Sau nhiều ngày chìm trong nước lũ, nước rút, bà con làng quất Tứ Liên bần thần trước những gốc quất bị bùn phủ đến tận ngọn. Lá quất đang độ xanh mơn mởn chuẩn bị cho vụ Tết giờ chết úng, không thể cứu vãn.
"Từ giờ được ăn no, ngủ kỹ rồi" - bà Mai chủ vườn quất tại làng quất Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) nói đùa trong xót xa. Hơn 400 gốc quất của gia đình bà Liên chết úng, từ giờ bà Mai không phải lo trông cây, chăm bón… Mùa Tết năm nay trôi theo dòng nước lũ.
Thay vì không khí tất bật chuẩn bị cho vụ Tết, những ngày sau lũ, làng quất Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) chìm trong cảnh đìu hiu. Các nhà vườn, tay cào, tay xẻng dọn dẹp vườn sau lũ, bỏ đi chính những gốc quất mình tự tay chăm bẵm cả năm trời.
Theo các hộ trồng quất tại quận Tây Hồ, mấy chục năm nay chưa năm nào mà nước sông Hồng lại dâng cao đến vậy.
Nhớ lại ngày nước lũ dâng cao, anh Nguyễn Việt Phú (làng quất Tứ Liên) cho biết dù đã theo dõi sát tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền núi, nhưng nước dâng nhanh quá bà con trong làng trở tay không kịp.
"Mỗi tiếng nước dâng 15-20cm. Đêm 8-9 nước bắt đầu lên. Tong ngày 9-9 nước lên nhanh nhất, một ngày lên hơn 2m nước, chạy không kịp. Nhà tôi có 800 gốc quất, chết úng 400 gốc rồi. Nững gốc còn lại cũng bị ảnh hưởng.
Nhìn của cải của mình đầu tư cả năm trời, nước nhấn chìm hết cũng bất lực, chả làm gì được. Cả ngày trời hì hục đô chậu lên cao, bê quất lên đường mà vẫn không cứu được. Cả ngày bê cây, đứng lên còn không nổi", anh Phú xót xa.
Không chỉ vườn nhà anh Phú mà hàng chục vườn của các hộ xung quanh cũng cùng tình cảnh. Quất to, quất nhỏ dù đã được đôn cao vẫn không thoát khỏi dòng nước lũ.
Nước rút, hai vợ chồng chủ vườn Tình Lương rảo một vòng xem tình hình các vườn lân cận. Nhìn cảnh tưởng các chậu quất đang cho quả đều đẹp, dính bùn vàng khè chỉ chờ khô héo, bà chủ vườn này ngao ngán.
"Hôm đấy nhà tôi 6 người làm, vừa chạy về nấu được bữa cơm, ăn xong quay lại nước đã đến ngang đùi. Cả vườn không cứu vớt được cây nào. Nhà tôi toàn quất trồng trong chum 50 lít đang cho quả đẹp, vậy mà…", chủ vườn Tình Lương lắc đầu.
Cả năm trông chờ vào cây quất, giờ mất hết chả còn gì. "Mất tết rồi", bà Mai thở dài. Công việc của những người trồng quất, đào ở Tứ Liên, Nhật Tân bây giờ là dọn bùn, dọn cây hỏng, chuẩn bị vườn cho vụ mới thế nhưng nỗi lo vẫn chồng chất.
Theo bà Mai, chủ vườn quất làng quất Tứ Liên, quất hỏng rồi không có cách nào khác là phải phá đi nhưng cái lo nhất là vụ quất sang năm không có cây giống.
Bà con Tứ Liên thường lấy cây giống tại vựa quất ở huyện Văn Giang, Hưng Yên, thế nhưng đợt lũ lớn trên sông Hồng vừa qua cũng khiến vựa quất này bị ảnh hưởng. Chỉ một lượng quất nhỏ, người dân kịp chạy lên đê mới may mắn thoát lũ. Cả khu vực rộng lớn trồng quất ở Văn Giang chìm trong biển nước. Vì thế đến cây giống cũng khó khăn.
