BRICS+ ‘đắt khách’ có thách thức phương Tây?

09:30 26/06/2024

Bỏ qua những quan hệ phức tạp về mặt chính trị, xét riêng vấn đề kinh tế, việc nhóm BRICS liên tục "phình ra" đã đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan. Các thành viên hiện tại mong đợi điều gì từ việc mở rộng? Thành viên mới kỳ vọng gì khi gia nhập? Việc mở rộng BRICS có ý nghĩa gì đối với phương Tây và họ phản ứng thế nào về vấn đề này?

BRICS+ ‘đắt khách’ có thách thức phương Tây?
BRICS+ ‘đắt khách’ có thách thức phương Tây? (Nguồn: kas.de)

Bất chấp áp lực cực lớn từ Mỹ, chỉ riêng năm nay, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) đã mở rộng gấp đôi số thành viên khi có thêm Iran, Ethiopia, Ai Cập, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) chính thức gia nhập. Bên cạnh đó, hàng chục quốc gia khác đang "xếp hàng" nộp đơn, bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia.

Đây là vòng mở rộng thứ hai sau Nam Phi vào năm 2010. Trước đó, vào năm 2009, Liên minh BRIC được thành lập bởi các quốc gia Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Mở rộng tầm ảnh hưởng và tăng sức hấp dẫn

Nhóm BRICS hiện chiếm gần 46% dân số thế giới (riêng dân số Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 86% BRICS), 36% GDP toàn cầu (riêng Trung Quốc chiếm 65% BRICS) và 25% thương mại thế giới tính theo kim ngạch xuất khẩu.

Với trọng tâm là thúc đẩy hợp tác kinh tế, tăng cường thương mại, phát triển bền vững và cải cách các hệ thống đa phương, BRICS đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Bloomberg nhận định, "hiện tại, số lượng các quốc gia ứng cử viên muốn gia nhập khối BRICS+ đang tăng một cách chóng mặt. Sự phát triển nhanh chóng về quy mô của BRICS là công lao của Trung Quốc và Nga, đồng thời là thất bại ngoại giao của Mỹ".

Giới phân tích bình luận, nhiều quốc gia ở Nam bán cầu không hài lòng với áp lực từ phía Washington nên muốn gia nhập BRICS, khi coi việc liên kết là một biện pháp phòng thủ chống lại các thể chế do phương Tây lãnh đạo.

Trong khi đó, các thành viên mới đang tăng cường vai trò quan trọng của họ với tư cách là nhà cung cấp trong lĩnh vực năng lượng và nguyên liệu thô, đặc biệt là dầu thô, magie và than chì. Tầm quan trọng toàn cầu này của nhóm BRICS có thể sẽ tăng lên trong tương lai khi nhiều quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia.

Đưa ra nhận định về xu hướng mở rộng của BRICS, Tổ chức phi chính phủ Đức Friedrich Naumann Foundation for Freedom cho rằng, đây là một chiến thắng trước phương Tây, "không phải chỉ là một sự kiện" hay một giai đoạn của nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới này.

Giới chuyên gia chính trị quốc tế nhìn nhận, sự lớn mạnh của BRICS đang đặt ra thách thức cho trật tự thế giới, được xem là đối thủ “đáng gờm” của G7 và các tổ chức quốc tế khác. BRICS đang tạo ra một hiện trạng kinh tế, xã hội và tiền tệ mới nổi, đảo ngược những gì thế giới đã chấp nhận là bình thường trong gần 8 thập niên qua.

Giới chuyên gia còn cho rằng, rất có khả năng, toàn cầu sẽ được chia thành 2 khối kinh tế, gồm BRICS và Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7). Sự phân chia này tất yếu sẽ tạo ra nhiều rào cản thương mại hơn, đồng thời gia tăng căng thẳng địa chính trị.

Vậy, những người trong cuộc kỳ vọng gì? Chẳng hạn, Nga đang theo đuổi hai mục tiêu chiến lược quan trọng với tư cách thành viên BRICS, cả hai mục tiêu này đều có khả năng tác động nghiêm trọng đến trật tự thế giới do phương Tây thống trị hiện nay. Một mặt, Điện Kremlin đang tìm cách mở ra các nguồn bán hàng mới sau khi mất đi khách hàng chính - châu Âu, đối với mặt hàng xuất khẩu duy nhất có thể bán được trên thị trường - cụ thể là năng lượng hóa thạch dưới dạng khí đốt tự nhiên và dầu.

