Nhiều trường đại học đề nghị trở thành đại học trọng điểm quốc gia

21:20 30/11/2023

Nhiều cơ sở giáo dục đại học cho rằng trường mình xứng đáng được đưa vào quy hoạch, trở thành đại học quốc gia, đại học trọng điểm quốc gia.

Cả nước sẽ có 5 đại học quốc gia, 20 đại học trọng điểm quốc gia

Ngày 30.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tọa đàm lấy ý kiến góp ý dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GDĐT cho biết, theo dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, đến năm 2030, toàn quốc có khoảng 250 cơ sở giáo dục đại học và 50 phân hiệu thuộc 200 cơ sở đầu mối, định hướng phân bố theo các vùng.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT. Ảnh: Ban tổ chức

Trong đó, khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, bao gồm 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 đến 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.

Ngoài các đại học quốc gia, đại học vùng, bản dự thảo của Bộ GDĐT cũng đưa ra danh mục quy hoạch 18 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia đến 2020.

Cần bộ tiêu chí để quy hoạch cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia

Tại buổi toạ đàm, nhiều ý kiến, thảo luận sôi nổi của đại diện các cơ sở giáo dục đại học, đề nghị được trở thành đại học trọng điểm quốc gia với nhiều lí lẽ riêng.

Bà Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương - bày tỏ mong muốn việc lựa chọn, đầu tư trường trọng điểm cần đảm bảo được nguyên tắc không tạo nên sự bất bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học và căn cứ vào chất lượng đầu ra, khả năng huy động nguồn lực của cơ sở.

Bên cạnh đó, bà Hương cho rằng, thay vì Bộ GDĐT liệt kê các trường vào quy hoạch trọng điểm, cần đưa ra các điều kiện cụ thể để có thể trở thành trường trọng điểm và có cơ chế linh hoạt trong lựa chọn.

"Chúng tôi mong muốn có một cơ chế công bằng để các trường đại học có thể có cơ hội và kể cả không nằm trong danh sách các trường trọng điểm nhưng cũng không bị mất đi lợi thế cạnh tranh” - bà Hương nói.

Ông Trần Thanh Vân, Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyê,n đề nghị đưa Đại học Thái Nguyên trở thành đại học quốc gia, đại học trọng điểm quốc gia trong thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ông Vân đưa ra đề xuất trên dựa vào căn cứ: Đại học Thái Nguyên là đại học vùng được thành lập theo Nghị định số 31/CP ngày 4.4.1994 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Đến nay, Đại học Thái Nguyên đã có 7/7 trường đại học thành viên đạt chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục đại học chu kỳ II, 13 chương trình đào tạo được công nhận đạt chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GDĐT và 15 chương trình được công nhận đạt chuẩn chất lượng của AUN-QA. Ngoài ra, có 14 chương trình đào tạo đại học, 04 chương trình đào tạo thạc sĩ đã được đánh giá chờ công nhận (VNU-CEA).

GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng Trường Đại Dược Hà Nội cho rằng, cần có chương trình quốc gia các trường đại học trọng điểm, khi đó sẽ được bố trí nguồn ngân sách, điều này rất quan trọng vì các trường này sẽ dẫn dắt trường đại học khác, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội.

GS Nam nhìn nhận, ngành Dược là ngành rất quan trọng đối với xã hội, toàn quốc hiện chỉ có 1 trường đại học dược, do đó, “trong danh sách các trường đại học trọng điểm quốc gia, nên bổ sung Trường Đại học Dược Hà Nội”.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Đinh Công Tuấn đề xuất việc lựa chọn xác định các cơ sở đào tạo trọng điểm về văn hóa theo tiêu chí sau: Chọn cơ sở đào tạo văn hóa thành trường trọng điểm phải theo đa ngành, phải có tiêu chí về tuyển sinh, đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, kiểm định, chất lượng đào tạo, năng lực và xu hướng phát triển của nhà trường…

Nói về việc đưa các trường vào danh sách trọng điểm, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, Bộ cũng muốn nhưng nguồn lực đầu tư của Nhà nước có hạn.

Dự thảo hiện nay có 30 cơ sở giáo dục đầu mối, không thể đưa tất cả vào; mà tập trung những ngành học then chốt để tăng trưởng kinh tế.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn. Ảnh: Ban tổ chức

Dự kiến, tuần tới Bộ GDĐT sẽ lấy ý kiến các bộ, ngành, nhưng mỗi lĩnh vực cũng chỉ xác định 1 - 2 cơ sở đào tạo. Nếu đưa vào nhiều sẽ không còn là trọng điểm.

