Không tăng học phí, chuyên gia đề xuất giải pháp gỡ khó cho trường đại học

07:10 10/08/2023

Hiện nay, học phí vẫn là nguồn thu chủ yếu của các trường đại học Việt Nam. Do đó, việc không tăng học phí trong nhiều năm khiến các trường đối mặt với thách thức lớn.

Tự chủ không có nghĩa là tự túc

Tính đến tháng 8.2022, cả nước có 141/232 trường đủ điều kiện tự chủ theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Tùy mức độ tự chủ, các trường bị cắt một phần hoặc hoàn toàn đầu tư từ ngân sách.

Trao đổi với Báo Lao Động, TS Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - cho biết, hiện nay, các trường công được Nhà nước cung cấp ngân sách để hoạt động. Tuy nhiên, nhìn lại một năm qua, việc chi cho giáo dục đang ở mức rất khiêm tốn.

"Tự chủ đại học khác với tự túc, các trường vẫn được Nhà nước hỗ trợ một mức độ nào đó để chia sẻ bớt chi phí. Tuy nhiên, năm vừa qua, việc chi cho giáo dục đại học chỉ chiếm khoảng 0,27% GDP. Điều này khiến các trường khó thúc đẩy chất lượng" - ông Khuyến bày tỏ quan điểm.

TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ông Khuyến cho rằng, nếu nguồn thu từ sự hỗ trợ của Nhà nước chưa đáp ứng được khoản kinh phí đào tạo, các trường đại học sẽ "hô hào" tìm kiếm tài chính từ các nguồn lực khác, ví dụ như: Kêu gọi từ các nhà hảo tâm, các dự án đầu tư quốc tế, hoạt động nghiên cứu và lao động sản xuất…

"Tại Việt Nam, việc đa dạng hoá các nguồn thu trên chưa thực sự đạt hiệu quả. Nguồn thu của các trường đại học vẫn chủ yếu phụ thuộc vào học phí.

Có trường đại học thuộc top đầu ở Việt Nam, doanh thu một năm trên một nghìn tỉ đồng, mức học phí thu về xấp xỉ 800 tỉ đồng nhưng khoản nghiên cứu và khoa học thu về chỉ có khoảng hơn mười tỉ đồng. Trong khi đó, khả năng nghiên cứu và lao động sản xuất của trường này được đánh giá lớn hơn nhiều so với các trường đại học khác. Từ đó cho thấy, nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu và lao động sản xuất tại các trường đại học là bất khả thi" - ông Khuyến cho biết.

Tối ưu hoá các chi phí

Ông Khuyến cho rằng, nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước bị cắt giảm, nguồn thu khác cũng không đáng kể nên buộc các trường phải tăng học phí để đảm bảo chất lượng, chiến lược đào tạo ổn định. Việc tăng học phí vô hình trung tạo nên sự bất bình đẳng trong xã hội.

"Các trường đại học phải tính toán được mức học phí sao cho không được vượt khả năng chi trả thu nhập trung bình của người dân. Nếu tăng học phí là cách để tạo nguồn thu sẽ khiến cho nhiều thí sinh không có cơ hội vào đại học" - ông Khuyến bày tỏ.

Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, vấn đề mà các trường đại học phải đặc biệt lưu tâm đó là cần tối ưu hóa chi phí. Khi các chi phí được tính toán, sử dụng hiệu quả tối đa, cắt giảm được những phần không cần thiết, nguồn thu sẽ dồi dào hơn.

"Nhà trường phải tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả, có kế hoạch sắp xếp cụ thể, phù hợp, loại bỏ các khoản chi tiêu không thiết yếu. Cần phải tính toán được mức học phí hợp lý hơn cho sinh viên" - ông Khuyến nêu giải pháp.

Có thể bạn quan tâm
Biến động tỉ lệ chọi sau khi bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 TPHCM

Biến động tỉ lệ chọi sau khi bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 TPHCM

16:50 17/05/2024

TPHCM - Trường THPT Nguyễn Hữu Huân vẫn là trường có tỉ lệ chọi cao nhất, tuy nhiên đã hạ xuống từ 1/3,54 xuống còn 1/3,22 sau khi Sở GDĐT...

Bài 4: Việt Nam tham gia cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ: Những đại sứ nhân dân

Bài 4: Việt Nam tham gia cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ: Những đại sứ nhân dân

20:30 03/03/2023

Tham gia cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam thể hiện trách nhiệm, vai trò của một thành viên quốc tế, sẵn sàng chung tay giải quyết khó khăn và thách thức trên thế giới.

Cứ kiểm tra đầu giờ nhưng đừng biến thành nỗi ám ảnh?

Cứ kiểm tra đầu giờ nhưng đừng biến thành nỗi ám ảnh?

06:20 22/09/2023

Việc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu giáo viên không kiểm tra bất ngờ theo kiểu học thuộc lòng thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận trong suốt tuần qua.

Mùa khô, nhiều nơi đốt rác dưới lưới điện, Điện lực TP.HCM ‘kêu cứu’

Mùa khô, nhiều nơi đốt rác dưới lưới điện, Điện lực TP.HCM ‘kêu cứu’

13:00 18/03/2023

Nhiều vụ cháy nổ lưới điện gây cúp điện diện rộng xuất phát từ việc người dân đốt rác, đốt giấy vàng mã gần khu vực có đường dây điện đi qua, gây cháy lan vào lưới điện khiến công ty điện lực phải ‘cầu cứu’.

Canada: Xe tải lao vào người đi bộ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Canada: Xe tải lao vào người đi bộ, ít nhất 2 người thiệt mạng

08:30 14/03/2023

Các nhân chứng cho biết một xe tải đã lao nhanh về phía đám đông người đi bộ khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 9 người khác bị thương.

Bạo lực học đường ngày càng nhiều, cần nắm bắt tâm lý học sinh từng cấp học

Bạo lực học đường ngày càng nhiều, cần nắm bắt tâm lý học sinh từng cấp học

12:00 17/04/2024

Vấn nạn bạo lực học đường đang ngày càng nhiều khiến môi trường giáo dục bị ảnh hưởng.

Phạm nhân trốn trại bằng xe máy và quần áo của cán bộ trại giam

Phạm nhân trốn trại bằng xe máy và quần áo của cán bộ trại giam

23:10 22/07/2023

Phạm nhân trốn khỏi trại giam An Phước (Bộ Công an) tại Bình Dương bằng xe máy và quần áo của cán bộ trại giam đã bị bắt sau đó ít giờ.

Thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký xét tuyển đại học

Thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký xét tuyển đại học

10:40 10/07/2023

Từ 8h ngày 10.7 đến 17h ngày 30.7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục...

Tỷ lệ chọi lớp 10 chuyên ở TP HCM tăng

Tỷ lệ chọi lớp 10 chuyên ở TP HCM tăng

14:50 14/05/2024

Hơn 8.200 học sinh đăng ký vào lớp 10 chuyên, tăng hơn 1.500 so với năm ngoái, dẫn đầu về tỷ lệ chọi là THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Co loi xay ra
Co loi xay ra