Để mắt đến Trung Quốc và Ấn Độ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có được những khách hàng đáng kể theo cách này. Việc phương Tây kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ - những nước công nghiệp hóa mới nổi lớn nhất ở phương Đông, không nhập khẩu năng lượng từ Nga dường như sẽ không hiệu quả lắm. Cả hai nền kinh tế hàng đầu châu Á đều đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu. Cả hai cũng vẫn đang phải đối mặt với nhiệm vụ đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực.

Với Trung Quốc, dù nước này gần đây không còn là quốc gia đông dân nhất trong BRICS, nhưng cho đến nay vẫn là nền kinh tế mạnh nhất. Nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil cộng lại. Cho đến nay, Bắc Kinh cũng có sức ảnh hưởng lớn nhất trên trường quốc tế. Sự thống trị của Trung Quốc trong nhóm cũng không thay đổi do sự mở rộng.

Ngược lại, các quốc gia như Ethiopia, Ai Cập và Iran phụ thuộc Bắc Kinh về kinh tế và trong một số trường hợp cả về tài chính. Mối quan hệ phụ thuộc này có thể còn trở nên mạnh mẽ hơn nhờ mối quan hệ chặt chẽ hơn với BRICS.

Lợi ích nhìn thấy rõ đối với Trung Quốc - là các quốc gia chống Mỹ đang chiếm đa số trong BRICS mở rộng. Trong khi, Bắc Kinh vẫn đang trong quá trình đối đầu với Washington và phương Tây. Nếu xung đột với Mỹ leo thang hơn nữa, Trung Quốc coi BRICS như một loại "chính sách bảo hiểm" chống lại sự cô lập quốc tế. Điều này đã được chứng minh đối với trường hợp của Nga.

Ngoài việc củng cố vị thế, Trung Quốc còn đang theo đuổi một mục tiêu dài hạn hơn nữa với việc mở rộng BRICS là trở nên ít phụ thuộc hơn vào đồng USD và các hệ thống thanh toán và thanh toán bù trừ của Mỹ như SWIFT.

Vậy, còn các quốc gia thành viên mới mong đợi gì từ BRICS? Ai Cập hy vọng sẽ đạt được cả lợi ích kinh tế và địa chiến lược khi gia nhập khối.

Là quốc gia lớn nhất và đông dân nhất ở Trung Đông, xét về vị trí địa lý là giao điểm giữa châu Phi và châu Á cũng như Địa Trung Hải và Biển Đỏ, bao gồm cả tuyến thương mại toàn cầu Kênh đào Suez, Ai Cập bị ảnh hưởng đặc biệt bởi những diễn biến địa chính trị.

Do đó, việc gia nhập BRICS cũng được thúc đẩy bởi nỗ lực truyền thống của Cairo về đa cực địa chiến lược và mức độ tự chủ về chính sách đối ngoại ở mức cao nhất có thể, tương tự vai trò lãnh đạo của Ai Cập trong Phong trào Không liên kết ở đỉnh điểm của xung đột Đông-Tây.

Hơn nữa, quốc gia Bắc Phi này mắc nợ nhiều, đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính sâu sắc, hy vọng rằng việc gia nhập BRICS sẽ có tác động kinh tế tích cực. Tư cách thành viên BRICS được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ai Cập tiếp cận các cơ hội tài chính thuận lợi và đầu tư mới, đặc biệt trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế. Cairo cũng kỳ vọng về trao đổi công nghệ và xây dựng năng lực thông qua hợp tác với các thành viên BRICS trong lĩnh vực năng lượng tái tạo...

BRICS đang lớn mạnh?

Liệu BRICS có thể tạo ra một khối mới có khả năng cạnh tranh, thậm chí vượt qua phương Tây?

Trong bài phỏng vấn cựu Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và xã hội châu Âu (giai đoạn 2013-2015) Henri Malosse, Chủ tịch đương nhiệm Tổ chức tư vấn Hiệp hội Jean Monnet (từ năm 2021) của Pháp, vị Giáo sư tại Đại học Corsica và Đại học Sciences-po Paris, phân tích, kể từ khi được thành lập cách đây 15 năm, mục tiêu ban đầu của BRICS là gì và họ đã phát triển như thế nào để trở thành một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, đặc biệt với sự xuất hiện của các thành viên mới "chất lượng", như Saudi Arabia hay Ai Cập?

Số lượng thành viên hiện nay đã là 10. Ngoài ra, còn có các quốc gia ứng cử viên khác, có tầm quan trọng đáng kể về kinh tế và chính trị, vẫn chưa được chấp nhận do tầm cỡ của họ hay những cân nhắc nào đó, như Nigeria, Algeria hay Indonesia...

BRICS ra đời bất chấp những khác biệt trong cách tiếp cận, đặc biệt giữa các nước lớn như Ấn Độ và Trung Quốc, trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và chiến lược. Không giống như Liên minh châu Âu (EU), BRICS không có quy trình hội nhập phức tạp hoặc hiến chương cụ thể. Đó là một liên minh kinh tế hơn là một liên minh chính trị.

