Việc dẫn độ người phạm tội thông qua Luật Tương trợ tư pháp trong 14 năm qua đã bộc lộ nhiều hạn chế, Bộ Công an muốn xây dựng Luật Dẫn độ.
14 năm qua, các quy định về dẫn độ nằm trong Luật Tương trợ tư pháp, đến nay đã bộc lộ nhiều hạn chế nên Bộ Công an đang lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân để xây dựng hồ sơ Luật Dẫn độ.
Trong báo cáo đánh giá tác động chính sách để đề nghị xây dựng Luật Dẫn độ, Bộ Công an nêu ra nhiều căn cứ cho thấy việc xây dựng một luật riêng về dẫn độ là cần thiết.
Báo cáo của Bộ Công an cho thấy sau 14 năm thực hiện, Luật Tương trợ tư pháp đã bộc lộ những hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dẫn độ.
Cụ thể, dẫn độ chỉ là một trong 4 lĩnh vực mà Luật Tương trợ tư pháp điều chỉnh (gồm tương trợ tư pháp về dân sự, tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù). Trong khi đó xu thế chung của các quốc gia trên thế giới hiện nay là xây dựng riêng Luật Dẫn độ để thuận lợi cho việc áp dụng.
Cụ thể, các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Canada, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia… đều đã ban hành luật riêng về dẫn độ. Liên Hiệp Quốc cũng đã thông qua Luật mẫu về dẫn độ (năm 2004) để làm cơ sở cho các quốc gia tham khảo, xây dựng pháp luật trong nước.
Một số nội dung của Luật Tương trợ tư pháp chưa phù hợp với pháp luật quốc tế, thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Chẳng hạn, Luật Tương trợ tư pháp chưa có quy định về việc từ chối dẫn độ trong trường hợp có đủ căn cứ để tin rằng người bị yêu cầu dẫn độ có nguy cơ phải chịu sự tra tấn ở quốc gia yêu cầu.
Ngoài ra, theo quy định của các điều ước quốc tế song phương về dẫn độ mà Việt Nam là thành viên cũng như thông lệ quốc tế, các quốc gia thường từ chối dẫn độ trong trường hợp tội phạm được yêu cầu dẫn độ được xác định là tội phạm chính trị hoặc tội phạm quân sự.
Tuy nhiên, Luật Tương trợ tư pháp chưa có quy định cụ thể về trường hợp này cũng như căn cứ để xác định tội phạm chính trị, tội phạm quân sự.
Trường hợp hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam, hiện Luật Tương trợ tư pháp quy định "có thể từ chối dẫn độ", tuy nhiên thực tế cần quy định trường hợp này bắt buộc từ chối dẫn độ.
Đặc biệt, liên quan đến việc áp dụng hình phạt tử hình, hiện một số quốc gia (nhất là nhiều nước châu Âu) không quy định hình phạt tử hình.
Do đó, khi xử lý các yêu cầu dẫn độ, các quốc gia này đều đề nghị Việt Nam cam kết không tuyên phạt tử hình hoặc tuyên phạt nhưng không thi hành đối với người phạm tội.
Tuy nhiên, vấn đề cam kết không áp dụng án tử hình trong thực hiện tương trợ tư pháp hình sự là một vấn đề rất lớn, phức tạp, chưa được quy định trong Luật Tương trợ tư pháp.
Bên cạnh đó, theo Bộ Công an, nhiều đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nắm bắt được việc các quốc gia có xu hướng yêu cầu cam kết không áp dụng hình phạt tử hình trong dẫn độ, đã bỏ trốn đến các quốc gia này và hy vọng rằng nếu bị dẫn độ về Việt Nam thì sẽ không bị tử hình.
Vì vậy, nếu như chính thức luật hóa quy định về việc cam kết không áp dụng hình phạt tử hình trong dẫn độ thì phải được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Ngoài ra, theo Bộ Công an, các quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn để dẫn độ của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chưa phù hợp với thực tế. Quy trình kéo dài có thể lên đến nhiều tháng, có thể khiến đối tượng tiếp tục bỏ trốn nếu không có biện pháp ngăn chặn phù hợp.
