Bố có trách nhiệm kinh tế với gia đình nhưng tôi không cảm nhận được sự quan tâm và đặt con cái lên đầu.
Tôi là nữ, 27 tuổi, có công việc với mức lương khá ổn ở thành phố. Những lúc stress, những ký ức về tuổi thơ không hạnh phúc lại hiện lên trong đầu tôi. Bố mẹ tôi là nhân viên trong một tổ chức xã hội của nhà nước. Trong quá khứ, bố tôi khá gia trưởng và đề cao thành tích. Ngày còn nhỏ, nếu tôi không đạt điểm 9, điểm 10 trong các môn như bố kỳ vọng thì thường bị ăn đòn. Bên cạnh đó, bố tôi có thời gian rất nghiện nhậu và rượu bia. Ngày học cấp một, khi tôi bị điểm 7, điểm 8 và làm bố bẽ mặt trong buổi họp phụ huynh, có lần bố nhậu say khướt với đồng nghiệp về lúc khuya, vẫn đánh thức tôi dậy để đánh. Bố không đánh như những ông bố bình thường khác dạy con, ông dùng chổi hoặc gậy đánh vào toàn thân tôi bầm dập. Hồi đó, các cô giáo đã quen với việc tay chân tôi bầm tím.
Mẹ chẳng bảo vệ được tôi khi tôi bị đánh xong, bà chỉ ngồi lấy dầu gió xoa lên vết bầm rồi tự than thở với tôi: "Sao đánh con bé đến thế kia chứ". Khi bố dạy tôi học lúc vừa đi nhậu về, ông hay đập đầu tôi nhiều lần xuống mặt bàn và chửi "Sao mày ngu thế". Mẹ chứng kiến nhưng chẳng làm gì để bảo vệ tôi. Em trai tôi cũng là nạn nhân của những trận đòn khi bố say. Có lần bố nhậu say về, trợn mắt tát vào mặt tôi rồi đẩy đầu em tôi khiến đầu em đập vào bộ bàn ghế. Kết quả là tối hôm đó, em ra vào nhà vệ sinh ói mửa liên tục. Mẹ vì thế cãi nhau to tiếng với bố.
Khi tôi học lớp bốn, vì chuyện bố hẹn hò với một cô đã có gia đình trong khi mẹ đi công tác, bố mẹ cãi vã rất lớn, đòi ly dị và ai cũng giành nuôi em tôi và muốn tôi được nuôi bởi nguời còn lại. Việc hay bị đánh một khi có thành tích ở mức khá và ít được khen thưởng khi có thành tích tốt khiến tôi trở thành một người nghiện học tập và trọng thành tích trong những năm cấp hai, cấp ba để chứng minh cho bố thấy tôi không ngu như ông nghĩ. Ngoài ra, tôi muốn dành tâm trí tập trung làm việc để tránh cho đầu óc nghĩ lại những chuyện buồn trong quá khứ.
Tôi liên tục giành được các giải thưởng trong học thuật, đậu vào trường chuyên và tiếp tục đạt được giải thưởng cao trong các kỳ thi học sinh giỏi. Tôi cũng đậu vào trường đại học rất có tiếng ở thành phố. Em trai tôi cũng nỗ lực học tập và đậu vào trường cấp ba danh tiếng của thành phố. Những tưởng hai chị em tôi học hành tốt như thế sẽ có được tình thương của bố nhiều hơn, nhưng mọi chuyện như sụp đổ trước ngày tôi thi thạc sĩ, mẹ cho tôi hay tin bố dan díu với nhân tình bên ngoài và nói dối mẹ nhiều lần. Mẹ có bằng chứng biết được bố còn dẫn nhân tình về nhà và dan díu trong phòng ngủ của hai vợ chồng trong khi mẹ đi công tác. Thêm vào đó, bằng cách riêng, mẹ còn đọc được các dòng tin nhắn mùi mẫn giữa bố và nhân tình.
Tôi nghe tin và rất sốc nhưng lựa chọn giấu kín không cho em trai biết để em toàn tâm toàn ý thi đại học. Sau sự việc đó, bố lạy lục xin mẹ tha thứ và rồi mẹ cũng mủi lòng cho qua với lý do là chờ cho con thi đại học xong sẽ xem như thế nào. Khi tôi học thạc sĩ ở nước ngoài cũng là lúc em trai vào năm nhất đại học, bố lại tiếp tục dan díu với nhân tình mới và mẹ lại gọi cho tôi hỏi nên làm gì. Mẹ còn cho cả em trai biết và lúc đó em tôi rất sốc. Em bị trầm cảm, còn mua thuốc về tính tự tử do suy nghĩ: "Mình nỗ lực bao nhiêu năm nay để làm hài lòng bố vậy mà bố lại như vậy thì mình sống để làm gì". Tôi nói một cách dứt khoát với mẹ là "Bố mẹ ly dị đi. Con thấy mệt lắm rồi". Nhưng rồi mẹ lại mềm lòng, chuyện lại đâu vào đó.