Hành động có ý nghĩa đầu tiên của họ là thành lập một ngân hàng phát triển để tài trợ cho các dự án mà không cần nhờ đến Ngân hàng Thế giới (WB) hay sự thống trị của đồng USD. Sáng kiến này đã thắt chặt mối liên kết giữa các quốc gia mới nổi đó nhằm đóng một vai trò quan trọng trên trường thế giới, cả về kinh tế và chính trị.

Trong suốt 15 năm qua, các quốc gia này đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng lưu ý, cùng trở nên hùng mạnh hơn các thành viên G7 về sức mạnh kinh tế.

Vào năm 2023, GDP tổng hợp chiếm 31,5% tổng GDP toàn cầu, vượt qua G7 (30,7%). Sự thay đổi động lực này đã làm tăng tầm quan trọng chính trị của BRICS, nhất là trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Mỹ đang trầm trọng hơn do xung đột ở Ukraine, cũng như cuộc chiến thương mại chưa thấy hồi kết giữa "hai người khổng lồ" Trung Quốc-Mỹ.

BRICS đang ngày càng trở nên quan trọng, mở rộng tầm ảnh hưởng và sức hấp dẫn. Có thể trong 10 năm tới, liên minh này sẽ tập hợp khoảng 50 quốc gia và do đó có thể nắm giữ 50% nền kinh tế thế giới. Từ một sáng kiến lúc đầu nhằm đối đầu với quyền bá chủ, nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu có thể sẽ chuyển sang một tập hợp quan trọng hơn nhiều về mặt chính trị và kinh tế.

Việc mở rộng BRICS đã làm dấy lên hy vọng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và mới nổi - có tiếng nói lớn hơn cho các quốc gia thuộc "Phía Nam toàn cầu", bao gồm cả việc tổ chức lại trật tự thế giới vì lợi ích của họ, về các lựa chọn mới cho hợp tác kinh tế và các nguồn tài chính " không có ràng buộc" và nói chung là để giảm sự phụ thuộc và ảnh hưởng của "các đối tác phương Tây".

Liệu những hy vọng này có thành hiện thực hay không trước hết phụ thuộc vào việc BRICS+ có thể giải quyết được những thách thức rõ ràng hay không - điều kiện chính trị và xã hội ở các quốc gia thành viên tiềm năng rất đa dạng, quan hệ giữa các quốc gia đôi khi được đặc trưng bởi những căng thẳng về chính sách đối ngoại và thậm chí cả những sự cạnh tranh hữu hình và không thể không nói về một "cấu trúc thượng tầng" thống nhất - trừ khi các nguyên tắc như "không can thiệp vào công việc nội bộ" hoặc chủ nghĩa thực dụng về kinh tế đã được coi là một "hệ tư tưởng nhất quán".

Ngoài ra còn có câu hỏi về sức mạnh kinh tế của liên minh nói chung trong bối cảnh các vấn đề kinh tế của một số nước thành viên - đặc biệt là Trung Quốc. Vẫn còn phải xem liệu liên minh BRICS mở rộng có thể hình thành các mục tiêu chung hay phối hợp một cách tiếp cận thống nhất đối với các điểm tranh chấp (chính trị toàn cầu) nhất định trong bối cảnh tình hình hỗn hợp này hay không.

Đồng thời, vẫn còn phải xem liệu những thách thức này có lớn hơn tính biểu tượng mạnh mẽ không thể phủ nhận của việc mở rộng liên minh và sự tự tin ngày càng tăng của nhiều quốc gia thành viên đang phát triển và mới nổi hay không.

Mặt khác, câu hỏi liệu BRICS+ có trở thành một câu chuyện thành công hay không không thể được xem xét hoàn toàn độc lập với hành động của “các nước phương Tây”.

Chẳng hạn, Sáng kiến ​​Global Gateway của EU có tạo đà và trở thành “thương hiệu” được ưa chuộng với các đối tác cũ và mới? Quá trình gia nhập ở Tây Balkan đang tiến triển như thế nào? Kết quả bầu cử Mỹ sẽ có ảnh hưởng gì tới chính sách đối ngoại của Mỹ?

Liệu mong muốn hợp tác của các quốc gia bên ngoài BRICS với các thành viên trong liên minh, có nên phân biệt giữa các chương trình nghị sự chống phương Tây rõ ràng và những quốc gia trên thực tế chỉ là tìm kiếm đối tác thương mại và cơ hội hợp tác mới.

