Ông Trump nhìn ra tiềm năng địa chính trị của Greenland, trong bối cảnh Nga có sự hiện diện và hoạt động tích cực ở vùng Bắc Cực.
Theo Hãng tin Tass ngày 13-1, lãnh đạo Cục Phân tích quân sự và chính trị Nga Alexander Mikhailov nhận định ông Donald Trump có ý định biến Greenland thành một khu vực quân sự hóa mạnh mẽ, cũng như sử dụng vùng đất này để mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại vùng Bắc Cực.
Trước đó, ông Trump từng tuyên bố Greenland nên trở thành một phần của Mỹ để đảm bảo an ninh và quốc phòng trước các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga.
Tổng thống đắc cử Mỹ cũng không loại trừ khả năng Washington sẽ sử dụng lực lượng quân sự để có thể sở hữu đảo Greenland trong tương lai.
Nhận định về vấn đề này, ông Mikhailov cho rằng kế hoạch "bành trướng" của ông Trump tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định cho sự ổn định về mặt quân sự và chính trị tại Bắc Cực, nhất là việc biến Greeland thành "một khu quân sự hóa mới".
"Tại thời điểm này, có thể nói vùng lãnh thổ trên sẽ được sử dụng để bành trướng sự hiện diện kỹ thuật - quân sự của Mỹ", ông Mikhailov chắc chắn.
Theo ông Mikhailov, chính quyền của ông Trump quan tâm đến Bắc Cực vì tiềm năng địa chính trị của khu vực này, cũng như sự hiện diện của Nga tại đây.
Nga với lãnh thổ rộng lớn đang sở hữu gần một nửa vùng Bắc Cực. Và Nga cũng đang tích cực phát triển tuyến đường biển phía bắc.
"Mỹ không thể cho phép điều này. Và chúng ta (Nga) đang tích cực củng cố Bắc Cực trong quan điểm quân sự. Có một căn cứ Nga tại quần đảo Franz-Josef Land (Nga). Máy bay quân sự và các hệ thống chống tên lửa, hệ thống phòng không cũng được triển khai ở phía tây bắc của đất nước", chuyên gia này nói thêm.
Phân tích cách tiếp cận của Mỹ, ông Mikhailov khẳng định ông Trump nhìn ra tất cả điều này: "Ông ấy đã quyết định sẽ thay đổi tình hình trên toàn cầu. Ông ấy đã nhiều lần nói rằng ông ấy muốn làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Ông ấy đã nhận ra rằng trong phạm vi biên giới hiện tại của Mỹ, nước Mỹ sẽ không bao giờ vĩ đại trở lại”.
Dẫn góc nhìn trong sự đối đầu của các quốc gia, ông Mikhailov nói thêm Greenland có ý nghĩa đặc biệt đối với Washington. Vùng đất này có nhiều yếu tố, và trong đó có các căn cứ quân sự của NATO, quan trọng nhất là các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO - radar.
Theo đó, đây là điều bình thường khi lập luận rằng Mỹ có xu hướng xem Greenland là một căn cứ có khả năng, như việc triển khai tên lửa tầm trung, với đường bay ngắn hơn băng qua Bắc Cực, có thể tấn công nhiều mục tiêu ở bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ Nga.
Ông Mikhailov nhấn mạnh có ba điều khiến Washington quan tâm đến Greenland. Thứ nhất, để bố trí các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Thứ hai, để Washington có thể triển khai vũ khí tấn công, các tên lửa tầm trung và tầm ngắn tương tự. Và thứ ba, lãnh thổ này rất quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ, liên quan đến việc khai thác tài nguyên.
Người Việt Nam tại Romania tiếp tục khẳng định sự gắn bó máu thịt đối với đất nước.
Tổng thống Putin nói Nga có thể cung cấp dầu và khí đốt cho Trung Quốc qua vùng biển phía bắc, ngoài tuyến đường ống Sức mạnh Siberia 2.
Ngày 17/11, Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi khẳng định, Kuala Lumpur mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đảm bảo an ninh lương thực.
Ngày 2/2, tại thủ đô Dakar của Senegal đã diễn ra lễ triển khai Phái bộ quan sát bầu cử (EOM) của Liên minh châu Âu (EU) cho cuộc bầu cử tổng thống ở Senegal, dự kiến diễn ra vào ngày 25/2 tới.
Đại sứ Nga tại Belarus Boris Gryzlov ngày 22/7 tuyên bố, những động thái gần đây của chính quyền Ba Lan “không gì khác hơn ngoài động thái chuẩn bị cho các hành động gây hấn quy mô lớn”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 1/1 cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao đổi điện chúc mừng với Tổng thống Mỹ Joe Biden nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1/1/1979 - 1/1/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Bắc Kinh, với 21 phát đại bác chào mừng.
Ukraine nói Mông Cổ, nước thành viên ICC, phải chịu trách nhiệm vì không có động thái pháp lý với Tổng thống Putin khi ông thăm nước này.
Hnezdilov quyết định công khai chuyện đào ngũ trên Facebook, nhằm phản đối quy định buộc quân nhân chiến đấu vô thời hạn của Ukraine.