Bố mẹ bệnh di truyền sinh con khỏe mạnh nhờ sàng lọc phôi

19:00 04/03/2024

Nhìn con trai hai tuổi lanh lợi, cứng cáp, vợ chồng anh Lâm nói đây là điều họ "không dám mơ đến" trong nhiều năm qua.

Bé ra đời nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm kết hợp sàng lọc phôi bệnh bằng xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT-M). Kỹ thuật này vừa được Sở Y tế TP HCM vinh danh là một trong 12 thành tựu y khoa Việt Nam năm 2023, ngày 26/2.

Bé trai là con thứ hai của vợ chồng anh Lâm. Con gái đầu lòng của anh nay 10 tuổi, chào đời khỏe mạnh song sau đó yếu cơ, không bò hay lật được do bệnh teo cơ tủy sống. Bệnh không thể trị khỏi, bé phải thường xuyên nhập viện, thở máy. "Chỉ sợ một ngày nào đó con không thể tiếp tục, đành phải chấp nhận số phận", anh Lâm nói.

Vợ chồng muốn sinh thêm con, đến Bệnh viện Mỹ Đức khám, ba năm trước. Kết quả xét nghiệm anh bình thường còn chị mang đột biến ở gene REEP1 có thể gây bệnh teo cơ tủy sống. Đây là bệnh di truyền cho con. Theo xác suất di truyền, người phụ nữ mang gene REEP1 có thai thì thông thường 50% phôi sẽ mang đột biến.

Vợ anh Lâm không có biểu hiện bệnh, còn con gái mang gene đột biến giống mẹ nhưng biểu hiện bệnh.

Lần này chị thụ tinh có bốn phôi, sàng lọc phát hiện ba phôi bất thường. Chỉ một phôi bình thường được chuyển vào tử cung mẹ và bé trai chào đời khỏe mạnh, không di truyền bệnh từ mẹ.

Còn vợ chồng chị Thủy đã hai lần chấm dứt thai kỳ ở tuần thứ 18 và 21. Kết quả chọc ối ghi nhận thai nhi bị Alpha-Thalassemia (tan máu bẩm sinh) thể phù thai Hemoglobin Bart’s. Đây là thể bệnh nặng nhất, trẻ mắc bệnh thường tử vong trong giai đoạn thai 23-38 tuần hoặc ngay sau sinh.

Kết quả xét nghiệm hai vợ chồng đều là người lành mang gene bệnh Alpha-Thalassemia dị hợp tử. Theo quy luật di truyền, 25% xác suất vợ chồng sinh ra em bé mang gene bệnh. Bác sĩ chọc hút được 7 phôi, xét nghiệm sàng lọc chỉ có một phôi bình thường để chuyển vào tử cung mẹ, còn lại đều bất thường. Điều này đồng nghĩa anh chị có đến 42% tỷ lệ sinh ra em bé bị bệnh Thalassemia, cao hơn xác suất di truyền thông thường. Đây là lý do cả hai lần mang thai trước của chị Thủy đều phải hủy.

"Tầm soát sàng lọc phôi là quyết định đúng đắn nhất của chúng tôi trong quá trình tìm con, vì nếu tiếp tục có thai tự nhiên thì khả năng cao sẽ lặp lại nỗi đau như những lần trước", chị Thủy nói.

Trong khi đó, chị Trà, 30 tuổi, cắt polyp tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm để có thai nhưng hai lần đều lưu thai. Xét nghiệm mô thai ghi nhận đột biến dị hợp tử kép ở gene TRIP 11. Đột biến này thường gây độ mờ da gáy dày, phù da toàn thân, bất thường các xương dài. Vợ chồng chị còn hai phôi cuối cùng, xét nghiệm di truyền cho thấy một phôi có gene đột biến lên đến 75%, tức tỷ lệ thai dị tật rất cao. May mắn, phôi còn lại bình thường, chị Trà mang thai sinh bé gái nặng 3,6 kg vào tháng 7/2022, đến nay phát triển khỏe mạnh.

BS.CK1 Hà Nhật Anh, Trưởng Đơn vị Hỗ trợ sinh sản Mỹ Đức, Bệnh viện Mỹ Đức TP HCM, cho biết đây là ba trong số khoảng 300 cặp vợ chồng mang gene bệnh đã được sàng lọc bệnh di truyền tại hệ thống bệnh viện, kể từ năm 2018 đến nay.

Xét nghiệm này giúp các bác sĩ kiểm tra bộ gene phôi từ giai đoạn rất sớm, giúp phát hiện và loại bỏ phôi mang gene bệnh di truyền của bố mẹ. Chỉ những phôi khỏe mạnh mới được chuyển vào tử cung của mẹ, giúp tăng cơ hội đậu thai và sinh ra những đứa con khỏe mạnh, không mang đột biến di truyền qua các thế hệ sau.

Đến nay, các bác sĩ của bệnh viện đã chuyển khoảng 600 phôi không mang gene bệnh, giúp hơn 200 em bé khỏe mạnh chào đời. Hiện, bệnh viện đã có thể sàng lọc gần như toàn bộ các đột biến đơn gene. Nhiều ca bệnh hiếm cũng được thụ tinh trong ống nghiệm kết hợp kỹ thuật PGT-M thành công.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường, cố vấn chuyên môn Đơn vị Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Mỹ Đức, Tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP HCM, cho biết khoảng 50% dị tật ở thai nhi nguyên nhân từ đột biến gene. Nhóm bệnh lý này thường gây sảy thai, lưu thai, phù thai, bất thường đa cơ quan như đầu nhỏ, xương ngắn, cong, thừa hoặc thiếu ngón tay chân, suy giảm trí tuệ, thiếu máu tán huyết...

