Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) sẽ gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng, gây tốn kém cho xã hội.
Mức chiết khấu SGK lớp 1 là 23%
Thông tin trên được đưa ra tại báo cáo của Chính phủ gửi Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình một số vấn đề cần lưu ý qua giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK phổ thông.
Báo cáo do ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GDĐT - thừa ủy quyền của Thủ tướng, ký.
Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn, các quy định hiện nay, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) chủ trì tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá SGK và rà soát nội văn bản kê khai giá để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý Nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.
Các nhà xuất bản (NXB) tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá SGK đã kê khai với Bộ Tài chính.
Theo văn bản kê khai giá của NXB Giáo dục Việt Nam với Bộ Tài chính, mức chiết khấu phát hành SGK theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 kê khai từ năm 2020 cụ thể là: 23% cho SGK lớp 1, lớp 2 và lớp 6; 22,5% cho sách lớp 3, lớp 7 và lớp 10. SGK lớp 4, 8 và 11 có mức chiết khấu 21%.
Người đứng đầu ngành giáo dục nhìn nhận mức chiết khấu như vậy có tác động đáng kể đến giá SGK. Vì vậy, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng mức giá trần của SGK theo quy định để tăng cường quản lý của Nhà nước đối với giá sách. Đây là giải pháp quản lý giá, giảm mức chiết khấu phát hành SGK.
Bộ GDĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK gây tốn kém cho xã hội
Giải trình về việc Bộ GDĐT biên soạn một bộ SGK sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, Chính phủ cho rằng chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK đã có kết quả tích cực.
Sau 4 năm thực hiện, cả nước có 6 NXB và 3 tổ chức có đủ điều kiện tham gia tổ chức biên soạn SGK, góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước.
Vì vậy việc Bộ GDĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK sẽ làm hạn chế xã hội hóa, gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng, gây sự tốn kém cho xã hội.
Để hỗ trợ học sinh thuộc các hộ nghèo, các vùng sâu xa, miền núi, hải đảo, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xem xét đề xuất chính sách giảm giá, không thu tiền SGK.
Việc biên soạn sách chữ nổi cho người khiếm thị và cung cấp SGK cho học sinh và thư viện các trường thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo được thực hiện trên cơ sở là địa phương lựa chọn sách nào sẽ tổ chức biên soạn.
Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ GDĐT, Bộ Tài chính xây dựng phương án mua SGK trang bị cho thư viện để học sinh mượn sử dụng.
Hiện Bộ GDĐT đang tổng hợp báo cáo của các địa phương, tính toán, xây dựng các phương án hỗ trợ, đánh giá tác động tới ngân sách Nhà nước và xin ý kiến Bộ Tài chính về khả năng cân đối ngân sách, để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tổng thống Putin bác bỏ những cáo buộc cho rằng Nga đang lên kế hoạch tấn công châu Âu sau Ukraine, khẳng định những thông tin này 'hoàn toàn vô nghĩa'.
Năm 2023, Trường Đại học Điện lực lần đầu tiên sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm học bạ hoặc điểm...
Nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2023.
Căn cứ theo khung thời gian năm học của TPHCM đã công bố, nhiều trường tiểu học đã công bố ngày tựu trường của học sinh lớp 1 và các...
Phú Thọ - Sau khi tố nữ Hiệu trưởng Trường Mầm non Gia Cẩm (thành phố Việt Trì) đánh bài trong phòng làm việc, cô giáo Bùi Thị Mai đã...
Phú Yên - Công an đang vào cuộc xác minh đoạn clip nữ sinh lớp 7 bị người thân bạn cùng lớp đe dọa, hành hung.
Tại bản luận tội, VKS đề xuất không yêu cầu nhà thầu bồi thường thiệt hại 460 tỷ đồng của vụ án mà chính các bị cáo phải liên đới chịu trách nhiệm.
Nhiều cơ sở giáo dục đại học cho rằng trường mình xứng đáng được đưa vào quy hoạch, trở thành đại học quốc gia, đại học trọng điểm quốc gia.
Năm 2024, trường Đại học Ngoại thương (FTU) dự kiến tuyển sinh ngành Khoa học máy tính, thuộc chương trình Khoa học máy tính và dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh.