Thời gian giữ hạng khi thực hiện thủ tục thăng hạng chức danh luôn là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm, cần giải đáp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT (có hiệu lực thi hành từ 30.5.2023) sửa đổi quy định về xếp lương giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở công lập, trong đó có quy định việc bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới tương ứng với giáo viên.
Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều ý kiến giáo viên thắc mắc, gửi câu hỏi tới Bộ GDĐT về thời gian giữ hạng, thăng hạng... Trong đó, có giáo viên tại Tuyên Quang đặt câu hỏi như sau:
"Tôi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm năm 1999. Năm 2001, tôi được vào biên chế. Năm 2022, tôi có bằng đại học, được chuyển sang hạng III mới.
Khi Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ban hành, tôi làm hồ sơ đề nghị thăng hạng từ hạng III lên hạng II nhưng các cấp không nhận hồ sơ vì cho rằng tôi mới nhận bằng đại học, chưa đủ 9 năm giữ hạng. Trường hợp của tôi áp dụng như vậy có đúng không?".
Liên quan đến vấn đề này, ngày 27.2, Bộ GDĐT trả lời như sau:
Điều kiện về thời gian giữ hạng để được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Giáo viên THCS hạng II là: Phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc tương đương đủ từ 9 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng (Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT và Khoản 5 Điều 7 Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT).
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT, thời gian được xác định tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.12) bao gồm:
"a) Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32);
b) Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12);
c) Thời gian giáo viên giữ ngạch Giáo viên trung học cơ sở (mã số 15a.202);
d) Thời gian khác được cơ quan có thẩm quyền xác định tương đương với các hạng, ngạch quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này khi giáo viên được chuyển chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở;
đ) Thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đáp ứng quy định của Chính phủ tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP".
Bộ Giáo dục sẽ ưu tiên các dạng câu hỏi mà thí sinh phải liên hệ thực tế, hoặc liên hệ kiến thức lớp 10, 11 để trả lời nội dung lớp 12.
Việc tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội sẽ bắt đầu từ đầu tháng 7-2025, theo hướng dẫn tuyển sinh năm học 2025-2026 vừa được Sở GD-ĐT Hà Nội ban hành.
Nhiều trường đại học dự kiến bổ sung các tổ hợp xét tuyển mới. Một số tổ hợp có thêm môn Tin học, Công nghệ, Giáo dục kinh tế và...
Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), có 7 điểm mới quan trọng trong quy chế tuyển sinh đại học, cao...
Ngày 7.3, Ban Liên lạc Trường Sư phạm Tây Nam Bộ tổ chức họp mặt truyền thống nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bộ GDĐT ước tính số tiền để thực hiện chủ trương miễn học phí cho học sinh là khoảng 30 nghìn tỉ đồng mỗi năm, sử dụng từ ngân sách nhà nước.
Gần 2.500 chiếc VinFast rời cảng Hải Phòng trên tàu chuyên dụng Silver Queen đến thủ đô Jakarta, để bàn giao trước dịp lễ của người dân Indonesia.
Trên địa bàn TP Hải Phòng có gần 1.000 cơ sở được đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan đến lĩnh vực giáo dục sau khi Thông tư 29...
Các chuyên gia cho rằng khi sáp nhập tỉnh thành, việc lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị phải được tính toán kỹ, đảm bảo thuận tiện cho người dân và có khả năng mở rộng không gian phát triển.