Ngoài việc xây dựng hồ sơ về Luật Dẫn độ, Bộ Công an cũng xây dựng hồ sơ về Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, đây cũng là một trong 4 lĩnh vực được "tích hợp" trong Luật Tương trợ tư pháp năm 2007.
Trong dự thảo hồ sơ xây dựng luật, Bộ Công an cho rằng khi ban hành Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, nhà làm luật đã coi hoạt động chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù (phạm nhân) thành một hoạt động tương trợ tư pháp - mang tính cưỡng chế nhằm thực hiện quyền lực nhà nước. Trong khi mục đích chính của chuyển giao phạm nhân là tạo điều kiện tốt nhất cho người bị kết án trong chấp hành án và tái hòa nhập cộng đồng (bản chất nhân đạo).
Toàn văn dự thảo hồ sơ xây dựng hai luật được đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 30 ngày (từ ngày 6-7 đến 6-8-2023).
Đổi nghề để... lấy vợ Một ngày cuối tháng 4/2023, chúng tôi cùng cán bộ Văn phòng Công ty Than Mạo Khê - Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) bước vào Văn phòng Phân xưởng khai thác 8 của Công ty. Một người đàn ông tầm 45 tuổi đang ngồi uống nước, trò chuyện cùng đồng nghiệp. Nếu không được giới thiệu, chúng tôi khó có thể nhận ra nhân vật cần gặp, vì mệnh danh là người 'ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ', nhưng quần áo anh tươm tất, vẻ mặt...
Sáng 10/9, phiên họp giả định toàn thể 'Quốc hội trẻ em' lần thứ I diễn ra tại hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội), do 263 đại biểu trẻ em tham gia điều hành. Phiên họp giả định toàn thể có sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương. Chương trình phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' lần thứ I - năm 2023 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ủy ban...
Nhằm giải quyết bài toán thiếu cát cho dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, hiện các nhà thầu đang thi công đang khoanh vùng khu vực dự kiến khai thác tại vùng biển tỉnh Sóc Trăng.
Mức điểm sàn với Học viện Hành chính Quốc gia tại trụ sở Hà Nội như sau: Năm nay, tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến của Học viện Hành chính Quốc gia 2024 là 4.700, cụ thể tại trụ sở chính Hà Nội là 3.410, phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại Quảng Ngãi: 400, phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại TP.HCM: 890. Học viện tuyển sinh theo năm 5 phương thức cụ thể như sau: Phương thức 1: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Phương thức 2:...
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm nay, tỉnh Nghệ An vinh dự khi có 2 giải Nhất môn Lịch sử. Trong đó em Hoàng Thị Thu Hiền (lớp 12C2 - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) đã xuất sắc đạt thủ khoa cả nước với 18 điểm.
Bị can Nguyễn Thị Bích (SN 1987, quê ở tỉnh Sơn La) dù đã có 2 đời chồng, sinh 4 người con, song vẫn làm quen, dụ thanh niên Hà Nội đi nhà nghỉ quan hệ để lừa hơn 900 triệu đồng.
Ngày 9-11, lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo thuộc 6 tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ đã ký kết hợp tác thực hiện chuyển đổi số.
TP - Ngày 30/4/1975, Tiểu đoàn 1 (Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2) là đơn vị đầu tiên vào chiếm Dinh Độc Lập, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nhưng để đi đến hành trình cuối cùng đó, nhiều cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đã hy sinh, bị thương. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nghĩa tình với những đồng đội đã hy sinh, bị thương vẫn còn lưu dấu bằng những việc làm cụ thể của những người lính trận một thời.
Chiêu lừa 'con đang cấp cứu' bắt đầu ở TP.HCM đã xuất hiện tại Hà Nội khi trong ngày 13-3, một số phụ huynh ở Hà Nội đã nhận được cuộc gọi 'con cấp cứu, cần chuyển tiền gấp'.