Một chủ xe nêu ra tình huống khi chạy trên đường cao tốc: 'Mình đã đi với tốc độ cao nhất mà quy định cho phép và gặp xe sau liên tục đá pha xin vượt, gây khó chịu'.
Trong hội nhóm về xe đã xuất hiện chủ đề gây bàn luận sôi nổi. Đó là khi chạy trên đường cao tốc, chủ xe này đã đi đến 120km/h - tốc độ cao nhất được cho phép - thì gặp một số xe sau đá pha xin vượt.
Câu chuyện nhỏ này không ngờ đã dẫn đến tranh cãi kịch liệt xung quanh cách xử lý khi gặp phải tình huống tương tự. Đến nay, bài đăng đã thu hút tới hàng nghìn bình luận.
Cộng đồng mạng chia rẽ thành hai luồng ý kiến. Một bên cho rằng mình đã đi với tốc độ cao nhất, xe sau xin vượt nghĩa là họ phải chạy nhanh hơn nữa và như vậy là phạm luật, do đó không cần nhường.
- Nếu đi tốc độ cao nhất theo quy định thì kệ thôi. Ai tiêu chuẩn kép thì kệ. Thích vượt thì sang làn phải mà vượt. Mình cứ đi đúng đường mình cảm thấy an toàn và hợp lý.
- Luật không quy định tốc độ, nhưng có nói đủ điều kiện an toàn. Chạy quá tốc độ cho phép thì là không an toàn còn gì.
- Đi chậm, gây cản trở khi bám làn là sai, nhưng trường hợp này là đi nhanh với tốc độ tối đa cho phép thì việc không nhường chẳng sai phạm gì.
- Khi đi quá tốc độ nhưng lại nói chuyện văn hóa.
- Nhiều người cứ cố biện minh cho hành động chạy quá tốc độ của mình. Đi cao tốc để nhàn chân mà cứ tăng tốc lách ra rồi lại giảm tốc lách vào, xong lại lách ra lách vào. Thế người ta trang bị Cruise Control và tự giữ làn để làm gì? Xe tôi bật giữ làn thì đánh lái gì.
Chạy quá tốc độ là sai luật. Cứ làn thoáng mà chạy. Khi nào có đường không giới hạn tốc độ thì tự khắc người ta sẽ đi về bên phải. Nếu anh chạy đúng tốc độ cho phép thì chẳng bao giờ có chuyện xin vượt cả.
Luồng ý kiến còn lại cho rằng việc người ta chạy quá tốc độ đã có cảnh sát xử lý, việc của mình là phải nhường.
- Luật không nói gì đến tốc độ (Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008), tức là bất kể tốc độ là bao nhiêu, bắt buộc phải nhường làn trái đó cho xe phía sau vượt khi đủ điều kiện an toàn.
- Việc vượt xe không quy định gì về tốc độ, nên ở tốc độ nào cũng phải nhường. Ngoài ra, không thể xác định xe trước chạy tốc độ tối đa, xe sau chạy quá tốc chỉ dựa vào đoán định hay máy móc của xe mình.
Tốc độ được ghi nhận để tiến hành xử phạt phải có máy đo tốc độ của cơ quan chức năng, được thực hiện bởi người có nghiệp vụ.
- Không đủ an toàn thì không cho vượt. Nhưng nếu phía trước thông thoáng, không có phương tiện khác cản trở thì nghĩa là đủ an toàn và bắt buộc phải nhường xe sau vượt.
- Nguyên tắc chung khi đi đường cao tốc là chỉ được đi vào làn trái khi đang vượt xe khác. Chỉ riêng việc bám làn trái đã đủ xử phạt, bất kể có xe xin vượt hay không. Nếu có xe xin vượt mà không nhường trong trường hợp phía trước thông thoáng thì thêm một lỗi nữa là không nhường cho xe xin vượt trong điều kiện an toàn. Cả 2 lỗi này đều phạt bất kể tốc độ các xe là bao nhiêu.
- Nhiều người có văn hóa tham gia giao thông trên đường cao tốc kém. Cứ ôm làn trái, trong khi làn đó là để vượt. Kể cả có chạy tốc độ tối đa 120km/h thì cũng chỉ vượt trái rồi lại về làn giữa, vừa an toàn vừa dễ quan sát. Còn ai chạy quá tốc độ thì đã có cảnh sát giao thông xử lý.
- Vi phạm quy định tốc độ có công an và phạt nguội xử lý. Người ôm làn trái chắc gì chạy đúng 120km/h, người khác chạy 124km/h* thì sao?
Thử nhìn sang Lào, có đường chỉ 2 làn nhưng vượt trái xong người ta tự vào làn trong để đi, làn trái luôn chỉ dành để vượt. Người khác nháy đèn xin vượt thì cứ cho vượt. Ngộ nhỡ người ta chở người nhà đi cấp cứu hay có việc gấp thì sao. [*Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt những chạy quá giới hạn từ 5km/h trở lên.]
Giữa hai luồng ý kiến tranh cãi kịch liệt, cũng có một số người đưa ra giải pháp dĩ hòa vi quý cho đôi bên.
"Tâm thái của bạn quyết định cuộc đời của bạn. Bạn thay đổi được người khác, nhưng lại có thể thay đổi được chính mình.
Anh bực bội khó chịu thì người đá pha cũng chẳng biết anh bực bội khó chịu, mà có biết thì họ cũng chẳng quan tâm. Anh lẩm bẩm thì tự nghe, vợ con nghe, những người trên xe nghe, chứ người đá pha cũng có nghe được đâu.
Nếu là tôi, thay vì bực bội, tôi sẽ liếc gương phải rồi chuyển làn nhường cho người ta vượt. Người ta sai, mình cũng chẳng quản được. Mình cố quản có khi mình còn ăn đòn, nên chọn làm gì mình thấy đúng và vui vẻ.
Một việc làm nhỏ mà ý nghĩa vô cùng to lớn, tội gì mà không làm", một tài khoản viết.
Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Quy định này có nghĩa là, nếu phía trước thông thoáng, tài xế vẫn nhường đường cho xe xin vượt, bất kể đang ở tốc độ nào.
Về việc xử phạt, theo Nghị định 100/2019, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021, tài xế ôtô không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn có thể bị xử phạt 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 1-3 tháng hoặc 2-4 tháng nếu gây tai nạn.
Thủ tục mới về cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe đã chính thức có từ tháng 6.2024.
Ngày 28-11, gần 100 nhà khoa học tham dự hội nghị Khoa học về Trái đất và Môi trường Việt Nam lần thứ 3, tại Trung tâm ICISE, TP Quy Nhơn (Bình Định).
Thời gian tới, một số con đường ở TP Quy Nhơn sẽ mang tên các nhà khoa học đoạt giải Nobel đã đến Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).
Tiếp bước những thành công đã đạt được của những năm trước, năm nay, Diễn đàn hợp tác truyền thông 'Đối tác Asean' 2023 do Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc và Chính quyền Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đồng tổ chức được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Diễn đàn lần này có sự quy tụ của hơn 200 chuyên gia truyền thông đại diện các tổ chức quốc tế, chuyên gia, học giả Trung Quốc và các nước Asean. Ông...
Việc Vườn Quốc gia Cát Tiên đạt danh hiệu Danh lục Xanh là sự công nhận nỗ lực của đội ngũ tại đây trong công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.
Các chuyên gia đã phục dựng diện mạo của Tân Truy phu nhân, một trong những xác ướp ướt nổi tiếng nhất thế giới. Bà qua đời vào năm 163 trước Công nguyên.
Trước thời điểm xét phong học hàm phó giáo sư, nhiều ứng viên bỗng nhiên có số lượng công bố quốc tế tăng đột biến. Trước đó họ công bố rất ít, thậm chí không có bài báo nào trên tạp chí quốc tế.
Theo Đài quan sát Thiên văn Quốc gia của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tàu thăm dò Sao Hỏa “Thiên Vấn-1” của nước này đã cung cấp 68 gigabyte dữ liệu thu thập được từ tháng 1-3/2023.
Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Communications cho thấy sao Thủy có thể có một lớp kim cương dày 15km bên dưới bề mặt.