Trẻ mang đột biến gene thường không sống đến tuổi trưởng thành, cần những can thiệp về y tế thời gian dài. Nếu đây là đột biến di truyền từ bố mẹ thì những người con tiếp theo có nguy cơ tiếp tục xuất hiện các dị tật giống trẻ bệnh đầu tiên.

Bác sĩ Nhật Anh khuyến cáo người từng chấm dứt thai kỳ do thai dị tật bẩm sinh, từng sinh con mắc bệnh di truyền, gia đình có tiền sử bệnh di truyền, mẹ lớn tuổi (trên 35)... nên khám sớm và sàng lọc phôi nếu muốn sinh con khỏe mạnh. Trẻ chào đời cũng nên được tiến hành các xét nghiệm di truyền để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn gene gây bệnh, đồng thời theo dõi các triệu chứng lâm sàng, ít nhất qua giai đoạn khởi phát bệnh.

Chi phí thực hiện PGT-M để sàng lọc các bất thường về di truyền tại Bệnh viện Mỹ Đức khoảng 17-18 triệu đồng mỗi phôi, bao gồm phí xét nghiệm, công sinh thiết và chi phí trữ phôi. Hiện, một số đơn vị hỗ trợ sinh sản trong cả nước đã triển khai kỹ thuật này.

Lê Phương

Có thể bạn quan tâm
Việt Nam được bầu là phó chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Việt Nam được bầu là phó chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

07:00 12/06/2024

Ngày 11-6, tại trụ sở UNESCO ở Paris, Pháp - kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) - đã khai mạc với sự tham dự của 183 quốc gia thành viên và hơn 100 quan sát viên.

Đóng fanpage, xin lỗi vì dùng AI vẽ poster sự kiện lịch sử Gạc Ma gây phẫn nộ

Đóng fanpage, xin lỗi vì dùng AI vẽ poster sự kiện lịch sử Gạc Ma gây phẫn nộ

08:10 15/03/2024

Chiều 14-3, mạng xã hội xôn xao trước poster vẽ bằng AI để truyền thông cho sự kiện lịch sử Gạc Ma 14-3-1988 của một số sinh viên câu lạc bộ Lý luận trẻ - Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Cô dâu chú rể tái hiện đám cưới y cha mẹ ngày xưa, dân mạng phát mê

Cô dâu chú rể tái hiện đám cưới y cha mẹ ngày xưa, dân mạng phát mê

05:20 24/06/2024

Chú rể Ngô Văn Thuận cảm thấy vui vì đám cưới của anh là một trong những đám cưới đầu tiên trang trí cổng lá dừa truyền thống tại nơi anh sống.

Chuyển dịch tích cực trong điều trị bệnh hiếm tại Việt Nam

Chuyển dịch tích cực trong điều trị bệnh hiếm tại Việt Nam

09:20 23/09/2024

Theo Bộ Y tế cho biết tại tọa đàm khoa học 'Tăng cường quản lý bệnh hiếm tại Việt Nam', Việt Nam hiện có 6 triệu người đang mắc bệnh hiếm, cần chú trọng nâng cao nhận thức và năng lực điều trị.

Tỉnh Đoàn Hòa Bình tổ chức giải Marathon 2024

Tỉnh Đoàn Hòa Bình tổ chức giải Marathon 2024

09:10 21/01/2024

Chiều 20/1, Tỉnh Đoàn Hòa Bình phối hợp tổ chức buổi họp báo công bố giải “Hòa Bình Marathon 2024” nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy phong trào thể dục thể thao, đồng thời gây quỹ hỗ trợ thanh thiếu nhi, các bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn.

Báo chí TP.HCM trao giải bìa báo Xuân

Báo chí TP.HCM trao giải bìa báo Xuân

13:40 05/02/2024

Hội nhà báo TP.HCM tổ chức trao giải Bìa báo Xuân 2024 đến 11 bìa báo Xuân đẹp và ấn tượng.

Tú Sương, Nguyên Vũ hỗ trợ người trẻ làm cải lương

Tú Sương, Nguyên Vũ hỗ trợ người trẻ làm cải lương

09:10 06/07/2024

Một nhóm bạn trẻ yêu cải lương đang cùng hợp sức làm Sân khấu Thiên Long. Sân khấu đang gấp rút chuẩn bị kịp ra mắt vào tối 10-8.

Trẻ bị xâm hại tình dục do cha mẹ còn lơ là

Trẻ bị xâm hại tình dục do cha mẹ còn lơ là

17:50 04/07/2024

Từ năm 2023 đến nay, Bình Phước ghi nhận 94 trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Trong nhiều hình thức xâm hại thì xâm hại tình dục trẻ em chiếm đến 75%.

Vận động viên nhí tham gia Đường đua xanh xứ Lạng

Vận động viên nhí tham gia Đường đua xanh xứ Lạng

16:20 09/08/2023

Sáng 9/8, tại Cung thiếu nhi tỉnh Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh và Cung thiếu nhi Lạng Sơn tổ chức giải bơi “Đường đua xanh xứ Lạng lần thứ nhất năm 2023”.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới