Theo Đài quan sát Thiên văn Quốc gia của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tàu thăm dò Sao Hỏa “Thiên Vấn-1” của nước này đã cung cấp 68 gigabyte dữ liệu thu thập được từ tháng 1-3/2023.
Ngày 4/9, Trung Quốc đã công bố dữ liệu mới do các tàu thăm dò Sao Hỏa và Mặt Trăng của nước này thu thập được.
Theo Đài quan sát Thiên văn Quốc gia của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tàu thăm dò Sao Hỏa “Thiên Vấn-1” (Tianwen-1) của nước này đã cung cấp 68 gigabyte dữ liệu thu thập được từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2023.
Dữ liệu khoa học nói trên do 3 thiết bị gắn trên tàu thăm dò thu thập được, trong đó có một máy camera có độ phân giải cao. Đây là lần thứ 5 tàu thăm dò Sao Hỏa công bố dữ liệu.
Tàu thăm dò Thiên Vấn-1 bay vào quỹ đạo quanh Sao Hỏa hôm 10/2/2021, trở thành tàu thăm dò đầu tiên của Trung Quốc quay quanh hành tinh này.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã công bố dữ liệu khoa học thứ 38 do tàu vũ trụ Hằng Nga 4 thu thập được trong khoảng thời gian từ ngày 15/4 đến ngày 24/6/2023.
Khối dữ liệu này do 4 thiết bị gắn trên bộ phận hạ cánh và bộ phận chuyển động của tàu vũ trụ Hằng Nga 4. Dữ liệu có kích thước 2,7 gigabyte.
Tàu vũ trụ Hằng Nga 4 được phóng vào ngày 8/12/2018. Tàu đã hạ cánh thành công xuống bề Mặt Trăng vào ngày 3/1/2019.
Hiện Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp Nga và Mỹ để trở thành một cường quốc vũ trụ lớn vào năm 2030. Trung Quốc cũng đang tăng cường hoạt động trong không gian, trong bối cảnh Trạm vũ trụ Thiên Cung gần hoàn thiện.
Trung Quốc cũng đặt mục tiêu Trạm Thiên Cung thành phòng thí nghiệm vũ trụ cấp nhà nước hỗ trợ thời gian lưu trú dài ngày của các phi hành gia và hoạt động thí nghiệm khoa học, công nghệ và ứng dụng quy mô lớn.
Theo kế hoạch, trạm Thiên Cung sẽ hoạt động trong 15 năm./.
Nhờ hệ thống camera thông minh giám sát, hầu hết người tham gia giao thông tại các nút giao thông quan trọng, tuyến đường lớn trên địa bàn Vĩnh Phúc đã chấp hành nghiêm quy định về an toàn giao thông.
Hình ảnh mới công bố về Hằng Nga 6, nhiệm vụ Mặt Trăng mới nhất của Trung Quốc, cho thấy một robot thám hiểm nhỏ gắn vào tàu đổ bộ.
'Ngôi sao rực lửa' T Coronae Borealis dự kiến sẽ phun trào với một vụ nổ hoành tráng vào khoảng thời gian từ nay đến tháng 9, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Vương Trinh Nghi được mệnh danh là 'Marie Curie của Trung Quốc'. Bà cũng là một trong tám người phụ nữ có ảnh hưởng nhất đến lịch sử nước này.
Thông tin được GS Dutta, Hiệu trưởng trường Kinh doanh Said, Đại học Oxford, Vương quốc Anh trao đổi bên lề Tuần lễ khoa học công nghệ VinFuture 2023. Ông là thành viên mới của Hội đồng Giải thưởng VinFuture kể từ năm 2023. Là người sáng lập hai chỉ số đổi mới/công nghệ uy tín (Chỉ số sẵn sàng kết nối thông tin toàn cầu (NRI) và Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), GS Dutta cho rằng, hai chỉ số này rất quan trọng. Chỉ số thể hiện bức tranh...
Thành phố Ellinikon sẽ tích hợp công nghệ hiện đại trong quản lý chất thải, nước và năng lượng, đem lại nhiều lợi ích kinh tế.
Một con cá voi nặng khoảng 2 tạ, toàn thân có nhiều vết thương được xác định đã chết trôi dạt vào vùng biển xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, tên lửa Trường Chinh 8 mang theo vệ tinh Cầu Ô Thước-2 nặng 1,2 tấn, và hai vệ tinh thu nhỏ Thiên Đô-1 và 2, được phóng từ tỉnh đảo phía nam Hải Nam, sẽ giúp chuyển tiếp tín hiệu từ mặt xa của Mặt trăng xuống các thiết bị ở mặt đất. Thông thường, mặt gần của Mặt trăng luôn hướng về Trái đất. Điều đó có nghĩa là không thể truyền dữ liệu từ mặt xa vì không có đường ngắm trực tiếp. Cầu Ô Thước-2 sẽ quay...
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho rằng công nghệ và kể chuyện qua thị giác đang trở thành xu thế quan trọng của báo chí.