Chiều 31/10, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời phóng viên về triển vọng hợp tác của Việt Nam với nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS, cũng như thông tin Việt Nam nằm trong danh sách đối tác của nhóm BRICS.
Theo Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt, Việt Nam sẽ nghiên cứu các thông tin về quy chế của BRICS. (Nguồn: Getty) |
Theo Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt, là một thành viên tích cực có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã, đang và sẽ tích cực đóng góp có trách nhiệm qua các cơ chế diễn đàn đa phương, đóng góp vào hòa bình ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới, phù hợp với nhu cầu và lợi ích của Việt Nam.
"Việt Nam sẽ nghiên cứu các thông tin về quy chế của BRICS. Và việc Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương, khu vực và quốc tế luôn được nghiên cứu, xem xét trên cơ sở phù hợp với lợi ích, điều kiện và khả năng của Việt Nam.
Đồng thời, việc này cũng thể hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế", ông Đoàn Khắc Việt khẳng định.
BRICS được thành lập năm 2006, ban đầu gồm 4 nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và kết nạp thêm Nam Phi năm 2010.
Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 tổ chức tại Nam Phi năm 2023, BRICS công bố kết nạp 6 thành viên mới gồm Argentina, Saudi Arabia, Ai Cập, Ethiopia, Iran và UAE. Đến nay, Argentina tuyên bố sẽ không gia nhập BRICS và Saudi Arabia vẫn đang cân nhắc về việc tham gia nhóm.
Hợp tác của BRICS dựa trên 3 trụ cột, gồm hợp tác chính trị - an ninh, kinh tế - tài chính, văn hóa và giao lưu nhân dân.
Trong khuôn khổ BRICS, có một số cơ chế tham gia dành cho các nước không phải thành viên BRICS: Tham gia Ngân hàng NDB; Tham gia các diễn đàn/đối thoại trong khuôn khổ BRICS mở rộng với tư các nước khách mời như Hội nghị các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao BRICS mở rộng và một số hội nghị, đối thoại về các lĩnh vực cụ thể (an ninh, phát triển đô thị,…).
Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết Moskva không xem xét trao đổi lãnh thổ với Kiev sau khi lực lượng Ukraine tấn công tỉnh Kursk.
Việc Nga gần đây liên tiếp tấn công sân bay quân sự đã phơi bày lỗ hổng phòng không Ukraine, đặt câu hỏi về cách họ bảo vệ phi đội F-16 sắp nhận.
Quan chức Iran nói Moskva đã cung cấp hàng loạt radar và hệ thống phòng không tiên tiến nhằm giúp Tehran đối phó đòn tập kích từ bên ngoài.
Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko cho biết, đêm 10/11, rạng sáng 11/11, khu vực Kiev - thủ đô của Ukraine bị tấn công, nhiều tiếng nổ lớn đã vang lên.
Hình ảnh Triều Tiên công bố cho thấy nước này dường như sở hữu máy ly tâm công suất cao, giúp tăng tốc độ sản xuất đầu đạn hạt nhân.
Quân đội Nga thông báo kiểm soát hoàn toàn Nhà máy Hóa chất và Than cốc Avdeevka, nơi cố thủ cuối cùng của nhiều binh sĩ Ukraine ở thành phố.
Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Hy Lạp bày tỏ tin tưởng với nhiều điểm chung, quan hệ Hy Lạp-Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết cuộc đàm phán đang diễn ra có thể là 'cơ hội cuối' để các bên đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
Tổng thống Zelensky tuyên bố Ukraine đang dốc hết sức để cứu các binh sĩ Ukraine tại Avdeevka, nơi Nga đang dồn lực công phá.