Năm học 2023 - 2024 là năm thứ 3 triển khai dạy học tích hợp theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có nhiều văn bản hướng dẫn, song phía các địa phương, trường học vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình triển khai.
Giáo viên chưa đủ tự tin đứng lớp
So với chương trình hiện hành, điểm mới nổi bật của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bậc THCS là xuất hiện môn Khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học; môn Lịch sử và Địa lý được tích hợp từ các các môn Lịch sử, Địa lý.
Hiệu trưởng 1 trường THCS trên địa bàn Hà Nội nói rằng, mặc dù đại đa số giáo viên dạy đơn môn đã được tập huấn, cấp chứng chỉ dạy tích hợp, song, thầy cô vẫn chưa thực sự tự tin đứng lớp.
Với khối lớp 6, lớp 7, lượng kiến thức của môn Khoa học tự nhiên chưa quá nặng, 1 thầy cô có thể đảm đương cả 3 phần: Vật lý, Hóa học, Sinh học. Song từ lớp 8, kiến thức ngày càng khó, trường lại phải tính đến phương án 3 giáo viên cùng dạy song song, độc lập các phần kiến thức chuyên môn.
Ông Vũ Đức Thọ - Phó Giám đốc Sở GDĐT Nam Định - bày tỏ, địa phương gặp nhiều khó khăn khi thực hiện dạy học chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có các môn tích hợp. Thiếu giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý khiến nhiều trường phải bố trí 2 - 3 giáo viên dạy 1 môn. Điều này gây khó khăn trong quản lý, kiểm tra, đánh giá và xây dựng thời khóa biểu.
"Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên ở bậc THCS tuổi khá cao, sức ỳ lớn, tinh thần an phận dẫn đến việc đổi mới phương pháp và nội dung dạy học còn khá chậm" - ông Thọ nói.
Không riêng Nam Định hay Hà Nội, báo cáo của 33/63 Sở GDĐT cho thấy, đến nay dạy học tích hợp vẫn vướng với 5 nhóm vấn đề khó khăn như: Thiếu giáo viên, giáo viên chưa tự tin trong giảng dạy; khó bố trí sắp xếp thời khóa biểu; chưa đồng bộ giữa chỉ đạo của Bộ GDĐT và hướng dẫn của tác giả SGK; khó khăn trong kiểm tra, đánh giá; không đủ thiết bị dạy học nên giờ học không đạt hiệu quả như mong muốn…
Nhiều giải pháp gỡ rối
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GDĐT nhìn nhận, phần lớn các địa phương gặp khó khăn do thiếu giáo viên và giáo viên chưa tự tin trong giảng dạy, khó khăn trong tổ chức thực hiện, thiếu cơ sở vật chất và thiết bị thí nghiệm, khó khăn về kinh phí triển khai…
Trước những khó khăn trên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học đưa ra các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ cho các địa phương và cơ sở giáo dục trong việc triển khai dạy học môn tích hợp.
Cụ thể, với tích hợp, các nhà trường phân công giáo viên phù hợp năng lực chuyên môn với nội dung dạy học (theo mạch nội dung lớn của chương trình môn học hoặc theo các chủ đề).
Tuy nhiên không bắt buộc giáo viên bồi dưỡng, đào tạo bổ sung 3-6 tháng phải đảm nhiệm cả môn tích hợp, mà tùy theo điều kiện, khả năng đáp ứng của giáo viên, nhằm duy trì chất lượng. Việc bố trí giáo viên dạy các môn tích hợp vẫn do các nhà trường chủ động phân công, theo hướng giáo viên được đào tạo phân môn nào sẽ đảm nhiệm dạy và kiểm tra đánh giá phân môn đó.
Việc bố trí thời khóa biểu cần khoa học hơn để giáo viên giảm tải...
Ông Vladimir Rogov - người đứng đầu phong trào 'We are together with Russia' - một nguồn tin uy tín về tình hình chiến sự Nga - Ukraine, vừa viết trên kênh Telegram chính thức của mình, khẳng định các mục tiêu của một loạt những vụ oanh tạc gần đây do quân đội Nga thực hiện, nhằm vào cơ sở hạ tầng đường sắt và kho chứa nhiên liệu phục vụ cho quân đội Ukraine. Giới chức Ukraine cho biết, các vụ tấn công của Nga hầu hết đều bị đánh chặn bởi hệ...
Thiếu đất sản xuất tại những tỉnh miền núi đã ít nhiều tác động tới công tác ổn định dân sinh và giảm nghèo, đặc biệt là vùng dân tộc...
Chiều 1.11, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, Công an huyện Cẩm Giàng bắt giữ đối tượng truy nã sau gần 3 năm gây án.
Sơn La - Với mục tiêu xóa nạn mù chữ trên địa bàn, năm vừa qua, huyện biên giới Sông Mã tổ chức mở các lớp học đặc biệt, những...
Nằm ở phía Tây khu vực Tây Bắc, Việt Nam, Điện Biên là tỉnh có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở, nơi có đông đồng bào dân tộc sinh sống, đời sống bà con còn nhiều khó khăn. Từ khi Chương trình xây dựng nông thôn mới được đưa vào triển khai đã tạo nên sự đột phá ở nơi đây, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn trong tỉnh đã giảm còn 36,57%.
TP - Để có cát đáp ứng tiến độ các dự án phải tăng khai thác, nhưng nếu khai thác quá mức sẽ gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông, khi sạt lở ngân sách lại phải chi rất nhiều để chống sạt lở. Giải bài toán giữa các lựa chọn khó cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khiến lãnh đạo nhiều tỉnh đau đầu.
Quân đội Israel được cho là đã thực hiện một cuộc tấn công chính xác vào nhà kho chứa tên lửa không dẫn đường của nhóm Hezbollah. Việc phá hủy kho chứa là một đòn giáng nghiêm trọng vào hỏa lực của Hezbollah trong việc tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Israel. Hiện, nhóm Hezbollah ở Li-băng vẫn chưa đưa ra phản hồi chính thức về thông tin này.
Theo thông tin đăng tải, một người mẹ ở Hà Nam, Trung Quốc dạo gần đây thường nghe tiếng động lạ trong phòng con gái. Lúc đầu nghĩ rằng mình nghe nhầm nhưng vài ngày trước, tiếng động lạ ngày một rõ hơn, nghe như tiếng ếch kêu, tiếng kêu này phát ra cả đêm, khiến cô cảm thấy vô cùng kỳ lạ. Muốn biết âm thanh phát ra từ đâu, người mẹ nhẹ nhàng vào phòng con gái kiểm tra. Nào ngờ, khi vén chăn lên, người mẹ được phen hốt hoảng, giật nảy mình khi...
*Tiếp tục cập nhật Tối 5/4, trả lời PV VTC News, ông Bùi Tuấn Mạnh – Chủ tịch UBND huyện Cát Hải (Hải Phòng) xác nhận, một máy bay bị rơi tại khu vực giáp ranh giữa vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và vịnh Lan Hạ (Hải Phòng). Hiện, cơ quan chức năng xác định có 2 người tử vong (1 nam, 1 nữ). Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, đã nắm được thông tin máy bay rơi tại khu vực...