Buổi chiều tà của ngày nắng sau lũ, những người trồng quất ở Tứ Liên tụm lại hỏi han nhau, ai cũng buồn rầu nhìn vườn quất đang sai quả, xanh mát mắt, sau trận lũ trở nên bạc phếch.
"Nhưng tình trạng chung rồi, ở trên vùng cao còn lũ lụt, sạt lở mất nhà cửa, mất người. Thôi thì chúng tôi còn người, còn của, còn cố gắng", bà Mai và những người trồng quất truyền thống tự động viên nhau.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đình Khuyến - chủ tịch UNBD quận Tây Hồ - cho biết trong trận lũ vừa qua người trồng đào, quất tại Nhật Tân và Tứ Liên bị thiệt hại nặng nề. Theo thống kê của quận Tây Hồ, khoảng 35ha trồng quất và 105ha trồng đào bị ngập do nước lũ (chiếm 80% diện tích trồng quất, đào của địa phương).
Để hỗ trợ bà con khôi phục sau lũ, quận Tây Hồ đã giao ngân hàng chính sách khoảng vốn ủy thác để cho bà con trồng đào, quất được vay không lãi suất, trong thời hạn 2-3 năm. Số vay tương đương với phần thiệt hại của các hộ trồng đào, quất.
PHẠM TUẤN
Thái Bình - Sau một số lần tổ chức đấu giá không thành trong hơn 3 năm qua, khu đất gồm 128 lô đất vàng ở phường Trần Lãm, TP...
' Sổ đỏ ' và 'sổ hồng' là hai thuật ngữ quen thuộc chỉ giấy tờ đất đai, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN ) vừa có văn bản gửi các đơn vị thành viên là Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Công...
Ngày 13/7, Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương cho biết, nắng nóng trở lại ở khu vực miền Bắc đã khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao kỷ lục những ngày qua. Chỉ riêng khu vực miền Bắc đã chiếm hơn 50% lượng điện tiêu thụ trên toàn quốc. Nếu không có tình huống cực đoan, sự cố, các tuần tới sẽ không còn tình trạng cắt điện.
Một quan chức cấp cao Indonesia cho biết nước này sẽ sớm áp dụng mức thuế nhập khẩu lên tới 200% đối với hàng hóa Trung Quốc để giảm thiểu tác động của cạnh tranh thương mại đang diễn ra giữa hai siêu cường.
Chiều 4/5, ông Huỳnh Tấn Lộc, Giám đốc HTX Sầu riêng Ngũ Hiệp (Tiền Giang), tất bật chỉ đạo người làm cân mua sầu riêng của các nhà vườn, phân loại sầu... trước khi đóng thùng đưa lên xe container để cho các doanh nghiệp chở đi xuất khẩu. 'Ngày nào tôi cũng thu mua khoảng 36-55 tấn sầu riêng để đóng đủ 2-3 container hàng cho các doanh nghiệp', ông Lộc nói. Song, khoảng một tuần nay, giá sầu rớt mạnh xuống còn 50.000-52.000 đồng/kg khi mua tại...
HĐND thành phố Hà Nội đã thành lập 2 Đoàn giám sát để giám sát về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê sông Hồng, sông Đuống trên địa bàn thành phố.
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tổng kiểm tra, rà soát 100% các cơ sở, nhà ở nhiều căn hộ, nhà cho thuê trọ trên địa bàn quản lý, đặc biệt là chung cư mini.
Hiện nay, nhiều địa phương miền núi Quảng Nam đang vào mùa thu hoạch quả tiến vua – hay còn có tên gọi dân dã khác là quả lòn bon. Năm nay, lòn bon được mùa lại được giá, khiến bà con rất phấn khởi.