Điều có thể khẳng định một cách chắc chắn là việc mở rộng BRICS đánh dấu một bước tiến xa hơn hướng tới một thế giới đa cực - và do đó cũng hướng tới một trật tự toàn cầu mới, ngay cả khi vẫn chưa rõ ai sẽ là người điều chỉnh trật tự này.

Có thể bạn quan tâm
Khu đô thị nghìn tỉ đồng ở Quảng Ngãi thành nơi đổ thải

Khu đô thị nghìn tỉ đồng ở Quảng Ngãi thành nơi đổ thải

02:50 21/07/2024

Quảng Ngãi - Sau 16 năm triển khai, dự án khu đô thị thương mại - dịch vụ Vina Universal Paradise có vốn đầu tư 1.200 tỉ đồng trở thành...

Xây dựng tỉnh Bắc Ninh sớm trở thành đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương

Xây dựng tỉnh Bắc Ninh sớm trở thành đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương

11:00 12/09/2023

Ngày 12/9, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức họp báo thông tin về Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Bà Nguyễn Thị Lệ Tuyết, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chủ trì buổi họp báo.

Giá vàng lấy lại đỉnh cao lịch sử 82,2 triệu đồng/lượng

Giá vàng lấy lại đỉnh cao lịch sử 82,2 triệu đồng/lượng

21:10 11/03/2024

Cụ thể, 15h20 chiều nay, giá vàng miếng được Doji được niêm yết ở mức 80,15 - 82,15 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng khoảng 250.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng nay. Trong khi đó, giá vàng tại SJC được niêm yết ở mức 80,2 - 82,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), cũng tăng khoảng 200.000 đồng/lượng. Không chỉ vàng miếng, giá vàng nhẫn hiện cũng đang đứng ở ngưỡng giá kỷ lục. Cụ thể, giá vàng vẫn được Doji niêm yết ở mức 70 - 71,3 triệu...

Nợ xấu OCB thế nào khi có tân Tổng giám đốc?

Nợ xấu OCB thế nào khi có tân Tổng giám đốc?

04:30 16/07/2024

Trước đó, hồi tháng 5 vừa qua, OCB đã bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải làm quyền Tổng giám đốc, sau khi ông Nguyễn Đình Tùng thôi nhiệm vị trí này để tập trung cho công việc tại Hội đồng quản trị. Ông Hải có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; có bằng cử nhân quản trị kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM, chứng chỉ chuyên n...

Đắk Nông vươn mình mạnh mẽ sau 20 năm thành lập, xây dựng và phát triển

Đắk Nông vươn mình mạnh mẽ sau 20 năm thành lập, xây dựng và phát triển

14:30 31/12/2023

Sau 20 năm thành lập tỉnh, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDRP) của Đắk Nông tăng gấp 24 lần lên mức 45.000 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 12 lần, đạt trên 60 triệu đồng.

Xuất khẩu rau quả đạt hơn 3 tỷ USD nửa đầu năm

Xuất khẩu rau quả đạt hơn 3 tỷ USD nửa đầu năm

05:50 21/06/2024

Sáu tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt đạt 3,4 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xây đập dâng trên sông Hồng: Thay đổi dòng chảy, nguy cơ nước mặn xâm nhập

Xây đập dâng trên sông Hồng: Thay đổi dòng chảy, nguy cơ nước mặn xâm nhập

06:00 23/03/2024

Liên quan đến việc xây đập dâng trên sông Hồng, đại biểu Quốc hội Phạm Quang Huân cho biết khi làm đập dâng trên sông Hồng sẽ thay đổi dòng chảy, từ đó làm ảnh hưởng tới sinh thái phía hạ lưu, nguy cơ nước mặn sẽ xâm nhập trở lại. Vì vậy, cơ quan chuyên môn cần phải nghiên cứu, đánh giá để tìm ra phương án tối ưu...

Thúc đẩy chuyển đổi số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Hậu Giang và ĐBSCL

Thúc đẩy chuyển đổi số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Hậu Giang và ĐBSCL

08:40 26/05/2024

Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024 diễn ra từ ngày 23-24/5 tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, với nhiều hoạt động phong phú và thiết thực, thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) trên nhiều lĩnh vực.

Giá tiêu hôm nay 22/7/2024: Giá tăng gấp đôi cùng kỳ nhưng người dân vẫn dè dặt mở rộng diện tích

Giá tiêu hôm nay 22/7/2024: Giá tăng gấp đôi cùng kỳ nhưng người dân vẫn dè dặt mở rộng diện tích

05:00 22/07/2024

Giá tiêu hôm nay 22/7/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch ở mốc 145.000 – 146.000 đồng/kg.

Co loi xay ra
Co loi xay ra