Tôi thấy em trai có sự biến đổi rất lớn trong tinh thần, dễ cáu gắt và nóng nảy hơn xưa rất nhiều và rớt khá nhiều môn trên trường. Em cũng tập hút thuốc và rơi vào nghiện game. Còn tôi luôn nhủ lòng mình, dù mọi chuyện như thế nào, mình phải giỏi giang và bình tĩnh vì còn tương lai của con cái nữa. Tôi chưa có gia đình nhưng thường hay nghĩ xa về việc sau này kết hôn, có con cái nên mình phải vững vàng.
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ và cũng có kinh nghiệm làm việc ở những nơi uy tín, bố tôi lại chứng nào tật nấy. Tôi phát hiện do khi ông gửi hình cho nhân tình nhưng bấm nhầm qua cho tôi. Tôi nóng mặt và gọi cho mẹ. Mẹ con tôi còn phát hiện thêm ông ấy có một chiếc điện thoại riêng trong két sắt và có một sấp tiền riêng khoảng mấy chục triệu nhưng không nói với mẹ. Sau sự vụ đó, ông ấy lại van xin lạy lục mẹ tôi tha thứ, còn tôi như chai sạn với lời hứa ngụy tạo của ông. Mẹ lại lấy lý do để em tôi tốt nghiệp xong, tôi lấy chồng sẽ tính đường ly dị bố.
Bố tôi sống có trách nhiệm về vật chất với gia đình nhưng về tình cảm, tôi không cảm nhận được sự quan tâm và đặt con cái lên đầu. Tuổi thơ tôi, có nhiều hôm ông chọn đi nhậu hơn là chở chị em tôi đi chơi. Khi tôi vào đại học xa nhà, ông chẳng gọi điện hay nhắn tin hỏi thăm gì, chỉ mỗi tháng chuyển tiền và coi như là xong nghĩa vụ. Nên thành ra khi hai chị em tôi lớn lên đều không có tình cảm một cách tự nhiên như cha con với ông ấy. Em tôi ngày càng lầm lì, ít nói và tránh thời gian gia đình. Em vẫn còn gọi điện trách móc mẹ sao có thể tiếp tục sống với loại người như vậy.
Còn tôi ở tuổi sắp trưởng thành nhưng mỗi lần đi chơi, họp mặt gia đình có bố, tuy là trong lòng tha thứ nhưng tôi luôn có tâm lý đề phòng vì nghĩ ông ta vẫn có thể tái phạm như cũ. Tôi cũng đề phòng hơn với việc tìm kiếm bạn đời vì có nghe qua lời mẹ kể, trước khi bố gặp mẹ, cũng đã dan díu với nhiều người rồi. Khi mẹ mang bầu tôi, ông ấy đi công tác còn mang theo bao cao su trong balo nhưng mẹ có nói gì, ông vẫn chối bay biến.
Tôi muốn hỏi quý độc giả xem nếu sự việc tiếp tục xảy ra, tôi nên nói thế nào với mẹ để bà ly dị bố. Nhà tôi có của ăn của để do ông bà để lại và tôi đã có việc làm ổn định, lương khá. Chân thành cảm ơn quý độc giả.
Hoài Thương
TP - Tháng 6 ở Cam Ranh (Khánh Hòa) là thời gian cao điểm của mùa nắng nóng. Dù phải căng mình thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tuổi trẻ Lữ đoàn Tàu ngầm 189 (Quân chủng Hải quân) vẫn nhiệt huyết tham gia Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2023.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra thực tế tại khu vực dự án để đề xuất biện pháp xử lý, bảo vệ các giá trị di sản.
Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tích cực học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và đề nghị làm cho việc học Bác thực sự đi vào đời sống của bộ đội.
Đó là những công trình, phần việc của tuổi trẻ Hà Nội hưởng ứng ngày hội Thanh niên thủ đô, hướng đến chào đón đại hội đồng loạt Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các xã, phường, thị trấn thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Chiều 20/12, tại Hà Nội, Uỷ ban Dân tộc tổ chức họp báo về Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu năm 2023 nhằm biểu dương, khích lệ tinh thần nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đạt được những thành tích tiêu biểu trong học tập, tham gia các hoạt động xã hội của học sinh, sinh viên DTTS.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn nhiều địa phương ngập sâu trong nước, nhiều người mắc kẹt trong nhà chưa thể di dời. Chính quyền địa phương đã lập sở chỉ huy, xuyên đêm tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt ở di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, nơi từng chứng kiến chia cắt hơn 20 năm của đất nước, kết hợp với biểu diễn drone và bắn pháo hóa mở đầu cho Lễ hội Vì hòa bình lần thứ nhất của tỉnh Quảng Trị.
Em đã ly hôn, sống cùng con trai ở TP HCM, chân thành, có trách nhiệm với công việc và gia đình.
Một sinh viên đại học 20 tuổi được chẩn đoán mắc chứng hoang tưởng khi nghĩ tất cả nữ sinh trong trường đều thích mình.