Bộ GDĐT sẽ tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo quy hoạch này làm sao chặt chẽ mục đích, mục tiêu của các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, làm rõ hơn các tiêu chuẩn, tiêu chí. Quy hoạch trọng điểm không phải là cái để công nhận mà xác định trọng điểm để đầu tư.

Có thể bạn quan tâm
Nam sinh trường huyện giành học bổng du học với bộ hồ sơ “3 không”

Nam sinh trường huyện giành học bổng du học với bộ hồ sơ “3 không”

07:30 19/02/2023

Không chứng chỉ IELTS, không giải thưởng nổi bật, không học trường chuyên, thế nhưng Dương Đạt vẫn xuất sắc giành được học bổng từ UWC.

Lịch thi vào lớp 10 của các địa phương trên toàn quốc

Lịch thi vào lớp 10 của các địa phương trên toàn quốc

12:00 18/02/2023

Tính đến hiện tại đã có 8 tỉnh, thành công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023.

Iran: Hỏa hoạn bùng phát tại khu chợ cổ ở Thủ đô Tehran

Iran: Hỏa hoạn bùng phát tại khu chợ cổ ở Thủ đô Tehran

16:30 15/08/2023

Người phát ngôn của Sở cứu hỏa Tehran cho biết ngọn lửa bùng phát tại khu chợ cổ Grand Bazaar khiến khoảng 30 kho hàng và cửa hàng chìm trong biển lửa.

Gia đình Gaza thiệt mạng vì đòn không kích ở 'vùng an toàn'

Gia đình Gaza thiệt mạng vì đòn không kích ở 'vùng an toàn'

10:50 26/10/2023

Toàn bộ thành viên gia đình của al-Dahdouh, nhà báo Al Jazeera ở Dải Gaza, thiệt mạng sau khi trại tị nạn ở 'vùng an toàn' trúng không kích Israel.

Tuyên dương thầy giáo dũng cảm cứu sống 3 người trong mưa lũ

Tuyên dương thầy giáo dũng cảm cứu sống 3 người trong mưa lũ

13:10 20/11/2023

HUẾ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên dương, khen thưởng thầy giáo dũng cảm cứu sống 3 người trong mưa lũ.

Ngón tay robot giúp tăng hiệu suất hoạt động

Ngón tay robot giúp tăng hiệu suất hoạt động

05:20 11/06/2024

Nhờ các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge, chúng ta có thể sớm có thêm một ngón tay cái nữa trên bàn tay. Các nhà khoa học Cambridge cho biết, những người sử dụng thêm ngón tay phụ này không gặp phải rắc rối nào và họ học rất nhanh cách sử dụng nó để nhặt và thao tác các đồ vật. Nhóm đã thử nghiệm thiết bị robot này trên nhiều đối tượng tham gia khác nhau, điều này rất cần thiết để đảm bảo các công nghệ mới có tính phổ biến và hoạt động được với tất cả mọi người. Dani Clode, người phát triển Ngón tay cái thứ ba cho biết rằng, một ngón tay cái robot bổ sung giúp tăng phạm vi chuyển động của người đeo, nâng cao khả năng nắm bắt và mở rộng khả năng chịu lực của bàn tay. Nó cho phép người dùng thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, không thể hoàn thành bằng một tay hoặc thực hiện các nhiệm vụ phức tạp bằng hai tay mà không cần sự trợ giúp từ người khác. Ngón cái phụ được đeo ở phía đối diện với ngón cái sinh học và được điều khiển bằng cảm biến áp suất đặt dưới mỗi ngón chân cái hoặc bàn chân

Đề thi, đáp án môn Ngữ văn thi thử tốt nghiệp THPT tỉnh Quảng Ninh năm 2023

Đề thi, đáp án môn Ngữ văn thi thử tốt nghiệp THPT tỉnh Quảng Ninh năm 2023

16:00 27/06/2023

Đề thi , đáp án thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn lần 3 tại Trường THPT chuyên Hạ Long (Quảng Ninh) được Báo Lao Động cập nhật chính...

TP HCM sẽ thay đổi cách tuyển sinh lớp 10

TP HCM sẽ thay đổi cách tuyển sinh lớp 10

18:40 14/12/2023

Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thay đổi toàn bộ quy trình xét nguyện vọng thi lớp 10 công lập để tăng khả năng trúng tuyển cho học sinh.

Tranh luận về đồng phục học sinh hiện nay

Tranh luận về đồng phục học sinh hiện nay

06:40 09/09/2023

Bắt đầu năm học mới, câu chuyện về đồng phục của học sinh lại tiếp tục 'nóng'. Theo khảo sát của Báo Lao Động, nhiều học sinh bày tỏ sự...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới