng, kho chứa nhiên liệu và căn cứ không quân cần có sự chuẩn bị đặc biệt. Đây là lời của một chuyên gia cho rằng Ukraine không thể sở hữu F-16 - Justin Bronk, một nhà phân tích chiến tranh trên không, tại Viện nghiên cứu Dịch vụ Hoàng gia Anh (RUSI).
Hiện tại, Nga không ném bom các sân bay Ukraine, vì đây là hành động không cần thiết, khi lực lượng không quân Ukraine không phải là một nhân tố gây nguy hiểm trong cuộc chiến. Nhưng nếu Ukraine nhận được máy bay chiến đấu phương Tây, không quân Nga rất có thể sẽ tập trung phá hủy sân bay của Ukraine để “trừ hậu họa”. Tọa độ của những đường băng và sân bay quân sự của Ukraine, Nga nắm rõ trong lòng bàn tay.
Trong trường hợp khi biết được sân bay bố trí F-16 của Ukraine, Không quân Nga chỉ cần phá hủy đường băng là đủ. Thậm chí Nga không cần phải nhắm vào máy bay trên đường băng, hoặc tòa nhà kiểm soát không lưu; mà chỉ cần phá hủy đường băng, là F-16 đành chịu trận nằm im tại chỗ.
Một cuộc không kích của Nga với một cặp Su-30/Su-35 và MiG-31, phóng bom nửa tấn hoặc một tấn tên lửa không đối đất hạng nặng vào đường băng, sẽ gây ra rất nhiều hậu quả và việc khắc phục phải trong ít nhất vài tuần.
Những khó khăn với thiết bị hạ cánh của F-16
Đường băng bẩn không chỉ là vấn đề đối với cửa hút khí của F-16. Chuyên gia Bronk còn cho biết, khung gầm của F-16 trong những điều kiện như vậy, trở nên “tương đối nhẹ”.
Theo Bronk, tiêm kích Mỹ được thiết kế để có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng tương đối tốt; điều này vừa có lợi nhưng vừa có hại. Lợi là nó không tăng thêm trọng lượng cho máy bay hơn mức cần thiết; hại là do “quá nhẹ”, F-16 sẽ “bồng bềnh” khi cất và hạ cánh, nên đường băng cất cánh phải phẳng theo đúng tiêu chuẩn.
Bronk cho rằng, về thiết kế máy bay chiến đấu của Mỹ vốn luôn khác biệt với thiết kế của Nga. Máy bay MiG và Su của Nga được thiết kế để hoạt động trên “các sân bay dã chiến”, trong khi máy bay Mỹ “hạ cánh trên đường băng tiêu chuẩn”.
Do vậy F-16 không phải là loại chiến đấu cơ phù hợp với Ukraine, và nếu Washington quyết định viện trợ máy bay chiến đấu cho Ukraine, thì loại chiến đấu cơ phù hợp hơn, chính là Saab JAS 39 Gripen của Thụy Điển.
Chiến đấu cơ Saab JAS 39 Gripen của Thụy Điển. Nguồn Wikipedia |
JAS 39 có thể cất cảnh từ đường băng ngắn, cất cánh từ đường cao tốc, cất cánh từ sân bay dã chiến; không cần kho chứa nhiên liệu chuyên dụng, triển khai nhanh vài ngày một lần; tất cả đều có tính năng và hiệu suất vượt trội F-16.
Nhưng vấn đề quan trọng với Ukraine là chiến đấu cơ JAS 39 là của Thụy Điển và không hề phổ biến ở châu Âu, điều này khiến việc nhận được viện trợ JAS 39 đã khó, duy trì hoạt động của chúng còn khó hơn vì kho phụ tùng thay thế là rất hạ chế.
Để giúp bà con có thể tiếp cận con chữ, Đồn Biên phòng Ia Lốp ở xã biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đã mở lớp xóa mù chữ, với sự tham gia của những người thầy mang quân hàm xanh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tăng cường công tác thanh tra công vụ, thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm và phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Thanh tra tỉnh Gia Lai vừa ban hành kết luận chỉ rõ, UBND huyện Đak Pơ có bảy xã và một thị trấn thì tất cả đều sai phạm trong công tác đầu tư, xây dựng.
Lượng đất đào ra từ thi công san hạ cốt nền sân bay Long Thành tương đối lớn, có thể nghiên cứu để tận dụng làm nguồn đất đắp nền đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ 9 tỉnh, thành phố bị thiệt hại nặng với mức 5 tỷ đồng mỗi địa phương gồm: thành phố Hải Phòng và các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn; hỗ trợ 2 tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc mỗi địa phương 3 tỷ đồng. Tổng số tiền hỗ trợ các tỉnh, thành phố là 51 tỷ đồng.
Cùng khoe điểm số bài kiểm tra, nhưng mẹ chỉ khen em gái, cậu bé ở Cửu Giang, Giang Tây, Trung Quốc tỏ vẻ tức giận chạy một mạch khỏi nhà, trèo lên vách núi cao 80m gần nhà. Thấy con trai trèo lên độ cao nguy hiểm, cha mẹ cậu bé phải gọi cứu hộ để đưa con trai xuống. Khi lực lượng cứu hộ tiếp cận, cậu bé dường như vẫn chưa hết giận, liên tục đấm đá người cứu hộ. Lực lượng cứu hộ không còn cách nào khác là trói tay chân cậu bé rồi đưa xuống. Sự...
Một tuyến đường tại huyện Càng Long ( tỉnh Trà Vinh ) xuống cấp gần 5 năm qua, không được khắc phục kiên cố mà chỉ hư đâu sửa đó...
Chiều 17.3, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa khởi tố tiếp 6 bị can về tội “Vi phạm quy...
Ngày 5/7, Công an TP Hà Nội cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đã bắt được Vũ Thành Quang (SN 1994, trú tại Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) khi hắn đang trên đường bỏ trốn vào TP.HCM. Quang là một trong 3 nghi phạm liên quan vụ cô gái 22 tuổi bị bắn tử vong ở quận Long Biên. Hai nghi phạm còn lại là Đinh Xuân Sáng (SN 1984, trú tại Thanh Nguyên, Thanh Liêm, Hà Nam) và Nguyễn Xuân Đạt (SN 1991, trú tại, Cửa Đông, Hoàn Kiếm) đang bỏ trốn. Công an...