Theo số liệu từ Bộ Y tế Brazil, số người chết vì bọ cạp tại nước này ngày càng tăng. Năm ngoái, số người qua đời vì bọ cạp cắn đã vượt số tử vong do rắn cắn.
Bọ cạp đã trở thành loài động vật gây chết người nhiều nhất ở Brazil, đe dọa sức khỏe của người dân trên khắp đất nước và khiến nhu cầu về thuốc giải độc ngày càng tăng.
Trong số các loài bọ cạp, bọ cạp vàng Brazil, loài bọ cạp nguy hiểm nhất Nam Mỹ, là mối lo ngại lớn nhất. Đặc biệt, do đây là một loài sinh sản vô tính, nên việc kiểm soát sự phát triển của quần thể này trở nên khó khăn hơn.
Với sự nóng lên của môi trường sống, sự trao đổi chất của bọ cạp cũng trở nên mạnh mẽ hơn, khiến chúng hoạt động tích cực hơn, ăn uống nhiều hơn và sinh sản nhanh chóng.
Ông Thiago Chiariello - điều phối viên sản xuất thuốc giải độc tại Viện Butantan, ở Sao Paulo, cho biết sự phát triển đô thị không kiểm soát cũng góp phần gia tăng số lượng bọ cạp.
Đô thị hóa khiến các loài động vật săn bọ cạp làm thức ăn (như thằn lằn và chim) phải di chuyển khỏi khu vực sinh sống, đồng thời tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho bọ cạp, chủ yếu là những con gián. Chính điều này đã tạo nên môi trường lý tưởng cho bọ cạp sinh sôi nảy nở và đẩy chúng đến gần hơn với con người.
"Những đô thị đang phát triển không kiểm soát và việc rác thải gia tăng đã tạo ra nguồn thức ăn phong phú cho bọ cạp, dẫn đến việc chúng tiếp xúc nhiều hơn với con người, gây ra nhiều vụ tai nạn hơn", ông Chiariello nói.
Mặc dù số vụ bọ cạp cắn vẫn còn ít hơn so với các vụ rắn cắn, nhưng theo số liệu từ Bộ Y tế Brazil, số người chết vì bọ cạp ngày càng gia tăng. Trong năm 2023, Brazil ghi nhận 152 ca tử vong do bị bọ cạp cắn, trong khi số trường hợp tử vong do rắn cắn là 140 ca.
Số ca tử vong do bọ cạp cắn cũng đã tăng đáng kể so với mức 95 ca ghi nhận năm 2019. Các số liệu khác cho thấy trong năm 2023 đã có hơn 200.000 vụ bọ cạp cắn, tăng gấp 2,5 lần so với một thập kỷ trước, với trung bình gần 550 vụ cắn mỗi ngày.
Với những người trưởng thành khỏe mạnh, việc bị bọ cạp vàng Brazil cắn có thể chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ đến trung bình như đau đớn, nôn mửa, vã mồ hôi và run rẩy. Tuy nhiên, đối với trẻ em và người già, những triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra, bao gồm sốc, tích tụ dịch trong phổi, tổn hại hệ tim mạch và suy tim, dẫn đến tử vong.
Viện Butantan hiện đang làm việc hết sức khẩn trương để cung cấp thuốc giải độc bọ cạp cắn. Các chuyên gia tại đây sử dụng một chiếc nhíp để gắn nọc độc của bọ cạp vào một chiếc lọ, sau đó tiêm nọc độc vào ngựa - loài động vật ít bị ảnh hưởng bởi độc tố của bọ cạp, và từ đó tạo ra nhiều kháng thể mà họ gọi là serum.
"Serum này là cách duy nhất để cứu sống con người", nhà sinh vật học Paulo Goldoni thuộc Viện Butantan giải thích. Năm ngoái, hơn 11.000 người tại Brazil đã được tiêm thuốc giải độc bọ cạp, chủ yếu là tại khu vực Đông Nam nước này, nơi dân số đông đúc.
Viện Butantan luôn duy trì một nguồn cung ổn định nọc độc để phục vụ cho việc sản xuất serum. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo nếu không có đủ serum, số ca tử vong sẽ có thể tăng mạnh.
Trong tuần đầu tiên của tháng 6, những người thích ngắm sao có cơ hội chiêm ngưỡng sự kiện hiếm khi 6 hành tinh thẳng hàng trên bầu trời.
Cá mập đèn lồng lùn là loài cá mập nhỏ nhất trên thế giới, dài tối đa chưa tới 30cm.
Vụ tai nạn gây cháy xe khiến hàng trăm viên đạn phát nổ. Rất may là không gây tổn hại về người.
Các công nghệ mới đã giúp các thành phố của Trung Quốc khám phá những lộ trình 'thông minh hơn, xanh hơn và đổi mới sáng tạo hơn'.
Hàng chục con cá voi hoa tiêu vây dài đã mắc cạn và chết tại Sanday ở quần đảo Orkney, Scotland, trong vụ cá voi mắc cạn hàng loạt lớn nhất tại quốc gia này kể từ năm 1995.
Cục trưởng Sở hữu Trí tuệ Indonesia khẳng định sẽ hỗ trợ tất cả các chương trình đã được nhất trí trong khuôn khổ Kế hoạch hành động về quyền Sở hữu Trí tuệ (IPR) ASEAN giai đoạn 2016-2025.
Nhờ các dòng hải lưu toàn cầu, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương trao đổi nước liên tục.
37 năm trước, một khối chất phóng xạ bên trong một thiết bị y tế bị bỏ không ở Goiânia khiến hơn 112.000 người dân ở thành phố Goiânia có nguy cơ nhiễm phóng xạ.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang thực hiện tái cơ cấu Chương trình khoa học công nghệ quốc gia gắn với sửa đổi cơ chế chính sách, giúp thuận lợi hơn cho các nhà khoa học khi triển khai nhiệm vụ.