Thứ nhất là do các doanh nghiệp du lịch Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào thị trường truyền thống, trong khi đó các thị trường này chưa mở cửa do tác động của COVID-19. Việc kết nối, khai thác các thị trường mới, thị trường tiềm năng chưa chủ động, còn chậm. Việc triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá, cung cấp thông tin về du lịch Việt Nam ra quốc tế chưa được thực hiện kịp thời, thường xuyên, liên tục.
Thứ hai, chính sách visa đã có nhiều đổi mới, tiến bộ song so với các quốc gia khác thì vẫn còn khiêm tốn.
Thứ ba, sản phẩm du lịch chưa bắt kịp với xu thế hiện nay của thế giới, chưa phát huy được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên văn hoá. Việc phát triển các loại hình sản phẩm du lịch có lợi thế ở Việt Nam chưa được quan tâm, chúng ta mới tiếp cận theo cái chúng ta có mà chưa tiếp cận theo cái du khách cần, vì vậy ít nhiều ảnh hưởng đến thu hút khách.
Thứ tư, nguồn nhân lực làm du lịch thiếu do trong thời gian dịch bệnh đã chuyển ngành, đặc biệt thiếu hụt lao động có chuyên môn và kinh nghiệm.
Thứ năm, hiệu quả liên kết giữa các vùng, các địa phương, các ngành còn thấp, nhiều hoạt động liên kết còn hình thức. Sản phẩm du lịch chưa thực sự đa dạng, hấp dẫn đối với một số thị trường khách du lịch trong bối cảnh mới.
Ngành du lịch đặt ra các mục tiêu năm 2023: khách du lịch quốc tế đạt 8 triệu lượt; khách du lịch nội địa 102 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch khoảng 650.000 tỷ đồng.
Muốn đạt được điều đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu loạt giải pháp. Cần định vị vị thế và thế mạnh du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới trên cơ sở bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá, bao gồm các lĩnh vực: Du lịch Văn hoá, lịch sử, du lịch thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao và các lĩnh vực khác phù hợp với thị hiếu và đặc điểm của các thị trường khách du lịch mục tiêu; Xác định cụ thể phạm vi và quy mô, thực hiện chiến lược phát triển phù hợp với các thị trường tiềm năng.
Cơ cấu lại thị trường du lịch, nhất là tính toán lại thị trường khách, tiếp cận theo hướng thị trường khách tiềm năng, chú ý tới thị trường Bắc Âu, Mỹ và một số nơi khác ngoài các thị trường truyền thống.
Các địa phương chú trọng phát huy kinh nghiệm, lợi thế so sánh về các di sản văn hóa, thiên nhiên, hệ thống lễ hội, làng nghề, truyền thống lịch sử và giá trị sinh thái-nhân văn đặc trưng của từng vùng, từng địa phương...để mỗi địa phương có một sản phẩm du lịch độc đáo.
Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến định vị thương hiệu du lịch quốc gia.
Bộ trưởng cũng đề xuất Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết sau Hội nghị nhằm đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cho các bộ, ngành, trong đó tháo gỡ về những điểm nghẽn trong chính sách miễn thị thực, xem xét, đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, tạo thuận lợi hơn cho du khách quốc tế nhập cảnh Việt Nam gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Trước đó, phát biểu mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, cần triển khai Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn. Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung suy nghĩ, nghiên cứu, đánh giá việc phát triển ngành du lịch đi đúng hướng chưa, đã tận dụng tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, từng vùng, cả nước chưa.
"Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như đại dịch COVID-19, xung đột Nga - Ukraine, những khó khăn mà cả thế giới phải đối mặt, thì đâu là nguyên nhân chủ quan khi mà du lịch Việt Nam mở cửa sớm nhưng lại "đi trước về chậm"? Tại sao tỷ lệ khách du lịch quốc tế trở lại Việt Nam còn thấp? Các giải pháp đúng và trúng chưa? Tại sao vẫn có tình trạng manh mún trong du lịch? Chúng ta đã làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa? Vì sao thông tin cho khách du lịch còn thiếu, yếu mặc dù đã thúc đẩy kinh tế số, chuyển đổi số?", Thủ tướng nêu loạt câu hỏi.
Chưa kể tới sự an toàn không đảm bảo, việc xây nhà mà không nộp bản vẽ móng sẽ gặp nhiều rắc rối theo quy định xin giấy phép xây dựng ở Việt Nam. Đối với nhà mới Trên thực tế, đã từng có những trường hợp xây nhà không cần đào móng như sau: Nhà có tải trọng nhỏ, như nhà cấp 4, mái tôn,... nền đất cứng, chắc chắn, không bị lún, nứt, chủ đầu tư có điều kiện kinh tế hạn hẹp. Thường những ngôi nhà này chỉ được xây một hai hàng gạch chịu lực dưới móng...
Sau nhiều năm bị bỏ hoang, các hạng mục của bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ Hà Nội đã xuống cấp và hư hỏng, khiến nhiều người tiếc nuối.
Xổ số Vietlott xác định có hai khách hàng cùng trúng giải thưởng cao nhất trị giá hơn 96,7 tỉ đồng vào ngày 1.3.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu tăng tỷ lệ lựa chọn phương án sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép đối với các dự án đường bộ cao tốc, đặc biệt là ở những vùng có yêu cầu thoát lũ, vùng đất yếu và những vùng thiếu vật liệu đắp nền đường như Đồng bằng sông Cửu Long.
Diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 629,34 ha, thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn. Dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Long An - 40 căn nhà ở liền kề xây dựng vượt gấp đôi mật độ quy định, không hệ thống phòng cháy, chữa cháy, thực hiện chuyển nhượng bán...
Thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội đang lưu giữ giống bưởi đỏ quý hiếm hay còn gọi là bưởi gấc, bưởi đỏ 'tiến vua'. Dù...
Sau hơn 6 năm phát triển, hợp tác xã (HTX) đã nâng diện tích sản xuất lên hơn 30 ha chè, tạo việc làm cho 30 lao động, trong đó chủ yếu là người dân tộc Cao Lan, Tày, Sán Dìu, Mông. Cùng với đó, HTX đã xây dựng diện tích 60 ha liên kết với hơn 100 hộ dân tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên và thành phố Tuyên Quang. Sản xuất sạch bắt đầu từ nhận thức Theo tính toán của HTX, với tổng diện tích chè lên đến gần 100 ha, tổng sản lượng chè trung...
Trong năm vừa qua, phân khúc đất nền chiếm sóng giao dịch bất động sản trên địa bàn Hòa Bình, tuy nhiên chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư nên thận trọng khi tham gia thị trường đất đai thời điểm này vì nếu không tỉnh táo sẽ bị rơi vào vòng xoáy đất nền.